Dịng ngoại hối chuyển về từ các khoản thu nhập cá nhân ở nước ngồi

Một phần của tài liệu Tác động của dòng vốn và những giải pháp kiểm soát dòng vốn tại Việt Nam.pdf (Trang 43 - 44)

Năm 2003 là năm đầu tiên lượng kiều hối về Việt Nam đạt đến 2,7 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2002 và cao nhất từ trước đến nay. Đây là kết quả của quá trình hồn thiện chính sách kiều hối, đảm bảo được quyền lợi của kiều bào cũng như của kiều quyến trong nước. Đứng trên gĩc độ nguồn cung vốn, đây chính là nguồn vốn rẻ nhất mà một nền kinh tế cĩ được. Đứng về gĩc độ quản lý ngoại hối, kiều hối là một kênh ngoại tệ quan trọng để cải thiện cán cân thanh tốn của một quốc gia. Nếu như năm 2003 cả nước nhập siêu khoảng 5,1 tỷ USD thì kiều hối đã đem lại 2,6 tỷ USD giúp bù đắp 53% số thâm hụt của cán cân thương mại. Mặt khác, kiều hối giúp ổn định tỷ giá và tạo ra một lượng cung đáng kể cho thị trường ngoại tệ.

Bên cạnh đĩ là phần thu nhập chuyển về nước của lao động Việt Nam tại nước ngồi. Trong năm 2003, cĩ trên 75.000 người đi lao động ở nước ngồi, vượt xa con số 46.122 lao động xuất khẩu của năm 2002 (tăng 62,61%) và hiện tại, 340.000 lao động – chuyên gia đang làm ở nước ngồi mang về cho đất nước 1,5 tỷ USD/năm. Hiện nay

nước ta vẫn cịn trong tình trạng thiếu vốn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào máy mĩc thiết bị và nguyên liệu nhập khẩu, mức tiết kiệm trong nước cịn thấp, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, xuất khẩu gặp nhiều khĩ khăn, trong khi luồng vốn vay nước ngồi vẫn tiếp tục tăng. Vì vậy, để cân bằng cán cân thanh tốn là vấn đề hết sức khĩ khăn. Trong tình hình đĩ, các dịng kiều hối này đã giúp ổn định cung – cầu ngoại tệ trong nước và giúp gia tăng thặng dư cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam khoảng 1 tỷ USD trong năm qua, mặc dù thâm hụt thương mại vẫn ở mức cao.

Một phần của tài liệu Tác động của dòng vốn và những giải pháp kiểm soát dòng vốn tại Việt Nam.pdf (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)