Lấy Xích Đạo Ngân Hà làm vĩ tuyến gốc (horizon) Lúc ấy độ vĩ độc ủa sao

Một phần của tài liệu Thiên Văn Học cổ Trung Quốc ppt (Trang 82 - 86)

VIII. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TỌA ĐỘ SAO

4- Lấy Xích Đạo Ngân Hà làm vĩ tuyến gốc (horizon) Lúc ấy độ vĩ độc ủa sao

được gọi là galactic latitude (latitude galactique).

Người Hi Lạp xưa dùng 2 tiêu chuẩn: (1) Vòng Hoàng Đạo trời; (2) Kinh tuyến qua giao điểm Xuân Phân g (giao điểm của Xích Đạo và Hoàng Đạo ngày Xuân

Phân). Lúc ấy, Kinh độ của sao gọi là longitude céleste; Vĩđộ của sao gọi là latitude céleste.

Người Ả Rập xưa dùng 2 tiêu chuẩn: (1) Đường nhãn giới (horizon); (2) Kinh tuyến đỉnh đầu (local celestial meridian; méridien céleste local). Lúc ấy, Kinh độ của sao gọi là azimuth (độ phương vị); Vĩđộ của sao gọi là altitude (độ cao).

Người Trung Hoa xưa và thiên văn học nay dùng 2 tiêu chuẩn: (1) Vòng Xích

Đạo trời; (2) Kinh tuyến đỉnh đầu. Lúc ấy, Kinh độ của sao gọi là ascension droite (độ

xích kinh); Vĩđộ của sao gọi là déclinaison (độ xích vĩ).

Để mã độ cao, người Trung Hoa dùng những thuật ngữ sau đây:

- Độ - Nhược: 1/8 độ (kém hơn độđã cho) - Bán: 1/2 độ - Thiếu: 1/4 độ - Cường: 1/8 độ - Thiếu cường: 5/16 độ - Bán nhược: 3/8 độ - Thái: 3/4 độ - Thiếu nhược: 3/16 độ - Bán cường: 5/8 độ

Nhờ những qui ước ấy, người Trung Hoa xưa đã lập được những bản đồ sao, và những hồn tượng tức là những bầu trời nhân tạo với các vì sao.

Khoảng thế kỷ 4 trước Công nguyên, Thạch Thân, Cam Đức, và Vu Hàm là những người đã vẽ những bản đồ sao đầu tiên.

Sau này, Trần Trác (thế kỷ 4 cn) cũng bắt chước học mà lập bản đồ sao.

Sau này, Hoắc Vân Tất Đạt (715) trong quyển Khai Nguyên Chiêm Kinh cũng phỏng theo các tài liệu cũ mà vẽ lại các bản đồ sao. Ngày nay, quyển sách này cũng như quyển Tinh Kinh hãy còn.

Tùy Thư - Thiên Văn Chí viết:

«Trần Trác, một thiên văn gia nước Ngô (thời Tam Quốc) là người đầu tiên đã làm một bản đồ sao (khoảng năm 310) theo đường lối 3 thiên văn gia xưa (Cam Đức, Thạch Thân, Vu Hàm).

«Tất cả có 254 chòm sao; 1283 sao; 28 tú (Nhị thập bát tú), và phụ thêm 182 sao nữa. Vị chi tất cả có 283 chòm sao và 1565 vì sao.

«Tiền Lạc Chi đời Tống Văn Đế (424-453) đã đúc một hình thiên cầu dùng 3 màu

đỏ, đen, trắng để phân biệt sao của 3 phái (Cam Đức, Thạch Thân, Vu Hàm) và cũng theo bảng sao của Trần Trác.

«Đầu đời Tùy, Cao Đếđánh được nước Trần, bắt được Chu Phần và chiếm được các dụng cụ thiên văn lưu truyền từ xưa cho đến đời Nam Tống (Lưu Tống). Vua liền truyền cho Dữu Quí Tài và nhiều người khác kiểm điểm lại các bản đồ sao cũ, công cũng như tư, thuộc các đời Chu, Tề, Lương, Trần mà trước kia Tổ Hằng Chi và Tôn Tằng Hóa giữ. Mục đích là đểđúc một cái đồ 蓋圖, tức là một bán thiên cầu với các sao của 3 môn phái thiên văn xưa.»

***

Ta thấy nền thiên văn học Trung Hoa với những dụng cụ và phương pháp kể trên

đã thực sự bước vào con đường của khoa học thực nghiệm. Nó tiến tới một mức độ

Quan tượng đài Bắc Kinh vào đời Thanh, Khang Hi sơ niên (1662)

Đến đời nhà Thanh, khoảng thế kỷ 17, các linh mục dòng Tên đã du nhập thiên lý kính vào Trung Hoa , và từđấy nền thiên văn học Trung Hoa mất dần dần cái phong thái cổ kính và độc đáo của nó.

Gustave Schlegel, Uranographie chinoise, Tome I, p. 16. Ibid., p. 23.

J.B. Du Halde, Description géographique, historique, chronologique, politique et

physique de l’empire de la Chine et de la Tartarie chinoise, p.344.

Ainsi, par exemple, les Cornes du Dragon (situées dans les sieou Kio et Kang) sont, dans l’uranographie chinoise, le signe du Li-tch’ouen, le repère du

commencement de l’année. Or à cette époque de l’année le soleil se trouve à l’opposé de Kio, en Kouei; mais lorsque le soleil est en Kouei, la pleine lune se produit en Kio et se lève avec le Dragon.

Léopold de Saussure, Les Origines de l’Astronomie chinoise, p. 280-281

… Le Palais du Printemps commence au moment òu s’élève à l’horizon de l’Est la pleine lune acronyque (c’est à dire au moment même où le soleil se couche à l’Ouest) ayant à sa droite étoile Arturus… Le Palais de l’Été correspond dans le ciel au moment òu en regardant à l’horizon de l‘Ouest on voit le soleil se coucher entouré de la constellation de l’hydre… Le Palais de l’Automne est cette région de la voute céleste qui s’elève en regardant à l’horizon de l’Est alors que la lune est pleine et qu’en même temps se couche le soleil à l’Ouest…

Le Palais de l’Hiver etant en conjonction solaire, c’est à nouveau du côté de l’horizon de l‘Ouest qu’il faudra porter nos regards.

Chamfrault, Traité de Médecine chinoise, p. 45-46. Lê Quí Đôn, Vân Đài Loại Ngữ, tr. 62.

Joseph Needham, Science and Civilisation in China, Vol III, p. 262.

Tùy Thư, chương 19, tr. 2a,b. Joseph Needham, Science and Civilisation in China, Vol III, p. 264.

Nguồn tư liệu sử dụng để viết chương này:

- Joseph Needham, Science and Civilisation in China, Vol III.

- Henri Michel, Méthodes astronomiques des hautes époques chinoises. - Léopold de Sausure, Les Origines de l’Astronomie chinoise.

- Chramfrault, Traité de Médecine chinoise. - Tấn Thư - Thiên Văn Chí.

- Hán Thư - Thiên Văn Chí. - Tùy Thư - Thiên Văn Chí. - Chu Bễ Toán Kinh.

- Lê Quí Đôn, Vân Đài Loại Ngữ, nxb Văn Hóa. - Phan Khoang, Trung Quốc sử cương.

Chương 5

Một phần của tài liệu Thiên Văn Học cổ Trung Quốc ppt (Trang 82 - 86)