PHÂN TÍCH TỶ TRỌNG CỦA TỪNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế bằng l c tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn sóc trăng​ (Trang 30 - 33)

TOÁN

Phân tích tỷ trọng cho ta biết sự đóng góp của từng phương thức thanh toán vào doanh số TTQT chung của ngân hàng.

Bảng 4. Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán 2008-2010

Đvt: Ngàn USD

Năm L/C Nhờ thu Chuyển tiền

2008 96.793 12.729 69.772

2009 71.291 5.485 47.266

2010 81.864 4.771 40.706

(Nguồn: phòng TTQT)

Qua các hình trang 27 cho thấy rằng, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng lên qua các năm, cụ thể năm 2008 là 54% đến năm 2010 là 64%. Phương thức chuyển tiền cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong doanh số thanh toán quốc tế chung của ngân hàng, cụ thể năm 2008 là 39%, năm 2009 là 38% và 2010 là 32%.

Mặc dù trong phương thức chuyển tiền, người bán (xuất khẩu) có thể gặp rủi ro không được người mua thanh toán trong trường hợp trả tiền sau. Thực tế, nhiều trường hợp nhà nhập khẩu sẽ không chuyển tiền hàng cho nhà xuất khẩu cho đến khi nhận đầy đủ hàng.

2011 2008 39% 54% L/C Nhờ thu Chuyển tiền 7% 2009 38% 58% L/C Nhờ thu Chuyển tiền 4% 2010 32% 64% 4% L/C Nhờ thu Chuyển tiền

Đây là một lợi thế của nhà nhập khẩu những lại là rủi ro của nhà xuất khẩu khi hàng hóa đã được chuyển giao nhưng tiền hàng không được thanh toán, bị chậm thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. Song, nhận thấy doanh số chuyển tiền lại luôn chiếm tỷ trọng không nhỏ qua các năm, chứng tỏ rằng các bên đối tác đã có sự tin tưởng lẫn nhau và có mối quan hệ mua bán lâu dài với nhau. Bên cạnh đó, khách hàng của ngân hàng phần lớn là các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, cần thu hồi vốn nhanh để quay vòng vốn do đó thường ưa chuộng hình thức chuyển tiền vì đơn giản về thủ tục và thời gian thanh toán ngắn so với các hình thức khác, mặt khác nhà nhập khẩu nước ngoài cũng nhận được hàng dễ dàng nhanh chóng hơn. Phương thức chuyển tiền còn có thêm tiện ích là tiết kiệm được chi phí, chi phí của phương thức chuyển tiền thường thấp hơn nhiều so với phương thức thanh toán L/C.

Tuy nhiên, so với chuyển tiền, phương thức L/C lại vượt trội hơn hẳn về độ an toàn và dung hòa lợi ích giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Đối với người xuất khẩu sẽ được ngân hàng đứng ra cam kết thanh toán đúng như qui

định trong thư tín dụng và sẽ nhận được khoản thanh toán sau khi xuất trình

chừng từ hợp lệ bất kể việc người nhập khẩu có muốn trả tiền hay không, nhà nhập khẩu không được từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì. Đối với giao dịch nhập khẩu, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự an toàn cần thiết cho người nhập khẩu vì chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền. Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền. Do đó, hầu hết mọi giao dịch thương mại quốc tế

đều được đảm bảo an toàn khi sử dụng hình thức này. Vì thế, doanh số thanh

toán L/C luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm và góp phần quyết định vào doanh số TTQT chung của ngân hàng.

Trong ba phương thức trên thì nhờ thu là phương thức có doanh số và tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng doanh số TTQT. Phương thức nhờ thu là phương thức mà người bán (xuất khẩu) sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua (nhập khẩu), nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối

phiếu đó. Nhưng phương thức nhờ thu này lại chứa đựng nhiều rủi ro nhất là nhờ thu trơn, không đảm bảo quyền lợi của người bán, vì việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của người mua, tốc độ thanh toán chậm và ngân hàng chỉ đóng vai trò là người trung gian đơn thuần mà thôi, thu được tiền hay không ngân hàng cũng thu phí, ngân hàng không chịu trách nhiệm nếu bên nhập khẩu không thanh toán. Vì đặc điểm của phương thức này tạo nên rủi ro cao cho nhà xuất khẩu, bên cạnh đó phải có sự tin tưởng cao mới áp dụng phương thức này. Tuy nhiên nếu có được lòng tin như vậy thì họ sẽ chuyển sang áp dụng phương thức chuyển tiền, phương thức này đơn giản hơn, phí thấp hơn so với nhờ thu. Vì thế, doanh số của phương thức nhờ thu luôn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất và có xu hương giảm dần qua 3 năm, cụ thể năm 2008 là 7%, năm 2009 và năm 2010 chỉ còn 4%.

Mặc dù có nhiều hạn chế như trên, nhưng thực tế nhờ thu vẫn được áp dụng bởi vì so với chuyển tiền, nhờ thu kèm chứng từ vẫn an toàn hơn với 2 điều kiện D/P (nhờ thu trả tiền đổi chứng từ) và D/A( nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ), để nhận hàng người nhập khẩu phải trả tiền hoặc kí chấp nhận thanh toán trên hối phiếu trả chậm. Một số trường hợp áp dụng nhờ thu vì khi sử dụng phương thức L/C, do bộ chứng từ bị từ chối thanh toán vì bất hợp lệ, người xuất khẩu chuyển sang phương thức nhờ thu để nhận được thanh toán nhanh hơn, tránh được phí cao và thủ tục rườm rà từ phía ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế bằng l c tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn sóc trăng​ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)