PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế bằng l c tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn sóc trăng​ (Trang 33)

TẾ CỦA AGRIBANK SÓC TRĂNG

4.4.1 Điểm mạnh

- Tạo được mối quan hệ thân thiết với các doanh nghiệp xuất khẩu chủ chốt

của tỉnh: với quan niệm Agibank Sóc Trăng luôn là người bạn đồng hành cùng bà con nông - ngư nghiệp và doanh nghiệp, và khẩu hiệu “Agibank mang phồn thịnh đến mọi nhà” là niềm tin đối với mọi khách hàng. Agibank Sóc trăng ngay từ khi mới thành lập đã tạo được lòng tin đối với khách hàng là nông dân và ngư dân, cho đến nay thì Agibank Sóc Trăng đã có khối lượng lớn khách hàng là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Hầu hết các doanh nghiệp này có quan hệ lâu năm với ngân hàng, và được ngân hàng phục vụ đa dạng sản phẩm như: vay nội tệ, ngoại tệ và TTQT và hầu hết họ đều rất hài lòng về phong cách phục vụ của ngân hàng.

- Có mạng lưới chi nhánh rộng khắp địa bàn: do chính sách phát triển kinh tế của tỉnh là lúa và nuôi trồng thủy hải sản, Agibank Sóc Trăng đã chủ động kịp thời mở rộng mạng lưới chi nhánh khắp các huyện và thị trấn nhằm đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho bà con nông dân cũng như thu hút tiền nhàn rỗi từ họ. Với mạng lưới chi nhánh như hiện nay, Agibank không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Thông qua sự phát triển của chi nhánh, tại hội sở Agibank Sóc Trăng cũng ngày càng hoàn thiện hơn về cách quản lý và phục vụ khách hàng, đặc biệt là khách hàng sử dụng dịch vụ cao như TTQT.

- Được sự hỗ trợ của ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam: với vai trò là

ngân hàng Nông nghiệp, Agribank Sóc Trăng hoạt động không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận mà còn đảm bảo phát triển kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Trong thời gian vừa qua Agribank Sóc Trăng đã đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản. Vì vậy mà Agribank Sóc Trăng luôn được sự ưu đãi của ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam để đảm bảo cho kinh tế của tỉnh phát triển đúng hướng, thực hiện mục tiêu chung là tăng kim ngạch xuất khẩu cho cả nước.

4.4.2 Điểm yếu

- Chưa hoàn toàn chủ động trong việc mua bán ngoại tệ, việc định tỷ giá

mua ngoại tệ với khách hàng chưa phù hợp với mặt bằng tỷ giá của các ngân hàng địa bàn mà chủ yếu căn cứ vào tỷ giá mua niêm yết của trụ sở chính, và theo đó hoạt động mua bán ngoại tệ cũng phần nào tùy thuộc vào khả năng mua ngoại tệ của trụ sở chính.

- Một số nghiệp vụ TTQT chưa được chi nhánh triển khai phục vụ khách hàng như bảo lãnh nước ngoài, nhờ thu theo phương thức C.A.D, thư tín dụng dự phòng, hay dự phòng rủi ro tỷ giá… nên còn hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Bên cạnh đó, việc mua bán ngoại tệ mặt chưa được triển khai đối với các đồng ngoại tệ mạnh như: EUR, GBP, JPY, CAD…Điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng.

- Số lượng nhân viên của phòng TTQT còn ít: so với số lượng nhân viên của phòng khác, thì số lượng nhân viên của phòng TTQT còn ít, hiện nay có 5 nhân viên. Trong đó thực hiện toàn bộ công việc của phòng do 4 nhân viên phụ trách, nhân viên còn lại trực tại quầy Western Union. Do đó, các thanh toán viên đảm

nhận khối lượng công việc nhiều hơn các phòng khác. Qua thời gian thực tập tại phòng nhận thấy, các nhân viên rất bận. Đặc biệt vào cuối năm là mùa xuất khẩu mạnh nhất trong năm, các thanh toán viên phải làm việc căng thẳng. Hơn nữa, các thanh toán viên lại càng bận rộn hơn sau khi nghỉ Tết, vì Tết là của Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài không nghỉ tết, và công việc thanh toán quốc tế đòi hỏi diễn ra liên tục. Vì vậy mà sau khi nghỉ tết các thanh toán viên phải giải quyết rất nhiều việc tồn đọng trong thời gian nghỉ tết để theo kịp tiến độ thanh toán với ngân hàng nước ngoài.

