QUAN SÁT SAO BẮC THẦN (Étoile polaire)

Một phần của tài liệu Thiên Văn Học cổ Trung Quốc ppt (Trang 77 - 81)

Trước kia người ta tưởng sao Bắc Thần là một sao cốđịnh ở giữa Bắc Cực. Sau này người ta mới biết thực ra sao Bắc Thần cũng xoay quanh Bắc Cựcvà theo đà thời gian đã có nhiều sao khác nhau giữđịa vị của sao Bắc Thần. Thí dụ:

- Tả Khu và Hữu Khu (khoảng năm 3000 tcn Bắc Cực đã ở giữa hai sao này). - Thiên Ất (3067i Draconis) và Thái Ất (42 hay 184 Draconis)

(Hai sao này ở gần sao Hữu Khu và có lẽđã được coi là Bắc Thần. Thái Ất là Bắc Thần khoảng năm 2000 và 1500 tcn; Thiên Ất là Bắc Thần khoảng năm 1500, 1000 tcn.)

- Thiên Đế tinh (b Ursae Minoris, Kochad) là Bắc Thần khoảng năm 1000 tcn. - Thiên Trụ hay Nữu Tinh (4339 Camelopardi) có lẽđóng vai sao Bắc Thần đời Hán.

- Thiên Hoàng đại đế (a Ursae Minoris) đóng vai sao Bắc Thần hiện nay.

Trầm Quát (1030-1094) ― mộ Trầm Quát tại Hàng Châu, lập năm 1963 Trầm Quát, thiên văn gia đời Tống, đã viết:

«Trước đời Hán, người ta tưởng rằng sao Bắc Thần ở trung tâm điểm trời, vì thế

gọi là Cực tinh. Tổ Hằng Chi (430-501) dùng ống vọng đồng đã nhận ra rằng điểm cố định trên trời cách sao Bắc Thần chừng 1o. Đời vua Thần Tông (1068-1077), tôi được lệnh vua coi thiên văn đài. Tôi liền cố dùng ống vọng đồng để xác định Bắc Cực. Ngay tối đầu tiên, tôi nhận thấy sao Bắc Thần dần dần chuyển dịch ra khỏi ống vọng

đồng. Tôi biết là lòng ống vọng đồng còn quá nhỏ, nên tôi tăng dần lỗống cho to hơn. Sau ba tháng trời điều chỉnh, tôi mới nhìn thấy sao Bắc Thần quay trong lòng ống, không chếch ra ngoài nữa. Và tôi thấy sao Bắc Thần cách Bắc Cực khoảng 3o.»

VI. PHÉP QUAN SÁT NGŨ TINH

Ngũ tinh hay ngũ vĩ, ngũ bộ là 5 hành tinh chính của mặt trời. Ngũ tinh là: (1) Kim Tinh (Thái Bạch, Khải Minh, sao Mai), chu kỳ 1 năm.

(2) Mộc Tinh (Mộc Đức, Tuế Tinh, Kỷ Tinh), chu kỳ 12 năm. (3) Thủy Tinh (Thủy Diệu, Thần Tinh, Tiểu Chính), chu kỳ 1 năm. (4) Hỏa Tinh (Vân Hán, Huỳnh Hoặc), chu kỳ 2 năm.

(5) Thổ Tinh (Thổ Tú, Trấn Tinh), chu kỳ 28 năm.

Ngũ tinh là những hành tinh lưu động trên vòng Hoàng Đạo, qua 28 cung sao (Nhị thập bát tú).

Ngũ tinh thường không lấp lánh như các sao khác, trừ khi bầu khí quyển bị chấn

động.

Thủy Tinh rất gần mặt trời, nên thường rất khó thấy.

Kim Tinh vì gần mặt trời nên mọc và lặn xấp xỉ như mặt trời. Sáng mọc phía

Đông gọi là Sao Mai, Tối lặn phía Tây gọi là Sao Hôm. Kim Tinh là một ngôi sao sáng nhất trên trời.

Mộc Tinh cũng là sao rất sáng, màu sáng bạc. Hỏa Tinh thì màu sáng đỏ.

Thổ Tinh màu trắng nhợt.

Mộc Tinh (chu kỳ 12 năm), Thổ Tinh (chu kỳ 28 năm) ở mỗi cung sao rất lâu. Nhận được sao rồi, phải xét xem nó vận chuyển nhanh chậm, nghịch thuận ra sao. Sách Khải Nguyên Chiêm Kinh đã đề ra những thuật ngữ sau đây:

. Thuận hành: Đông tiến

. Nghịch hành: Tây tiến

. Xuất: mọc

. Tiến: tiến lên

. Phản, Thoái: đổi chiều, lùi lại

. Nhập: lặn

. Xúc: lui chậm, lui tạm thời

. Cư, Lưu: dừng lại

. Thủ, Phạm: dừng lại quá 20 ngày

. Thủ: dừng lại gần một cung sao

Sau đây là đại khái đường vận chuyển kỳ dị của các hành tinh Mộc, Thổ; các hành tinh Kim, Thủy.

Các hành tinh Mộc và Thổ Các hành tinh Kim và Thủy

Rồi lại phải xét xem ánh sáng nó ra sao, động tĩnh ra sao. Có các thuật ngữ sau

đây:

. Phong: chiếu sáng

. Mang: chiếu tia sáng 4 phía . Giác: chiếu tia sáng dài 4 phía

. Động: giao động, mờ tỏ không chừng . Hoàn nhiễu: vòng vo vặn vẹo

. Hoàn: quay đủ vòng

. Nhiễu: quay không đủ vòng . Câu kỷ: có hình cong . Biến sắc: thay đổi màu sắc

. Hội: từ 3 đến 5 hành tinh gặp nhau ở cùng một cung sao

Tóm lại, ngày nay theo hệ thống của Copernic, thì các hành tinh đều quay quanh mặt trời theo những quỹđạo hình bầu dục. Còn ngày xưa, người Trung Hoa cũng như

người Âu Châu quan sát tinh tượng từ trái đất và bằng mắt trần, nên thấy các hành tinh có những đường lối hết sức phức tạp, lắt léo, lúc tiến, lúc lui, lúc đi lúc đứng, lúc ẩn,

lúc hiện, lúc cấp, lúc trì, ánh sáng cũng tùy thời tiết, tùy theo các lớp mây, lớp mù mà biến sắc, do đó họ cho là các vì sao biết giận, biết vui như con người; tiến thì hay, thoái thì dở.

Họ cho rằng Thổ Tinh là phúc tinh, ứng vào nước nào thì nước ấy được phúc khánh. Mộc Tinh hay Tuế Tinh cũng là phúc tinh. Còn Hỏa Tinh là sao đem đến loạn lạc, giặc giã. Kim Tinh hay Thái Bạch chủ quân bình, nên tướng soái phải tùy Thái Bạch cao thấp, nhanh, chậm, tĩnh, táo, ẩn, hiện mà bắt chước điều binh. Thủy Tinh chỉ

tứ thời: sắc vàng thì được mùa, đen thì hồng thủy, v.v.

Một phần của tài liệu Thiên Văn Học cổ Trung Quốc ppt (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)