Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp có thu tại tỉnh Bình Thuận .pdf (Trang 67 - 72)

Việc triển khai tích cực và đồng bộ các giải pháp sẽ nâng cao chất l-ợng các hoạt động sự nghiệp phục vụ công chúng gắn liền với tăng tr-ởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển con ng-ời một cách toàn diện. Mở rộng và điều chỉnh các hoạt động công ích, cho phép mọi tổ chức cá nhân tham gia và việc cung ứng dịch vụ công không vì mục đích lợi nhuận, đ-ợc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải toàn bộ hay một phần kinh phí hoạt động. Các giải pháp chung bao gồm :

3.3.3.1. Cấp vốn hoạt động ngay từ đầu năm

Tùy vào khả năng nguồn thu ngân sách, hàng năm UBND Tỉnh cho phép cân đối trong dự toán ngân sách một khoản kinh phí nhất định để -u tiên cấp ứng kinh phí hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp có thu, tạo điều kiện cho các đơn vị hoạt động ngay từ đầu năm. Căn cứ vào khả năng nguồn thu, nhu cầu chi, tiến độ thực hiện trong năm, để cấp ứng vốn kịp thời và đơn vị có trách nhiệm hoàn trả nợ ứng ngay trong năm ngân sách.

3.3.3.2.Đẩy mạnh quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp của Nhà n-ớc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công.

Mở rộng hơn nữa quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu thông qua việc Nghị định 43/2006/NĐ-CP theo h-ớng tạo quyền chủ động thật sự cho các đơn vị sự nghiệp về tổ chức, cán bộ, thu chi tài chính, để tăng nguồn lực phục vụ dân tốt hơn, hiệu quả hơn. Cụ thể là: phát huy quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ công từ khâu tổ chức hoạt động, tuyển dụng lao động, vay vốn, phân phối kết quả hoạt động nhằm phát huy mọi tiềm năng của các đơn vị, đổi mới chính sách về thu sự nghiệp, mở rộng các đối t-ợng tham gia, khai thác triệt để các nguồn thu để mở rộng việc cung cấp các dịch vụ công công cho xã hội, tăng thu nhập cho ng-ời lao động.

Trên cơ sở tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế nhằm tạo động lực mới

cho việc thực hiện cải cách quản lý tài chính lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, nghiên cứu mở rộng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị không có nguồn thu ; khắc phục những tồn tại, v-ớng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP; Nghiên cứu bổ sung hoàn thiện cơ chế hoạt động đối với đơn vị sự nghiệp theo h-ớng tăng c-ờng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho tất cả các đơn vị sự nghiệp, tạo điều kiện cho đơn vị sự nghiệp chủ động điều hành công việc, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của đơn vị, chủ động sắp xếp bộ máy, và đội ngũ cán bộ, viên chức hợp lý, chất l-ợng và hiệu quả ; tạo điều kiện cho đơn vị sự nghiệp phát triển, đa dạng hoá các loại hình hoạt động, đa dạng hoá các nguồn tài chính, thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, khai thác nguồn thu sự nghiệp, thực hiện phân phối trong thu nhập cho cán bộ, viên chức theo kết quả lao động, góp phần nâng cao chất l-ợng dịch vụ công.

Tự chủ về các khoản thu, mức thu

Đơn vị tổ chức hoạt động dịch vụ, liên doanh liên kết đ-ợc quyết định các khoản thu, mức thu theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ. Đối với hoạt động thu phí, lệ phí và sản phẩm nhà n-ớc đặt hàng thực hiện theo mức thu hoặc khung mức thu và đơn giá sản phẩm do nhà n-ớc quy định.

Để ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp, tạo nguồn kinh phí tăng thu nhập cho ng-ời lao động và tích lũy đầu t- cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, các đơn vị sự nghiệp cần chủ động thực hiện các giải pháp liên quan đến việc khai thác nguồn thu sự nghiệp nh- sau :

- Đối với nguồn thu từ phí, lệ phí : Ngoài các khoản thu thuộc thẩm quyền của Trung -ơng, đối với các khoản thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của địa ph-ơng, các đơn vị tiến hành rà soát lại quá trình thực hiện ở đơn vị mình. Tr-ờng hợp số thu đ-ợc để lại không đảm bảo bù đắp chi phí, kể cả các khoản chi phí phát sinh tăng do các yếu tố khách quan, thì kịp thời báo cáo cơ quan chủ quản và Sở Tài chính để trình Th-ờng trực HĐND và UBND Tỉnh xem xét quyết định.

- Đối với nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ (không phải phí, lệ phí) : Đơn vị chủ động xây dựng và áp dụng mức thu theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp đ-ợc chi phí, có tích lũy. Đồng thời, tiến hành rà soát và đề nghị cơ quan chủ quản, Sở Tài chính trình UBND Tỉnh bãi bỏ các văn bản quy định liên quan đến

mức thu, quản lý sử dụng nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ không còn phù hợp hoặc kiến nghị Trung -ơng xem xét bãi bỏ, điều chỉnh, bổ sung.

