Những điểm khuyết sót

Một phần của tài liệu Tín dụng ngân hàng-giải pháp tất yếu đối với vần đề nhà ở cho người thu nhập thấp.PDF (Trang 29 - 32)

Chưa có con số kế hoạch nào Thành phố đưa ra được hoàn thành trọn vẹn. Ví dụ mục tiêu xây 20.000 phòng cho công nhân và 25.000 căn hộ cho cán bộ công chức đưa ra cho năm

2010, giờ mới đi được 1/3 chặng đường. Tiền của, công sức của cả Thành phố, nhà đầu tư và người dân bị lãng phí lớn. Và người thu nhập thấp cứ mỏi mòn chờ…

Chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp của Thành phố đặt ra các mục tiêu dài hạn

nhưng lại thiếu hoạch định thời gian hợp lý khiến một số giai đoạn, chương trình dường như

Các chính sách đưa ra còn có điểm chưa hợp lý, duy ý chí. Nói như GS-TS Đặng Hùng Võ: “công việc của nhà đầu tư là tính toán lợi nhuận”. Vậy một trong những công việc của chính quyền là tạo ra môi trường có thể phát sinh lợi nhuận cho chủ đầu tư trong phân khúc nhà ở dành cho người thu nhập thấp.

Thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở của Thành phố vẫn rất rườm rà. Theo kết quả của Bộ Xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, để hoàn thành hồ sơ thủ tục cho 1 dự án nhà ở mất khoảng 3 năm, với trung bình 33 thủ tục. Lạm phát tăng, chí phí tăng, chi phí cơ

hội tăng và niềm tin giảm, doanh nghiệp trở nên thờ ơ, người dân thì lại mỏi mòn chờ…

Các cơ quan chức năng vẫn chưa tạo được một cơ sở pháp lý minh bạch, kiểm soát hiện

tượng đầu cơ, thao túng thị trường bất động sản hay việc mua đi bán lại nhà ở vòng vòng.

Điều này đẩy giá nhà đất lên cao, bong quả bong bóng bất động sản căng lên. Người thu nhập thấp không thể tiếp cận được với những ngôi nhà mà họ đáng lẽ tiếp cận được.

Cuối cùng, Thành phố chưa có những cơ chế rõ ràng, hiệu quả về tín dụng cho nhà ở cho

người thu nhập thấp. Ở từng dự án, hoặc là vốn hoàn toàn từ Ngân sách, hoặc vốn chủ đầu tư

tự lo liệu . Ngân hàng chưa được tạo cơ hội trở thành sợi dây liên kết chủ động của các bên trên thị trường nhà ở cho người thu nhập thấp.

NHẬN XÉT CHƯƠNG 2

Mười năm trước, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp, sau 10 năm giấc mơ sở hữu nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chỉ là giấc mơ của phần đông họ mà thôi.

Mặc dù Thành phố đã ban hành rất nhiều quyết định để thúc đẩy sự phát triển của nhà ở cho

người thu nhập thấp nhưng rõ ràng chính sách chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn. Có nhiều nguyên nhân để lý giải thực tế này: Thành phố thiếu quỹ đất, thiếu cơ chế, doanh nghiệp thiếu lợi nhuận, người dân thiếu tiền, Ngân hàng thiếu đảm bảo thu hồi vốn…Việc phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp của Thành phố gặp phải cái khó nhiều bề.

Nhưng dù thế nào đi nữa, một đô thị lớn bậc nhất nước như Thành phố Hồ Chí Minh không thể mãi để một bộ phận lớn cư dân của mình sống chen chúc trong những căn nhà thuê ngay

duới chân những cao ốc như “nấm mọc sau mưa” mãi được. Phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp là lẽ tất yếu xét cả về mặt kinh tế và mặt xã hội.

Để thực sự tạo được những chuyển biến trong chương trình này, Thành phố cần thực hiện những giải pháp đồng bộ, đặc biệt chú ý tạo điều kiện để Tín dụng ngân hàng hỗ trợ hiệu quả việc phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG HỖ TRỢ VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020.

3.1. Định hướng và giải pháp tổng hợp

Mục tiêu của chương trình nhà ở cho người có thu nhập thấp:

 Thứ nhất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu cải thiện chổ ở của người dân. Tạo động lực phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa.

 Thứ hai, mở rộng khả năng huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế và của xã hội tham gia phát triển nhà ở.

 Thứ ba, tiếp tục thúc đẩy phát triển quỹ nhà ở dành cho người thu nhập thấp (bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các khu công nghiệp, sinh viên tại các trường đại học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các đối tượng khác) mua hoặc thuê nhà phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đối tượng.

 Thứ tư, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Từ đó từng bước phát triển kinh tế, hạ tầng, thay đổi bộ mặt đất nước.

Một phần của tài liệu Tín dụng ngân hàng-giải pháp tất yếu đối với vần đề nhà ở cho người thu nhập thấp.PDF (Trang 29 - 32)