II. Các nhân tố trong ngành:
2005 2006 2007 2008 Tăng trưởng GDP thực tế
Tăng trưởng GDP thực tế
Toàn cầu 4,7 5,3 4,7 4,6
Trung Quốc 10,4 10,7 9,8 9,1
EU27 1,7 3,0 2,4 2,3
Tỷ giá hối đoái
JPY/USD 110,1 116,2 114,0 103,0
USD/EUR 1,2 1,3 1,3 1,4
SDR/USD 0,68 0,68 0,66 0,65
Các chỉ tiêu tài chính
Lãi suất Gensaki kỳ hạn ba tháng tính theo
đồng Yên 0,00 0,28 0,90 1,84
Lãi suất thương phiếu kỳ hạn ba tháng tính
theo USD 3,38 5,04 5,15 5,00
Giá hàng hoá
Dầu mỏ (Brent; USD/thùng) 54,7 65,3 61,0 58,0
Vàng (USD/ao-xơ) 445,0 604,5 652,5 642,5
Thực phẩm, thức ăn gia súc vàđồ uống (%thay
đổi tính theo USD) -0,5 16,1 5,3 -2,0
Nguyên liệu thô dùng trong công nghiệp
(%thay đổi tính theo USD) 10,2 49,8 6,3 -14,2
Ghi chú: Tốc độ tăng trường GDP khu vực có trọng sốđược tính theo sức mua tương đương.
Các tác động đến kinh tế Việt Nam cụ thể như sau:
+ Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào khu vực Đông á dự báo sẽ tiếp tục tăng (khoảng 96 tỷUSD). Có nhiều dấu hiệu cho thấy dòng vốn FDI đổ vào Trung Quốc sẽ giảm và chuyển hướng sang các nước Đông á khác, trong đó Việt Namđược xem là một địa điểm đầu tư hấp dẫn.
+ Thay đổi về tài chính và tiền tệ quốc tếđược dự báo trong năm 2007 là mức giảm nhẹ lãi suất, hay sự mất giá nhiều hơn của đồng đô la sẽ tác động nhất định đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam như tạo điều kiện cải thiện cán cân thương mại, giảm bớt áp lực về lãi suất, hạn chếđôla hoá nền kinh tế.
+ Việc trở thành thành viên của WTO là cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh và hiệu quả, đây sẽ là yếu tố tác động tích cực đến tăng trưởng, tăng khả năng hàng hoá Việt Nam ra thị trường thế giới, thúc đẩy nhu cầu về vốn, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập người lao động.
c.4. Dự báoxu hướng tiêu dùng trong giai đoạn 2006-2010
- Sự gia tăng khả năng chi tiêu của người dân, đời sống được cải thiện nên các nhu cầu tinh thần, dịch vụ giải trí ngày càng được người dân chúý, chênh lệch chi tiêu giữa các vùng, miền là những căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh theo chiến lược phân đoạn thị trường, bố trí và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại phù hợp với sức mua.
- Xu hướng mua sắm sản phẩm, dịch vụ giá trị cao, dịch vụ công nghệ có hàm lượng chất xám cao nhiều tính năng, hàng hiệu, chạy theo model mới đang xuất hiện ở giới trẻ thành phốđã bắt đầu theo kịp xu hướng tiêu dùng của khu vực và thế giới. Xét về cơ cấu, xu hướng chi tiêu cho thông tin, giáo dục sẽ có tốc độ phát triển cao hơn các chi tiêu khác.
- Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan nhất Châu á - Thái Bình Dương, đây làđánh giácuối năm 2006 theo nghiên cứu của công ty tín dụng Master Card. Nghiên cứu của Master Card được đưa ra mỗi năm 2 lần, khảo sát 5405 người tiêu dùng tại 13 thị trường lớn trong khu vực. Trong thang điểm từ 0-100 (trong đó 100 là mức lạc quan nhất), người tiêu dùng Việt Nam được 93,7 điểm, vượt qua cả Trung Quốc (81,2 điểm), Ôxtrâylia (45,3 điểm) và Hàn Quốc (29,3 điểm). Sự lạc quan của người tiêu dùng Việt Nam được thể hiện ở tất cả các thước đo, bao gồm việc làm, nền kinh tế, mức thu nhập, chất lượng cuộc sống và thị trường chứng khoán.