Đặc biệt, tại một số đơn vị có chủ tr-ơng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nh-ng do nguồn đầu t- từ ngân sách quá hạn hẹp, huy động từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp cũng không kịp cho nhu cầu thực tế, đơn vị có nhu cầu vay vốn của các tổ chức tín dụng (ngân hàng, quỹ hỗ trợ phát triển...) nh-ng thực tế nhiều đơn vị đã không vay đ-ợc ngân hàng, mặc dù tại điều 3, Nghị định 10/2002/NĐ-CP nêu rõ ‚các đơn vị sự nghiệp có thu đ-ợc vay tín dụng ngân hàng hoặc quỹ hỗ trợ phát triển để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp...“ và điều 11, Nghị định 43/2006/NĐ-CP cũng nêu rõ “các đơn vị sự nghiệp có hoạt động dịch vụ đ-ợc vay vốn của các tổ chức tín dụng… để mở rộng nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp.“. Cần có h-ớng dẫn cụ thể để việc vay vốn của các đơn vị sự nghiệp đ-ợc thực hiện thuận lợi hơn.

3.3.3.3.Thúc đẩy phát triển khu vực cung cấp dịch vụ công ngoài công lập

- Triển khai mạnh mẽ chủ tr-ơng xã hội hoá nhằm động viên, thu hút rộng rãi các nguồn vốn trong xã hội đóng góp đầu t- nâng cao số l-ợng và chất l-ợng các dịch vụ công.

Giải pháp chiến l-ợc cần tập trung huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế trong xã hội để cùng với Nhà n-ớc chăm lo phát triển các dịch vụ công. Chuyển dần việc Nhà n-ớc cung cấp phần lớn các dịch vụ công sang việc chỉ cung cấp một số dịch vụ cơ bản. Tích cực thu hút các nguồn nhân, tài, vật lực của xã hội đầu t- phát triển cả số l-ợng và chất l-ợng cung ứng dịch vụ công trên cơ sở : Đa dạng hóa các mô hình cung cấp dịch vụ công theo h-ớng xã hội hoá; Tổ chức tốt việc tổng kết, rút kinh nghiệm các loại hình công lập, dân lập, bán công...

Đẩy mạnh việc triển khai chủ tr-ơng, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo điều kiện về chính sách tài chính, khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức xã hội huy động vốn thành lập doanh nghiệp công ích, xây dựng các cơ sở cung cấp dịch vụ công ngoài công lập nh- giáo dục ở các cấp học, các bậc học; phát triển các cơ sở khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe; xây dựng các cơ sở nghiên cứu ứng dụng KH&CN, phát triển các loại hình văn hóa, thể thao, vệ sinh môi tr-ờng và các dịch vụ công khác... Từ đó tạo nên sự cạnh tranh với các cơ sở của nhà n-ớc, buộc các cơ sở nhà n-ớc phải nâng cao chất l-ợng hoạt động của mình, phục vụ ng-ời dân

tốt hơn, tăng c-ờng huy động lực l-ợng trong dân và doanh nghiệp cho các dịch vụ công, đáp ứng các nhu cầu dịch vụ khác nhau.

- Nghiên cứu triển khai cơ chế Nhà n-ớc mua sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn thành thay thế cho hình thức cấp kinh phí trực tiếp cho các đơn vị thực hiện nh- hiện nay. Đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ công cần tiến hành phân loại, tổ chức đấu thầu, giao cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thực hiện; Nhà n-ớc chỉ kiểm tra, giám sát, kiểm soát giá cung ứng dịch vụ hoặc ban hành mức lệ phí phải thu.

- Triển khai các cơ chế tài chính mới nh- cơ chế giao đất, cho thuê đất để xây dựng tr-ờng học, bệnh viện; Ban hành chế độ BHXH, BHYT hợp lý đối với cán bộ công nhân viên chuyển từ hệ công lập sang dân lập... Xây dựng cơ chế tài chính khuyến khích các nhà đầu t- trong n-ớc, n-ớc ngoài, mở rộng các hình thức liên doanh và đầu t- trực tiếp của n-ớc ngoài đầu t- phát triển các cơ sở đào tạo đại học, trên đại học, dạy nghề, bệnh viện có chất l-ợng cao ở các thành phố, khu công nghiệp.

- Nhà n-ớc xây dựng và hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất và thực hiện giao, bán, khoán, cho thuê... tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức t- nhân cùng với Nhà n-ớc tham gia cung ứng dịch vụ công hoặc ng-ợc lại. Nhà n-ớc trực tiếp đầu t- xây dựng các cơ sở hạ tầng công cộng để thu hút vốn đầu t- của xã hội vào phát triển dịch vụ công; Phối hợp và hỗ trợ tài chính cho các tổ chức t- nhân và các thành phần kinh tế khác cùng đầu t- xây dựng cơ sở hạ tầng cung ứng dịch vụ công; Có cơ chế tài chính cho việc mua lại các cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ công do t- nhân xây dựng. Tăng việc thực hiện cơ chế giao, bán, khoán, cho thuê khai thác, sử dụng các cơ sở hạ tầng phục vụ công cộng. Chú ý hoàn thiện các mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động cung cấp các dịch vụ công tại các đô thị (vận chuyển hành khách nội thị, vệ sinh môi tr-ờng, chiếu sáng công cộng...).

