Khái lược về Thiên văn theo Tư Mã Thiên thời Tiền Hán

Một phần của tài liệu Thiên Văn Học cổ Trung Quốc ppt (Trang 121 - 123)

I. THIÊN VĂN ĐỒ

Khái lược về Thiên văn theo Tư Mã Thiên thời Tiền Hán

Hán

Sau đây tôi trân trọng giới thiệu quí vị một tài liệu về thiên văn Trung Hoa do Tư

Mã Thiên 司 馬 遷 viết trong bộ Sử Ký của ông, nơi chương 27, nhan đề là Thiên

Quan.

Tư Mã Thiên là một sử gia kiêm thiên văn gia, từng làm Thái sử lệnh thời Hán VũĐế từ năm 140 đến 110 tcn. Như ta đã biết, bộ Sử Ký Tư Mã Thiên là một tác phẩm vĩđại, có 526.500 chữ, gồm 130 thiên, chia làm 5 phần:

(1) Phần Bản Kỷ chép việc các đế vương, gồm 12 thiên, đánh số từ 1 đến 12. (2) Phần Biểu ghi những việc lớn nhỏ theo từng năm, sau khi đã tính toán cho các niên đại được phù hợp; gồm 10 thiên, đánh số từ 13 đến 22.

(3) Phần Thư ghi lại ít nhiều hình thái của nền văn hóa Trung Hoa; gồm 8 thiên,

đánh số từ 23 đến 30. Chương Thiên Quan nằm trong phần này, ghi số 27.

(4) Phần Thế Gia chép truyện các vương hầu, tướng quốc, tướng soái; gồm 30 thiên, đánh số từ 31 đến 60.

(5) Phần Liệt Truyện chép lại đời những vị anh hùng, hào kiệt, danh nhân, danh tướng; gồm 71 thiên, đánh số từ 60 đến 130.

Chương Thiên Quan chuyên khảo về thiên văn này chưa từng dịch ra Việt văn, chính vì vậy mà tôi muốn bình dịch kỹ càng để cống hiến quí vịđộc giả làm tài liệu.

Chương Thiên Quan này gồm nhiều đề mục sau: - Các sao quanh Bắc Cực (les étoiles circumpolaires)

- Nhị thập bát tú, tức là những chòm sao chính trên vòng Hoàng Đạo (les constellations zodiacales)

- Mặt trời, mặt trăng và 5 hành tinh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ (gọi chung là Thất chính).

- Phân dã, tức là các miền dưới đất tương ứng với các chòm sao trên trời. - Tinh tượng, thiên tượng với dân gian.

- Các hiện tượng mặt trời với dân gian. - Các hiện tượng mặt trăng với dân gian. - Các hiện tượng tinh tú với dân gian. - Các hiện tượng mây, khí với dân gian. - Thiên văn với mùa màng.

- Cảm nghĩ của sử gia Tư Mã Thiên.

Để cho chương Thiên Quan này được dễ hiểu, tôi sẽ dựa vào tập Atlas céleste của Gustave Schlegel, phụđính vào bài bình dịch này 5 bản đồ sao. Ngoài ra, khi bình dịch xong chương này, tôi sẽđăng một bản phụ lục ghi lại tên các vì sao mà Tư Mã Thiên đã đề cập song song với tên các vì sao tương ứng theo thiên văn học Âu Châu hiện đại.

Khi nào cần chú thích thêm, tôi sẽ cố chú thích cho bản văn được thêm sáng sủa. Bây giờ mời quí vịđi vào chương Thiên Quan.

Một phần của tài liệu Thiên Văn Học cổ Trung Quốc ppt (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)