NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CỦA CÁC THANH

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế bằng l c tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn sóc trăng​ (Trang 44 - 50)

THANH TOÁN VIÊN

Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, đây là yêu cầu quan trọng trong kinh doanh, để thành công đòi hỏi người kinh doanh phải nắm bắt nhu cầu khách hàng, thị hiếu và sự tác động của các yếu tố khách quan đến nhu cầu khách hàng. Ngoài ra phải hiểu rõ đối thủ cạnh tranh, nắm bắt được ưu thế cạnh tranh của thời đại và kịp làm mới mình để thành công. Trong lĩnh vực ngân hàng cũng không ngoại lệ. Kinh doanh ngân hàng được coi là ngành có lợi nhuận cao nhất vì vậy mà đối thủ cạnh tranh cũng nhiều nhất. Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Agribank và Vietcombank đã có kinh nghiệm trong TMQT và các NHTM cổ phần trên địa bàn. Thế mạnh của họ là ngân hàng cổ phần, vì vậy nhân viên của họ thực sự là những người có năng lực và kỹ thuật cao. Họ luôn đòi hỏi nhân viên về thành tích và sự thăng tiến, và chắc chắn rằng sự trả công của họ sẽ xứng đáng. Tuy Agribank Sóc Trăng là ngân hàng dẫn đầu tỉnh nhưng không nên xem thường các ngân hàng này vì họ rất năng động. Từ chiến lược W3T1 trong ma trận SWOT, em kiến nghị với lãnh đạo ngân hàng

Tạo điều kiện cho nhân viên cập nhật kiến thức mới, hiện đại về TTQT, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, mỗi chủ thể trong nền kinh tế phải vận động không ngừng nhằm hoàn thiện, đổi mới chính mình và nâng cao khả năng cạnh tranh trong môi trường hội nhập. Đặc biệt trong kinh doanh quốc tế thì chúng ta phải cập nhật kiến thức mới và thay đổi tư duy để theo kịp với sự phát triển của thế giới. Bởi vì, trong kinh doanh quốc tế thì rủi ro là muôn hình vạn trạng và hậu quả thì khó lường. Nếu chỉ áp dụng những kiến thức

cũ để xử lý mọi tình huống phát sinh e rằng không hiệu quả và phù hợp với

thực tiễn. Do vậy, những người làm công tác TTQT phải thường xuyên bổ sung kiến thức mới và hiện đại nhất. kiến nghị đến lãnh đạo ngân hàng có kế hoạch

đưa đi đào tạo và tập huấn nâng cao trình độ cho các thanh toán viên theo định

kỳ. Bởi vì, trong thời gian không xa Agribank Sóc Trăng không chỉ cạnh trạnh với các ngân hàng trong địa bàn tỉnh như hiện nay mà đối đầu với sự lấn sân của các ngân hàng nước ngoài. Ngay từ bây giờ, Agribank nên chuẩn bị tâm lý và kiến thức đủ sức cạnh tranh và phát triển, thiết nghĩ việc xử lý tính huống theo lối mòn như hiện nay sẽ lùi về quá khứ, thay vào đó là sự linh hoạt nhạy bén của đội ngũ thanh toán viên.

Bổ sung thêm lực lượng thanh toán viên cho phòng để tránh áp lực quá tải công việc như hiện nay và để nâng cao hiệu quả công việc cho các thanh toán viên. Kiến nghị ngân hàng bổ sung nhân viên cho phòng thanh toán quốc tế

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 Kết luận

Hiện nay các ngân hàng hiện đại hoạt động đa lĩnh vực, nếu như trước đây hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và tạo ra lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng, thì hiện nay hoạt động tín dụng đang giảm dần tỷ trọng, thay vào đó là hoạt động dịch vụ đang mở rộng, vì tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất của kinh doanh ngân hàng. Do sự cạnh tranh, các ngân hàng thương mại không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ, để thu hút khách hàng. Nhưng việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng phải đi đôi với nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng, thì ngân hàng mới có thể tồn tại và phát triển trong thời đại hội nhập, toàn cầu hóa ngành tài chính ngân hàng như hiện nay. Để phát triển, trước hết ngân hàng cần xem xét các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến ngân hàng. Qua phân tích có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến TTQT, nhưng ít khi tất cả các yếu tố này tồn tại trong một ngân hàng, chỉ cần một vấn đề tồn tại cũng dễ làm cho ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy mà phân tích các yếu tố

ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế cũng như đưa ra giải pháp hoạt động cho

thời gian tiếp theo là yêu cầu bức thiết.

