Các nhà đầu tư chứng khoán (nhất là các nhà đầu tư nhỏ, lẻ) có thể phải gánh chịu nhiều rủi ro liên quan đến các chấn động thị trường trong nước hoặc nước ngoài, bởi:
• Các trào lưu mua, bán chứng khoán theo tâm lý đám đông, đầy cảm tính và xúc cảm, làm phá vỡ các quy luật vận động bình thường của thị trường.
• Các hoạt động đầu cơ, tung tin đồn thất thiệt, gây nhiễu thông tin và tự “đánh bóng”, thổi giá hoặc thậm chí lừa đảo và thông đồng có tổ chức của một số nhà đầu tư chuyên nghiệp có tiềm lực tài chính và sức mạnh khác đủ tạo nên động thái thăng, trầm của thị trường để trục lợi.
• Các chấn động thị trường khác từ nước ngoài (cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX ở châu Á là một thí dụđiển hình).
Ngoài ra, các nhà đầu tư còn chịu các rủi ro liên quan đến động thái chính sách của Chính phủ, chẳng hạn như: chính sách 2 giá trong phát hành cổ phiếu (giảm giá từ 20-40% cho các nhà đầu tư chiến lược hoặc cán bộ, công nhân viên của công ty cổ phần hóa lần đầu); những thay đổi trong chính sách tỷ giá, lạm phát, tỷ lệ nắm giữ cổ phần trong công ty cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư nước ngoài; chính sách xuất – nhập khẩu, độc quyền hoặc các quan hệ quốc tế song phương - đa phương v.v..
Cuối cùng, rủi ro lớn nhất và cũng là nguồn cội của mọi rủi ro trong đầu tư chứng khoán là sai lầm do thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng tổng hợp, phân tích và phản ứng thị trường một cách nhạy bén, chính xác của bản thân nhà đầu tư…Đã vĩnh viễn qua rồi những cơ hội ngắn ngủi và các ảo tưởng về kinh doanh chứng
khoán thật dễ chịu và hấp dẫn: mua chứng khoán vào, “đắp chiếu”, đợi giá lên một chiều rồi khi cần tiền thì bán ra. Sự phát triển của kinh tế thông tin, kinh tế tri thức đòi hỏi và cho phép phải tri thức hóa các hoạt động kinh doanh, trong đó có kinh doanh chứng khoán, đểđầu tư chứng khoán thực sự “ích nước, lợi nhà”.