4.4.3 Cơ hội

Chính sách phát triển kinh tế của Tỉnh là đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản: Sóc Trăng có 72km bờ biển và hệ thống sông ngòi chằng chịt, vì vậy mà nơi đây có truyền thống phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp. Đặc biệt ngư nghiệp phát triển mạnh trong những năm gần đây, thấy được tiềm năng đó Tỉnh đã có chủ trương đẩy mạnh khai thác và mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Trong những năm gần đây, các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu mọc lên rất nhiều trên địa bàn tỉnh, do đó mà doanh số TTQT của ngân hàng cũng tăng lên đáng kể nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Trong những năm sắp tới, nhu cầu về TTQT đặc biệt nhu cầu về thanh toán xuất nhập khẩu thủy sản và vay ngoại tệ sẽ tăng mạnh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần mở rộng sản xuất sẽ là những khách hàng tiềm năng của Agirbank Sóc Trăng.

4.4.4 Thách Thức

- Cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh như

ViettinBank, Sacombank, hay Techcombank….

- Đối thủ lớn và mạnh nhất là Vietcombank Sóc Trăng: Agribank Sóc

Trăng ngay từ khi mới thành lập, chủ yếu là hoạt động tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp. Bộ phận TTQT được thành lập sau này và chỉ hoạt động mạnh trong những năm gần đây. Trong khi đó, Vietcombank với vai trò là ngân hàng ngoại thương, lĩnh vực hoạt động chủ yếu là kinh doanh ngoại tệ và TTQT. Họ có thời gian hoạt động TTQT khá dài và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, Vietcombank đã mở rộng được nhiều hình thức tài trợ xuất nhập khẩu cũng như các sản phẩm dịch vụ TTQT mà Agribank chưa thực hiện được như tín dụng thư dự phòng, dự phòng rủi ro tỷ giá, liên kết với các ngân hàng khác đồng tài trợ cho XNH….

Ma trận Swot NHNo Sóc Trăng Điểm mạnh(S) S1: Mạng lưới rộng khắp trên địa bàn tỉnh S2: Chủ động tìm kiếm khách hàng, có mối quan hệ gắn bó với các doanh nghiệp xuất khẩu chủ chốt của tỉnh

S3: Được sự hỗ trợ của

ngân hàng nông nghiệp VN

Điểm yếu(W)

W1: Chưa hoàn toàn chủ động trong việc mua bán ngoại tệ

W2: Còn hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng

W3: Số lượng nhân viên của phòng TTQT còn ít.

Cơ hội (O)

O1: Chính sách phát triển kinh tế của tỉnh về nuôi trồng thủy hải sản và xuất khẩu

O2: Xu hướng tiền gởi từ khu vực dân cư và tổ chức tài chính kinh tế

SO

S1O1: Tăng cường tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu.

S2O2: Huy động vốn nhằm chủ động vốn trong TTQT và tín dụng

WO

W2O1: Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ TTQT

W1O2: Cần chủ động hơn trong việc mua bán và huy động đa dạng các loại ngoại tệ mạnh.

Thách thức (T)

T1: Cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn. T2: Đối thủ lớn là Vietcombank Sóc Trăng có thế mạnh trong TTQT ST S1T1: Giữ vững thế mạnh thị phần và mở rộng thêm mạng lưới, hoạt động hiệu quả

S2T2: Thực hiện cho vay và phục vụ dịch vụ khép kín, giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới.

WT

W3T1: Tăng cường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và tăng số lượng thanh toán viên để giảm tải công việc giúp nghiệp vụ thanh toán đạt hiệu quả hơn.

W2T2: Mở rộng các hình thức tài trợ XNK.

4.5 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ

THANH TOÁN BẰNG L/C CỦA NGÂN HÀNG

4.5.1 Chưa mở rộng tài trợ xuất nhập khẩu

Cụ thể là ngân hàng áp dụng mức ký quỹ 100% cho khách hàng có vốn tự có hoặc vay ngoại tệ để kí quỹ. Hiện tại ngân hàng chỉ áp dụng mức ký quỹ thấp (nhỏ hơn 100%) cho những khách hàng là doanh nghiệp lớn, có quan hệ giao dịch lâu năm với khách hàng. Điều này chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu khách hàng khi tham gia giao dịch. Chính nguyên nhân này làm giảm tính cạnh trạnh và ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