Trong kinh doanh ngày nay, TTQT đang ngày càng trở nên phổ biến. Những phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn. Các doanh nhân cũng sử dụng các phương thức thanh toán một cách thông dụng và linh hoạt hơn trong hoạt động giao thương của mình. Trong các phương thức TTQT, thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ luôn được các doanh nhân lựa chọn hàng đầu, vì lợi ích mà nó mang lợi là an toàn cho cả người bán lẫn người mua. Nó an toàn cho người bán vì được ngân hàng đứng ra cam kết thanh toán và sẽ nhận được khoản thanh toán sau khi xuất trình chứng từ. An toàn cho người mua vì chỉ trả tiền sau khi nhận được hàng vì vậy mà tín dụng chứng từ là phương thức chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngân hàng thương mại ngày nay.

Sóc Trăng là tỉnh đứng đầu Đồng Bằng Sông Cửu Long về chế biến thủy sản xuất khẩu, chủ yếu là mặt hàng tôm đông lạnh sang các thị trường lớn như

EU, Mỹ, Nhật và các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Trong việc thông thương mua bán với nước ngoài, các công ty xuất khẩu thủy sản nói riêng và các công ty kinh doanh XNK nói chung thường xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, nhập máy móc, thiết bị, nguyên liệu về để phục vụ sản xuất. Trong điều kiện người không biết hay không hiểu hết những quy tắc xuất nhập khẩu với nước ngoài, công việc thanh toán ủy nhiệm cho các ngân hàng. Do vậy, vai trò của ngân hàng là rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi của công ty và bảo vệ chính mình.

Đề tài của em không phân tích tất cả các phương thức thanh toán mà em chỉ tập trung phân tích sâu phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sóc trăng, vì nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong các phương thức. Mặc dù phương thức tín dụng chứng từ an toàn nhất hiện nay, nhưng nó tương đối phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nguyên nhân xảy ra các rủi ro này có thể phát sinh từ nhiều phía như người mua, người bán, và cả ngân hàng. Mặc dù vậy, tại Agribank Sóc Trăng, phương thức tín dụng chứng từ đạt thành tích tốt, chưa xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên vẫn còn vài hạn chế do yếu tố chủ quan của ngân hàng như: chưa mở rộng các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu, số lượng thanh toán viên của phòng còn ít…. Vì vậy, lĩnh vực TTQT của Agribank Sóc Trăng chưa đủ sức cạnh tranh với Vietcombank Sóc Trăng. Vốn là ngân hàng có thế mạnh về TTQT, Vietcombank Sóc Trăng đã mở rộng nhiều hình thức tài trợ xuất nhập khẩu mà hiện nay Agribank Sóc Trăng chưa thực hiện được. Trong thời gian sắp tới, Agribank Sóc Trăng cần xây dựng những giải pháp nhằm giải quyết những hạn chế còn tồn tại và phát huy thế mạnh của mình để hoàn thiện hơn hệ thống TTQT, xứng đáng là ngân hàng thương mại dẫn đầu của tỉnh không chỉ lĩnh vực cho vay, mà còn ở lĩnh vực thực hiện dịch vụ có chất lượng và uy tín.

6.2 Kiến nghị

Trong thời gian sắp tới, với xu hướng hội nhập và thực hiện tự do hóa cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thì hệ thống các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam sẽ còn lớn mạnh và phát triển hơn nữa, trở thành các trung gian tài chính phát triển ở Việt Nam. Điều này góp phần làm cho thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam ngày càng sôi động, hiện đại,

phát triển và hoạt động hiệu quả, nhưng cũng là một thách thức lớn cho các ngân hàng thương mại trong nước. Điều đầu tiên khi các ngân hàng nước ngoài mở rộng hoạt động ở Việt Nam là dịch vụ ngân hàng chất lượng cao như ngân hàng điện tử, nhằm thu hút khách hàng và cạnh tranh với ngân hàng trong nước vốn am hiểu và có một lượng khách hàng nhất định. Các ngân hàng trong nước, nếu không muốn bị lạc hậu hay đào thải, hãy có những bước chuẩn bị thiết thực ngay từ bây giờ, để đủ mạnh cạnh tranh và phát triển trong tương lai.

Có thể dự báo rằng, trong tương lai dịch vụ ngân hàng phát triển sôi động, mạnh mẽ ở cả ngân hàng trong nước và nước ngoài. Để sự phát triển này mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng, chúng ta cần chuẩn bị tốt kiến thức. trước hết là về phía chính phủ, cần minh bạch và chặt chẽ hơn hệ thống pháp lý về tài chính ngân hàng, có quy định ưu đãi với các doanh nghiệp xuất khẩu huyết mạch của nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là ngân hàng, làm tốt công tác đào tạo nghiệp vụ nhân viên. Tiếp đó là trang bị kiến thức cho doanh nghiệp về thương mại quốc tế.