3.3.3.4. Phân phối, sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả, công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ ; đổi mới công tác thanh tra, giám sát tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công

Bảo đảm tính bao quát về phạm vi, đối t-ợng và mức độ kiểm soát theo đúng Luật Ngân sách nhà n-ớc, bảo đảm tất cả các khoản chi của ngân sách nhà n-ớc đều đ-ợc kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ; Tăng c-ờng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công trong việc quản lý và sử dụng các nguồn tài chính một cách có hiệu quả; Tăng c-ờng công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc sử dụng quỹ NSNN tại các đơn vị sự nghiệp. Tổ chức thực hiện Đánh giá chi tiêu công một cách bắt

buộc, định kỳ ở tất cả các ngành, các cấp có sử dụng NSNN; Hiện đại hóa hệ thống thông tin tài chính công, khắc phục tình trạng thiếu số liệu, thiếu ph-ơng pháp, thiếu thể chế pháp quy trong việc đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng các nguồn lực công.

Hàng năm phần chênh lệch thu lớn hơn chi đ-ợc sử dụng để:

- Tăng thu cho cán bộ: Tuỳ theo kết quả hoạt động tài chính trong năm, đơn vị đ-ợc quyết định tổng mức thu nhập:

+ Tối đa 4 lần quỹ tiền l-ơng theo cấp bậc, chức vụ đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động th-ờng xuyên.

+ Tối đa 3 lần quỹ tiền l-ơng theo cấp bậc, chức vụ đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động th-ờng xuyên.

Việc chi trả thu nhập cho từng ng-ời lao động do đơn vị quyết định theo nguyên tắc ng-ời nào có hiệu suất công tác cao hơn đ-ợc trả cao hơn, không khống chế thu nhập của từng ng-ời.

- Đơn vị đ-ợc trích lập 04 quỹ gồm: Quỹ khen th-ởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Mức trích lập các quỹ do đơn vị quyết định. Trong đó mức trích lập đối với 2 quỹ : khen th-ởng và phúc lợi tối đa bằng 3 tháng tiền l-ơng, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Riêng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi, sau khi đã bảo đảm thu nhập bằng 2 lần quỹ tiền l-ơng cấp bậc, chức vụ của đơn vị.

3.3.3.5. Sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát các nguồn tài chính

Thúc đẩy đơn vị sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí thất thoát đầu t- NSNN cho các hoạt động sự nghiệp.Thực hiện công khai minh bạch để làm căn cứ sử dụng, kiểm soát chi ngân sách đối với các đơn vị sử dụng ngân sách. Tăng c-ờng trách nhiệm công bố ngân sách, cụ thể hoá các khoản thu, các khoản phí và các khoản đóng góp cũng nh- việc sử dụng các nguồn lực này đối với tất các các đơn vị sự nghiệp, đặc biệt là đối với hệ thống các tr-ờng phổ thông.

Có cơ chế chính sách và tạo môi tr-ờng khuyến khích toàn dân, các doanh nghiệp thực hành tiết kiệm, triển khai mạnh và có hiệu quả pháp lệnh tiết kiệm; tăng c-ờng kỷ c-ơng và năng lực giám sát tài chính đối với nền kinh tế (hiệu quả giám sát quá trình lập, thẩm tra, chấp hành, sử dụng và quyết toán NSNN; kiểm soát chế độ sử dụng vốn, tài sản công; quy định rõ trách nhiệm vật chất của thủ tr-ởng cơ quan, cán bộ công

chức trong quan lý, sử dụng vốn và tài sản) nhằm ngăn chặn thất thoát, lãng phí và đẩy lùi tham nhũng. Nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp đảm bảo nguồn lực tài chính đ-ợc phân bổ hợp lý, sử dụng hiệu quả; tăng c-ờng tính minh bạch, công khai trong phân bổ, sử dụng các nguồn lực tài chính quốc gia.

3.3.3.6.H-ớng dẫn và giám sát việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị sự nghiệp

Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhằm tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho Thủ tr-ởng đơn vị, cán bộ, viên chức trong đơn vị; là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu, thực hiện kiểm soát của KBNN, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán. Tạo điều kiện cho đơn vị sử dụng tài sản đúng mục đích, hiệu quả, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và giữ đ-ợc những cán bộ, viên chức có năng lực cho đơn vị.

Cơ quan thực hiện chế độ tự chủ xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ ở một số nội dung chủ yếu nh- : về sử dụng văn phòng phẩm, về sử dụng ô tô phục vụ công tác, về sử dụng điện thoại, về sử dụng điện trong cơ quan, về trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức.

3.3.3.7.Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu kỹ các chính sách, chế độ về tự chủ

tài chính tại các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP đến từng cán bộ, viên chức trong đơn vị để mọi ng-ời quán triệt, nhất

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp có thu tại tỉnh Bình Thuận .pdf (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)