Tại địa bàn Sóc Trăng có các doanh nghiệp chế biến thủy sản với sản lượng cao nhất như: Stapimex, Thái Tân, Phương Nam…. Họ thường xuyên nhập hóa chất và máy móc, và cũng thường xuyên xuất khấu. Hoạt động của các công ty này là thường xuyên, liên tục và thường xuyên giao dịch với ngân hàng. Hoạt động xuất khẩu của họ đóng góp lớn nhất vào kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh. Vì vậy mà họ cần được ngân hàng tài trợ xuất nhập khẩu. Các công ty này không chỉ thực hiện thanh toán tại Agribank Sóc Trăng mà Vietcombank Sóc Trăng. Hiện nay, Vietcombank Sóc Trăng là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất với Agribank Sóc trăng, họ đã thực hiện giảm mức ký quỹ đến 0% cho khách hàng truyền thống và điều này thì Agribank Sóc trăng chưa làm được. Trong thời gian sắp tới, Agribank Sóc trăng nên mở rộng tài trợ xuất nhập khẩu để nâng cao doanh số cho hoạt động của mình.

Bên cạnh đó, ngân hàng chưa thực hiện ưu đãi cho vay đối với khách hàng có uy tín. Như đã được trình bày thì Agribank Sóc Trăng có quan hệ hầu hết với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Chính họ đã đóng góp cao nhất vào kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh, và doanh số TTQT của ngân hàng. Các doanh nghiệp này đã, đang và sẽ hoạt động hiểu quả bởi vì họ có nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào và thị trường xuất khẩu đang được mở rộng và thủy sản cũng nằm trong danh mục hàng hóa được nhà nước khuyến khích xuất khẩu. Giữa họ và ngân hàng có sự tin tưởng lẫn nhau về chất lượng dịch vụ và uy tín vay nợ. Tuy nhiên, ngân hàng chưa áp dụng cho vay với lãi suất ưu đãi.

4.5.2 Chưa đa dạng các dịch vụ trong thanh toán quốc tế

Rủi ro tỷ giá là rủi ro đặc trưng của thương mại quốc tế, có lẽ không ai là không thừa nhận điều này. Nó sẽ không tồn tại nữa nếu thế giới này dùng chung một đồng tiền thanh toán. Vì vậy mà hạn chế rủi ro tỷ giá luôn được đặt lên hàng đầu trong quan hệ quốc tế. Một khách hàng sẽ hài lòng hơn nếu thực hiện nghiệp vụ tại một ngân hàng có đa dạng các sản phẩm dịch vụ để hạn chế rủi ro. Hiện nay tại Agribank Sóc Trăng chỉ thực hiện thanh toán cho một vài đồng tiền chủ chốt như: USD, EUR, AUD nhưng trong đó USD chiếm hơn 90% tỷ trọng. Agribank Sóc Trăng chưa thực hiện hợp đồng quyền chọn hay tương lai cho khách hàng, và chỉ thanh toán trên 1 ngoại tệ nhất định. Ngân hàng sẽ có lợi hơn

nếu đa dạng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng. Một mặt, giúp ngân hàng

thu phí và hưởng lợi từ sự chênh lệch tỷ giá. Mặt khác giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro về tài chính và ngân hàng sẽ chứng minh được rằng đến với ngân hàng là sự lựa chọn đúng đắn của khách hàng.

4.5.3 Chưa khẳng định được uy tín

Trong nhiều trường hợp phát hành L/C nhập khẩu, Agribank Sóc trăng được nhà xuất khẩu đề nghị chỉ định một ngân hàng khác xác nhận khả năng thanh toán. Việc cần xác nhận khả năng thanh toán là có lợi cho nhà nhập khẩu, nó đảm bảo rằng nhà xuất khẩu sẽ được thanh toán, nhưng ngân hàng phát hành phải trả thủ tục phí xác nhận rất cao, có khi phải đặt cọc bằng 100% giá trị L/C. Agribank Sóc Trăng khi chấp nhận phát hành L/C, là đảm bảo được khả năng thanh toán, vì hầu hết là ký quỹ 100% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, do chưa khẳng định được vai trò của mình là một ngân hàng phát hành đáng tin cậy đối với nhà xuất khẩu. Vì vậy mà Agribank Sóc Trăng lại phải tốn một khoản phí xác nhận cho ngân hàng xác nhận, xác nhận khả năng thanh toán của mình. Loại phí này lẽ ra không nên có, vì nó còn tồn tại là đồng nghĩa với việc Agribank Sóc Trăng chưa uy tín, và sẽ giảm lợi nhuận hoạt động của ngân hàng.