6.2.1 Kiến nghịđến chính phủ

- Thực hiện tốt công tác dự báo thị trường thế giới, đặc biệt là dự báo giá cả hàng hóa thế giới để thực hiện điều hành xuất nhập khẩu đảm bảo cho hoạt động XNK có lợi nhất.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý ngoại hối: tiếp tục chỉ đạo việc hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý ngoại hối như: ban hành các quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ thương mại, ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể về quản lý ngoại hối, sửa đổi quy trình giao dịch hối đoái,

quy định về giao dịch kỳ hạn giữa ngân hàng thương mại với khách hàng theo

hướng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

- Điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt theo cung cầu thị trường để ổn

định kinh tế vĩ mô, đồng thời chính sách tỷ giá đảm bảo có lợi cho hoạt động

xuất khẩu bằng cách mở rộng tỷ giá để tạo khả năng tự điều tiết thị trường ngoại hối nhằm loại bỏ tính cố định của tỷ giá. Sử dụng công cụ tỷ giá góp phần nâng cao uy tín đồng tiền Việt Nam, góp phần tăng cường cạnh trạnh của hàng Việt

- Cần nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại cho phù hợp với thông lệ của luật pháp quốc tế. Đây là yêu cầu bức thiết cần được nhà nước quan tâm, nhằm mở rộng giao lưu với kinh tế thế giới, thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu tăng. Hiện nay tuy công tác TTQT được điều chỉnh bởi UCP 600 nhưng ở mỗi nước lại có điều chỉnh khác nhau bởi chính quốc gia này. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần sớm ban hành các văn bản quy định cụ thể về giao dịch bằng phương thức L/C để tạo cơ sở pháp lý cho các ngân hàng và doanh nghiệp áp dụng

- Chính phủ phối hợp chặt chẽ với các ban ngành địa phương hướng dẫn bà con chăm sóc tôm đúng cách, đồng thời kiểm tra quy trình chế biến của doanh nghiệp, tránh tình trạng tôm xuất khẩu bị trả về do dư lượng kháng sinh, điều này thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến uy tín của VN.

- Kiến nghị chính phủ có chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, nên có một cơ chế tín dụng riêng đối với các doanh nghiệp này, không để họ cố gắng chịu đựng mức lãi suất đầu vào như hiện nay, sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Hơn nữa, nhu cầu nguồn vốn của doanh nghiệp này rất lớn, nếu buộc họ thế chấp tài sản để vay tiền thì không thể thực hiện được.

- Dự trữ đa dạng các loại ngoại tệ và là người cho vay cuối cùng để quá trình thanh toán của ngân hàng không bị ách tắc.

6.2.2 Kiến nghịđối với chính quyền địa phương

Chủ động tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, nắm bắt nhu cầu khách

hàng để định hướng cho doanh nghiệp tỉnh nhà. Tổ chức chương trình tập huấn cho doanh nghiệp. Từ trước đến giờ doanh nghiệp VN thành công là nhờ sự hỗ trợ của chính phủ nhưng hiện nay các doanh nghiệp đang mất dần lợi thế này do cam kết hội nhập, sắp tới thì các doanh nghiệp phải tự lực cạnh tranh. Vì vậy, cần có sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương về mặt kinh tế để họ có điều kiện hiểu biết, tiếp cận và sử dụng thành thạo quen thuộc các dịch vụ tài chính hiện đại mang tính kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị tốt kiến thức về các lĩnh vực có liên quan như thị trường hối đoái, thị trường tiền tệ, thì trường chứng khoán.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn Quang Đại, Vũ Thị Mai, Trần Quốc Triệu (1996), cẩm nang

thanh toán quốc tế, NXB KH-XH

2. Trần Hoàng Ngân (2003), thanh toán quốc tế, NXB Thống kê, TP.HCM

3. Nguyễn Trọng Thùy (1998), hướng dẫn áp dụng áp dụng điều lệ và thi

hành thống nhất tín dụng chứng từ, NXB Thống kê, TP.HCM

4. Nguyễn Văn Tiến (2004), đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh

doanh ngân hàng, NXB Thống kê, TP.HCM

5. Nguyễn Văn Tiến (2008), cẩm nang tài trợ thương mại quốc tế, NXB

Thống Kê, TP.HCM

6. Đinh Xuân Trình (1996), giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại

thương, NXB giáo dục, ĐH Ngoại Thương Hà Nội.

7. Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân (2006), tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thanh

toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, NXB Tổng hợp, TP.HCM

Tham khảo từ các trang web: - agribank.com.vn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế bằng l c tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn sóc trăng​ (Trang 44 - 50)