Cho vay mua nguyên liệu chế biến với lãi suất ưu đãi

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế bằng l c tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn sóc trăng​ (Trang 41 - 42)

chiến lược S2T2 và S1O1 của ma trận SWOT thì giải pháp này sẽ giúp ngân hàng có thêm khách hàng mới.

Để có khách hàng thực hiện dịch vụ TTQT của ngân hàng, ngân hàng nên thực hiện một quy trình tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói. Trước tiên ngân hàng cho doanh nghiệp vay mua nguyên liệu đầu vào với lãi suất ưu đãi và sau đó doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Lãi suất cho vay đối tượng này nên dựa vào mức độ tín nhiệm khác nhau và từng kỳ hạn khác nhau. Mức lãi suất này có thể tính bằng mức lãi suất trái phiếu chính phủ cùng kỳ hạn cộng với tỷ lệ chi phí bù đắp cho hoạt động của ngân hàng. Để giảm rủi ro, mức cho vay không nên quá cao, mức cho vay tối đa không vượt 80% giá trị

hợp đồng xuất khẩu. Thời hạn cho vay phù hợp với thời hạn thanh toán của hợp

đồng xuất khẩu, nhưng phải dưới 12 tháng (để giảm rủi ro về lãi suất và ảnh

hưởng của lạm phát, bởi vì cho vay với lãi suất thấp). Ngân hàng cũng cần mở rộng cho vay với đối tượng là khách hàng nước ngoài, để mua hàng hóa thuộc danh mục khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng để vay được cần sự bảo lãnh của chính phủ hoặc ngân hàng trung ương.

Ngoài ra, Agribank cũng nên cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho các doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn từ các ngân hàng thương mại khác để phục vụ mua hoặc sản xuất hàng hóa, dịch vụ thực hiện hợp đồng đã ký. Mức bảo lãnh vay tối

đã bằng 80% giá trị hợp đồng xuất khẩu, mức phí bảo lãnh tính trên số dư bảo lãnh. Cách làm này khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu và thắt chặt hơn quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế bằng l c tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn sóc trăng​ (Trang 41 - 42)