4.5.4 Mạng lưới ngân hàng đại lý còn khiêm tốn

Lâu nay, Agribank chỉ thực hiện thanh toán đối với các thị trường truyền thống như: Mỹ, Trung Quốc, Singapore…. Các thị trường này có hệ thống pháp lý minh bạch, nhu cầu hàng hóa cao, vì vậy mà có nhiều nước xuất khẩu vào đây và bị canh tranh gay gắt. Hiện nay, mạng lưới ngân hàng đại lý của Agribank Sóc Trăng tham gia vào hệ thống SWIFT toàn cầu chỉ hơn 200 đại lý, còn khiêm tốn so với Vietcombank là hơn 400 đại lý và chỉ đặt tại các nước như Mỹ, Châu Âu….Agribank chưa mở rộng hệ thống đại lý sang các nước như: Mỹ la tinh, Trung Đông….các nước này luôn có nhu cầu hàng hóa đặc biệt mạnh là thực phẩm. Chính vì vậy mà Agribank Sóc Trăng còn hạn chế trong việc thực hiện thanh toán đối với các thị trường mới.

4.6 PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG THANH TOÁN L/C CỦA AGRIBANK

SÓC TRĂNG

Phương thức TTQT tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán hiện đại nhất, và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, vì nó đảm bảo an toàn cho cả người bán lẫn người mua. Tuy nhiên áp dụng nó cũng rất phức tạp, đây là phương thức

ẩn chứa nhiều rủi ro. Để đạt được kết quả khi sử dụng phương thức này đòi

hỏi các bên tham gia phải có hiểu biết về nó. Tuy sử dụng L/C cũng tiềm ẩn một số rủi ro, nhưng Agribank rất thành công khi sử dụng nó. Tại Agribank Sóc Trăng chưa xảy ra tranh chấp nghiêm trọng nào khi sử dụng L/C. Đạt được kết quả như vậy rất đáng khích lệ, kết quả này là do sự nổ lực của đội ngũ thanh toán viên trẻ

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CHO AGRIBANK SÓC

TRĂNG

Qua phân tích thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Các nguyên nhân này không phải lúc nào cũng tồn tại trong một ngân hàng. Có nhiều ngân hàng khắc phục được hạn chế này nhưng còn thiếu xót ở một mặt khác và ngân hàng khác thì ngược lại. Một vấn đề tưởng chừng là nhỏ, mà chưa giải quyết triệt để thì ảnh hưởng của nó không ước lượng được. Nó có thể làm mất khách hàng cũ và mất luôn cả khách hàng tiềm năng, ngân hàng cần xem xét tất cả khía cạnh ảnh hưởng đến hiệu quả. Với những nguyên nhân vừa nêu kết hợp với điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng và ma trận SWOT, em xây dựng những giải pháp sau đây:

5.1 MỞ RỘNG HÌNH THỨC TÀI TRỢ XNK

Từ nguyên nhân chưa mở rộng hình thức tài trợ XNK ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT bằng L/C của ngân hàng kết hợp với chiến lược W2T2 của ma trận SWOT thì giải pháp mở rộng hình thức tài trợ XNK sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán. Ngân hàng nên cung cấp một dịch vụ TTQT trọn gói, ngoài các dịch vụ thanh toán truyền thống, ngân hàng nên tài trợ bằng nhiều hình thức linh hoạt như: cho vay thu mua nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu, chiết khấu thương phiếu, cho vay thanh toán hàng hóa nhập khẩu….

5.1.1 Mức ký quỹ

Để mở rộng tài trợ trong thanh toán L/C, đối với khách hàng đề nghị

mở L/C. Ngân hàng không nên quy định mức ký quỹ là 100%, mà cần áp dụng linh hoạt nhiều hình thức tài trợ đối với khách hàng. Ngân hàng nên áp dụng hình thức giảm mức ký quỹ theo mức độ tin tưởng đối với khách hàng, thậm chí thực hiện ký quỹ 0% đối với khách hàng truyền thống. Ngân hàng cần tham khảo mức ký quỹ của các ngân hàng khác cùng địa bàn, để xét mức ký quỹ thích

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế bằng l c tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn sóc trăng​ (Trang 33)