Trong thời gian vừa qua thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển khá nhanh và phát sinh một số vấn đề mới vượt ra khỏi sựđiều chỉnh của khung pháp lý hiện tại, nhưng khung pháp lý vẫn chưa kịp sửa đổi bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của thị trường. Để thị trường chứng khoán phát triển tốt thì yêu cầu cấp
thiết là phải xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ với hệ thống các văn bản pháp quy đầy đủ, rõ ràng, điều chỉnh các mặt hoạt động của thị trường chứng khoán giúp cho thị trường hoạt động an toàn, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia thị trường.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho công cụ quyền chọn chứng khoán ra đời thì trước hết Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, cùng với các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán phải tiến hành soạn thảo hệ thống văn bản qui phạm điều chỉnh những hoạt động này. Trước tiên có thể ban hành những văn bản dưới luật để tạm thời điều chỉnh hoạt động mua bán quyền chọn chứng khoán, nhưng về lâu dài phải ban hành cho được văn bản có tính pháp lý cao nhất đó là “Luật các công cụ phái sinh” trong đó có một phần điều chỉnh lĩnh vực mua bán quyền chọn nói chung và quyền chọn chứng khoán nói riêng. Khung pháp lý phải chú trọng đến các vấn đề cơ bản sau:
¾ Những điều khoản ràng buộc của các hợp đồng quyền chọn chứng khoán. ¾ Đưa ra các điều kiện đối với chứng khoán cơ sở được chọn giao dịch
quyền chọn.
¾ Qui định về giới hạn giá và số lượng hợp đồng quyền chọn mà nhằm tránh hiện tượng thao túng giá cả, thao túng thị trường.
¾ Yêu cầu vốn, mức ký quỹ và tài sản thế chấp để tránh tình trạng lừa đảo, mất khả năng thanh toán.
¾ Yêu cầu về công bố thông tin liên quan một cách công khai, minh bạch, chuẩn xác và kịp thời trên thị trường.
¾ Bổ sung những vấn đề liên quan đến thị trường chứng khoán, các công cụ tài chính phái sinh và những vấn đề mới phát sinh vào một số bộ luật có liên quan như Luật hình sự, Luật dân sự, Luật chứng khoán, …nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủđiều chỉnh hoạt động của lĩnh vực này.
Ngoài những ưu điểm, hợp đồng quyền chọn còn có những mặt trái nhất định và có thể được sử dụng cho các mục đích bất chính như trốn thuế, làm sai lệch các báo cáo tài chính, luồn lách để né tránh những qui định về kế toán hoặc các qui chế
về giám sát tài chính của Chính phủ. Vì vậy, Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng cần sớm kiện toàn các chuẩn mực kế toán, ban hành các qui định, hướng dẫn về cách hạch toán kế toán liên quan đến giao dịch của sản phẩm phái sinh. Trong đó hướng dẫn cách ghi nhận khoản phí giao dịch hợp đồng quyền chọn, xác định thời điểm kết chuyển lãi lỗ khoản phí này, cách ghi nhận lãi lỗ khi quyền chọn đáo hạn v.v …để thống nhất cách hạch toán và tránh những hành vi tiêu cực như thổi phồng hay che giấu số liệu liên quan đến các sản phẩm phái sinh trên báo cáo tài chính.