Điểm yế u

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế bằng l c tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn sóc trăng​ (Trang 34 - 35)

- Chưa hoàn toàn chủ động trong việc mua bán ngoại tệ, việc định tỷ giá

mua ngoại tệ với khách hàng chưa phù hợp với mặt bằng tỷ giá của các ngân hàng địa bàn mà chủ yếu căn cứ vào tỷ giá mua niêm yết của trụ sở chính, và theo đó hoạt động mua bán ngoại tệ cũng phần nào tùy thuộc vào khả năng mua ngoại tệ của trụ sở chính.

- Một số nghiệp vụ TTQT chưa được chi nhánh triển khai phục vụ khách hàng như bảo lãnh nước ngoài, nhờ thu theo phương thức C.A.D, thư tín dụng dự phòng, hay dự phòng rủi ro tỷ giá… nên còn hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Bên cạnh đó, việc mua bán ngoại tệ mặt chưa được triển khai đối với các đồng ngoại tệ mạnh như: EUR, GBP, JPY, CAD…Điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng.

- Số lượng nhân viên của phòng TTQT còn ít: so với số lượng nhân viên của phòng khác, thì số lượng nhân viên của phòng TTQT còn ít, hiện nay có 5 nhân viên. Trong đó thực hiện toàn bộ công việc của phòng do 4 nhân viên phụ trách, nhân viên còn lại trực tại quầy Western Union. Do đó, các thanh toán viên đảm

nhận khối lượng công việc nhiều hơn các phòng khác. Qua thời gian thực tập tại phòng nhận thấy, các nhân viên rất bận. Đặc biệt vào cuối năm là mùa xuất khẩu mạnh nhất trong năm, các thanh toán viên phải làm việc căng thẳng. Hơn nữa, các thanh toán viên lại càng bận rộn hơn sau khi nghỉ Tết, vì Tết là của Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài không nghỉ tết, và công việc thanh toán quốc tế đòi hỏi diễn ra liên tục. Vì vậy mà sau khi nghỉ tết các thanh toán viên phải giải quyết rất nhiều việc tồn đọng trong thời gian nghỉ tết để theo kịp tiến độ thanh toán với ngân hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế bằng l c tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn sóc trăng​ (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)