Những phương pháp khảo sát Thiên văn của Trung Hoa

Một phần của tài liệu Thiên Văn Học cổ Trung Quốc ppt (Trang 71 - 75)

II. THIÊN VĂN TRUNG HOA VỚI NHỮNG ẢNH HƯỞNG

Những phương pháp khảo sát Thiên văn của Trung Hoa

Hoa

I. Phương pháp xem sao II. Quan sát sao Bắc Đẩu

III. Xem sao nào qua kinh tuyến (tức là qua đỉnh đầu lúc ban chiều)

IV. Quan sát thiên tượng các ngày nhị phân, nhị chí

V. Quan sát sao Bắc Thần (Étoile polaire)

VI. Phép quan sát ngũ tinh VII. Những điều cần biết khác VIII. Phương pháp định toạ độ sao

Nói đến các dụng cụ thiên văn tức là đã nói đến những phương pháp khảo sát dùng trong thiên văn Trung Hoa. Cho nên dưới đây chỉ nói sơ phác về phương pháp xem sao và ghi độ số sao.

I. PHƯƠNG PHÁP XEM SAO

Trên nguyên tắc, người ta có thể quan sát được tinh tượng, tiên tượng: - Sáng sớm, lúc mặt trời mọc (giờ Mão).

- Trưa, lúc mặt trời chính ngọ (giờ Ngọ). - Hoàng hôn, lúc mặt trời lặn (giờ Dậu). - Nửa đêm (giờ Tí).

Sáng, chiều, tối xem sao, đã dĩ nhiên; trưa không xem được sao, nhưng đo được bóng nêu. Cái đó cũng quan hệ như ta đã thấy.

Đó chính là phương pháp vua Nghiêu đã áp dụng. Gustave Schlegel, bình thiên Nghiêu điển của Thư Kinh, đã cho thấy:

Vua Nghiêu sai các thiên văn gia đi bốn phương để quan sát tinh tượng, thiên tượng.

- Thiên văn gia đi về phía Đông, trong mùa Xuân, phải quan sát tinh tượng sáng sớm, khi mặt trời mọc.

- Thiên văn gia đi về phía Nam, trong mùa Hạ, phải quan sát thiên tượng, ban ngày, lúc chính ngọ.

- Thiên văn gia đi về phía Tây, trong mùa Thu, phải quan sát tinh tượng, lúc buổi chiều, khi mặt trời lặn.

- Thiên văn gia đi về phía Bắc, trong mùa Đông, phải quan sát tinh tượng lúc nửa

đêm.

Và ông kết luận:

- Xem sao mọc sáng sớm đểđịnh mùa Xuân.

- Xem sao lặn buổi chiều cùng với mặt trời đểđịnh mùa Thu. - Xem sao qua đỉnh đầu nửa đêm đểđịnh mùa Đông.

- Xem sao qua kinh tuyến phía dưới buổi trưa (trên lý thuyết) đểđịnh mùa Hạ. Linh mục Du Halde, tác giả tập kỷ yếu vềđời nhà Thanh, đã viết:

«Quanh năm, ngày cũng nhưđêm, luôn có 5 thiên văn gia túc trực nơi thiên văn

đài để quan sát tinh tượng, để biết rõ tất cả các hiện tượng xảy ra: - Một người quan sát giữa trời.

- Một người quan sát phía Đông. - Một người quan sát phía Tây. - Một người quan sát phía Nam. - Một người quan sát phía Bắc.

“Họ phải báo cáo chính xác lên quan thái sử lệnh, để vị này làm phúc trình lên nhà vua. Các điều đã quan sát được phải ghi chú rõ ràng với đầy đủ hình ảnh kèm theo

Để giản dị hoá vấn đề, chúng ta chỉ cần xem sao buổi sáng sớm và buổi chập tối, vì lúc ấy chúng ta có thể dùng được mặt trời và mặt trăng như là hai cứđiểm chính để

xem sao.

Chúng ta có thể:

1- Xem sao mọc và lặn cũng với mặt trời tức là xem những sao cùng mọc với mặt trời buổi sáng, cùng lặn với mặt trời buổi chiều (lever et coucher héliaque des étoiles). Xem sáng hay tối cũng đủ, vì vẫn là một chòm sao.

