Các nội dung phân tích tài chính của công ty cổ phần may 10

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần may 10 (Trang 49 - 50)

2.2.2.1 Phân tích khái quát về môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường ngành

Năm 2008 và năm 2009 là những năm khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các nền kinh tế lớn chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ, phải đến cuối năm 2009, kinh tế thế giới mới có dấu hiệu phục hồi. Khủng hoảng kinh tế thế giới cũng tác động rõ nét đến nền kinh tế nước ta. Chúng ta đã phải đối mặt với những khó khăn về vấn đề thanh khoản của hệ thống tín dụng, lãi suất ngân hàng cao, những cơn sốt giá lương thực, vàng và năng lượng, thị trường chứng khoán tiếp tục bị sụt giảm, kim ngạch xuất khẩu sụt

giảm mạnh…. Mặc dù vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng thấp hơn nhiều so với các năm trước, tăng trưởng kinh tế năm 2008 là 6,23%, năm 2009 là 5.3%. Dự báo năm 2010 Việt Nam sẽ phục hồi đà tăng trưởng nhanh, là điểm đầu tư hấp dẫn của nguồn vốn FDI. Trong năm 2008 và 2009, chính phủ cũng đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ đúng đắn đề hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu, các chính sách hỗ trợ tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 1 tỷ USD, đẩy mạnh cải cách pháp lý, thu hút nhà đầu tư…. Theo các nhà phân tích trong những năm tiếp theo, chính phủ sẽ tiếp tục các gói hỗ trợ gián tiếp cho nền kinh tế, đảm bảo đà tăng trưởng. Tuy nhiên, do việc ngày hội nhập càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới nên trong những năm tiếp theo doanh nghiệp cần phải có những chiến lược đúng đắn để tận dụng các cơ hội, cũng như phòng ngừa những nguy cơ để phát triển.

Đối với ngành dệt may, năm 2008 và 2009 cũng là những năm vô cùng khó khăn. Do khủng hoảng kinh tế thế giới, nên khối lượng xuất khẩu của ngành giảm mạnh, nhiều hợp đồng bị hủy bỏ, hoặc không có khả năng thành toán, bên cạnh đó bị sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nước ngoài: Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia …., chỉ đến giữa năm 2009 tình hình xuất khẩu mới được cải thiện. Theo Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam: Sang năm 2010, dự báo ngành dệt may sẽ có thuận lợi hơn nên xây dựng kế hoạch xuất khẩu 10,5 tỷ USD, tăng 14,1% so với mức thực hiện năm 2009. Và càng những năm về sau, tốc độ tăng trưởng mặt hàng này sẽ càng cao hơn.Vì vậy các doanh nghiệp trong ngành phải có những chiến lược đúng đắn để nâng cao năng suất, chất lượng nhằm phát triển nhanh, bền vững.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần may 10 (Trang 49 - 50)