PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG L/C

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế bằng l c tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn sóc trăng​ (Trang 27 - 30)

L/C Bảng 2. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu L/C 2008-2010

ĐVT: Ngàn USD

Nhập khẩu Xuất khẩu

Năm Số món (L/C) Số tiền Số món (L/C) Số tiền 2008 19 1.967 1.186 94.826 2009 30 10.024 769 61.267 2010 44 10.654 701 71.209 (Nguồn: Phòng TTQT)

Bảng 3. Giá trị thanh toán L/C thay đổi qua các năm

ĐVT: Ngàn USD 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Nhập khẩu 8.057 409,61 630 6,28 Xuất khẩu -33.559 35,4 9.942 16,23 100000 94826 90000 80000 70000 60000 61267 71209 50000 40000 30000 20000 10000 0 2008 2009 2010 Năm

N g àn U S D

Hình 3. Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu

12000 10000 10024 10654 8000 6000 4000 2000 1967 0 2008 2009 2010 Năm

Hình 4. Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu

Nhập khẩu: Qua số liệu trên cho thấy nghiệp vụ thanh toán L/C nhập khẩu tăng liên tục qua các năm. Điều này chứng tỏ bộ phận TTQT của Agribank Sóc Trăng hoạt động có hiệu quả và thu hút thêm được khách hàng mới. Năm 2009 số món L/C nhập tăng 14 món so với 2008, nhưng gia tăng về giá trị rất cao

409,61%. Giá trị L/C nhập tăng mạnh trong năm 2009 là do:

+ Các công ty chế biến thủy sản nhập máy móc, thiết bị đẩy mạnh đầu tư công nghệ chế biến, để đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

+ Các công ty khác cũng mở rộng đầu tư xây dựng nhà máy, nhà xưởng, nhập thiết bị chế biến thức ăn tôm như: công ty Phương Nam, công ty Hữu Tín, công ty Kim Anh….

+ Phần lớn các mặt hàng quan trọng đối với sản xuất trong Tỉnh được nhập khẩu với số lượng tăng cao hơn so với năm 2008.

+ Đời sống vật chất tinh thần của người dân tăng cao cũng là nguyên

nhân quan trọng dẫn đến nhập khẩu của tỉnh tăng.

Sang năm 2010 doanh số thanh toán L/C nhập khẩu tiếp tục tăng. Trong đó, số món tăng 14 món so với năm 2009, nhưng gia tăng về giá trị chỉ có 6,28%. Điều này chứng tỏ nghiệp vụ thanh toán L/C nhập tăng mạnh nhưng giá trị củamỗi món nhỏ hơn so với năm 2009. Xét về mặt tỷ trọng thì nghiệp vụ L/C

Không tăng tỷ trọng so với các phương thức khác. Có sự giảm tỷ trọng trong phương thức L/C do khách hàng chuyển sang sử dụng phương thức chuyển tiền thủ tục đơn giản hơn. Do đó, mà tỷ trọng phương thức chuyển tiền lại tăng cao hơn trong năm nay.

Xuất khẩu: Nhìn chung, doanh số thanh toán L/C xuất khẩu có sự tăng giảm trong 3 năm qua. Cụ thể doanh số thanh toán L/C đạt cao nhất vào năm 2008 với doanh số L/C xuất đạt 94.829 ngàn USD. Riêng đối với năm 2009 thì doanh số có phần giảm so với 2 năm 2008 và 2010 với lý do là doanh số thanh toán quốc tế chung của ngân hàng giảm trong năm nay (năm 2008 là 179 triệu USD, năm 2009 là 124 triệu USD và năm 2010 là 127 triệu USD). Riêng trong năm 2010 tuy số món xuất khẩu giảm hơn so với năm 2009 là 68 món nhưng doanh số thanh toán L/C xuất khẩu lại tăng 16,23% so với năm 2009. Điều này chứng tỏ giá trị xuất khẩu của mỗi món đã tăng hơn so với năm trước đó. Đạt được kết quả như trên phần lớn là do sự nỗ lực từ phía ngân hàng.

+ Ngân hàng đã áp dụng nhiều chính sách để thu hút khách hàng, nếu khách hàng cần có tiền ngay trong khi chưa nhận được tiền từ NH phát hành, NH có thể thực hiện chiết khấu bộ chứng từ với tỷ lệ chiết khấu cao cùng với mức lãi suất hợp lý và áp dụng mức phí ưu đãi đối với các doanh nghiệp cần thu hút.

+ Sự phối hợp cao trong công việc giữa các phòng ban trong quy trình thanh toán L/C xuất. Các phòng ban: TTQT, tín dụng, kế toán, và ngân quỹ phối hợp hỗ trợ chặt chẽ cho nhau từ khâu xét duyệt đến thanh toán đã tác động làm giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn và rút ngắn thời gian thủ tục phiền hà cho khách hàng.

+ Tất cả các nghiệp vụ thanh toán L/C: phát hành L/C, tu chỉnh L/C, thông báo bộ chứng từ có bất hợp lệ cho ngân hàng nước ngoài…. Đều được thực hiện trên hệ thống điện Swift (phương thức thanh toán thông qua mạng thanh toán liên ngân hàng toàn cầu). Đây được đánh giá là hệ thống hiện đại, an toàn, hiệu quả và tốc độ nhất so với điện, telex và thư

Đánh giá chung về tình hình thanh toán L/C xuất và nhập nhận thấy: Doanh số L/C xuất và L/C nhập có sự chênh lệch rất cao, L/C nhập có tỷ trọng thấp hơn nhiều so với L/C xuất. Tuy nhiên, con số trên chưa phản ánh được khả năng thực của ngân hàng. Trong thực tế ngân hàng vẫn còn nhiều khả năng

Thu hút thêm khách hàng giao dịch L/C nhập khẩu. Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm khách hàng giao dịch đối với L/C nhập là do mức ký quỹ để phát hành L/C là khá cao, thường không như mong muốn của khách hàng. Hiện tại ngân hàng chỉ áp dụng mức ký quỹ thấp (nhỏ hơn 100%) cho những khách hàng là doanh nghiệp lớn, có quan hệ giao dịch lâu năm với ngân hàng, có uy tín tốt đối với ngân hàng và trên thị trường quốc tế, có kết quả kinh doanh tốt trong nhiều năm liền. Còn đối với khách hàng mới lần đầu hoặc mới quan hệ giao dịch trong thời gian ngắn, tỷ lệ ký quỹ thường là 100%. Bên cạnh

đó do đặc thù của các doanh nghiệp trong khu vực chế biến thủy sản xuất

khẩu. Do đó họ có nhu cầu nhập khẩu ít và không thường xuyên. Nếu có nhu cầu nhập khẩu cũng là máy móc, thiết bị đẩy mạnh đầu tư công nghệ chế biến và nhu cầu này không thường xuyên nên cũng ảnh hưởng đến doanh số L/C nhập.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế bằng l c tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn sóc trăng​ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)