2- Xem sao mọc cùng với mặt trăng ngày hôm rằm ở phía trời Đông (lever acronyque des étoiles, en opposition solaire).

3- Xem sao qua đỉnh đầu buổi chiều tối, hoặc nửa đêm (culmination des étoiles, passage au méridien des étoiles).

Nói như thế, tức là người Trung Hoa đã không theo một tiêu chuẩn nhất định để

xem sao; lúc thì dùng mặt trời; lúc thì dùng mặt trăng.

1- Mùa Xuân và mùa Thu thì xem sao mọc cùng với trăng hôm rằm, ở phía trời

Đông (lever acronyque des étoiles, en opposition solaire).

2- Mùa Hạ và mùa Đông thì xem sao mọc và lặn cùng với mặt trời (lever et coucher héliaque des étoiles en conjonction solaire).

Nhị Thập Bát Tú Người Trung Hoa cho rằng:

- Mùa Xuân sẽ thấy các sao Giác 角, Cang 亢, Đê 氐, Phòng 房, Tâm 心, Vĩ尾, Cơ箕 lần lượt hiện ra ở phía trời Đông cùng với trăng rằm.

- Mùa Hạ sẽ cho thấy các sao Tỉnh 井, Quỉ鬼, Liễu 柳, Tinh 星, Trương 張, Dực 翼, Chẩn 軫 mọc lặn cùng với mặt trời.

- Mùa Thu, sẽ thấy các sao Khuê 奎, Lâu 婁, Vị胃, Mão 昴, Tất 畢, Chủy 觜, Sâm 參 hiện ra ở phía trời Đông cùng với trăng rằm.

- Mùa Đông, sẽ thấy các sao Đẩu 斗, Ngưu 牛, Nữ女, Hư宮, Nguy 危, Thất 室, Bích 璧 mọc lặn cùng với mặt trời.

(Xem hình vẽ trên và xét vị trí của Nhị thập bát tú theo 4 phương hướng, vào lúc sáng sớm, ban ngày, chiều, tối.)

Còn như ta muốn biết mùa nào, mặt trời ở chòm sao nào trong Nhị thập bát tú ta sẽ thấy:

- Mùa Xuân, mặt trời lần lượt ở trong các chòm sao: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm.

- Mùa Hạ, mặt trời lần lượt ở trong các chòm sao: Tỉnh, Quỉ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.

- Mùa Thu, mặt trời lần lượt ở trong các chòm sao: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ.

- Mùa Đông, mặt trời lần lượt ở trong các chòm sao: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích.

Nói cách khác, tùy theo mùa, những chòm sao nói trên sẽ lần lượt mọc và lặn với mặt trời.

So sánh hình trong cuốn sách Traitéde Médecine chinoise Tập 5, tr. 56) và hình Nhị thập bát tú trong cuốn Trung Quốc Ngũ Thiên Niên Sử (q. I, tr. 49), ta thấy mùa Hạ và mùa Đông thì các sao giống nhau. Giống nhau vì trong cả hai trường hợp ta đều xem sao mọc và lặn cùng với mặt trời.

Mùa Xuân và mùa Thu thì các sao ngược nhau. Ngược nhau, vì một đàng ta xem sao lặn và mọc với mặt trời; một đàng ta xem sao mọc cùng với trăng rằm ở phía

Đông, ngược với vị trí mặt trời 180o.

Chamfrault và Léopold de Saussure đã giải thích tường tận vấn đề này. Léopold de Saussure viết: «Vậy, sao Giác, sao Cang (sừng rồng) là tượng trưng cho ngày Lập Xuân Trung Hoa. Thế nhưng vào kỳấy, mặt trời không ở trong chòm sao Giác, mà lại

ở cung đối với chòm sao Giác, tức là ở trong chòm sao Khuê. Nhưng khi mặt trời ở

chòm sao Khuê, thì trăng rằm lại mọc cùng với chòm sao Giác.»

Như vậy, người Trung Hoa đã dùng cả hai tiêu chuẩn mặt trời và mặt trăng để

xem sao.

Một phần của tài liệu Thiên Văn Học cổ Trung Quốc ppt (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)