Mục tiêu và quan điểm phát triển các hoạt động sự

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp có thu tại tỉnh Bình Thuận .pdf (Trang 60)

- Đảm bảo tính công bằng trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công. Quan điểm này xuất phát từ bản chất của chế độ n-ớc ta là phát triển nền kinh tế thị tr-ờng theo định h-ớng XHCN, mọi ng-ời dân đều đ-ợc công bằng trong trách nhiệm và h-ởng thụ. NSNN đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp, cũng nh- là phải đảm bảo mọi ng-ời dân đều có thể đ-ợc h-ởng những dịch vụ cơ bản nhất.

- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực huy động đ-ợc thể hiện ở việc nâng cao chất l-ợng cũng nh- quy mô cung cấp các dịch vụ công đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá thể thao.

- Đa dạng hoá nguồn lực trong xã hội đầu t- phát triển các hoạt động sự nghiệp: đầu t- của Nhà n-ớc, đóng góp của cộng đồng, tranh thủ viện trợ quốc tế… trong đó vẫn phát huy vai trò chủ đạo của nguồn tài chính từ NSNN. Từng b-ớc phấn đấu tăng mức chi th-ờng xuyên cho y tế trong tổng chi ngân sách. Thực hiện xã hội hoá, đa dạng hoá các nguồn tài chính đầu t- cho giáo dục, y tế, văn hoá...

- Coi đầu t- cho con ng-ời là đầu t- cho phát triển.

- Chi ngân sách nhà n-ớc phải góp phần thực hiện mục tiêu công bằng, đảm bảo cho mọi ng-ời dân đều đ-ợc h-ởng thụ các dịch vụ công cộng, đặc biệt là ng-ời nghèo.

- Mở rộng việc áp dụng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức cung cấp các dịch vụ của các đơn vị nhằm phát huy đ-ợc các tiềm năng về trang bị cơ sở vật chất, năng lực cán bộ, tăng c-ờng các dịch vụ cung cấp cho xã hội, tăng thu, giảm dần những gánh nặng cho NSNN...

3.3. Giải pháp Quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp có thu tại Bình Thuận

Việc thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP trong 3 năm qua, đã khẳng định việc giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu là phù hợp với tiến trình cải cách nền hành chính nhà n-ớc. Nên việc triển khai thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP trong thời gian tới là tất yếu khách quan, tuy nhiên cần hết sức l-u ý vì việc tăng thu và tiết kiệm chi phí vì liên quan trực tiếp đến ng-ời dân h-ởng những dịch vụ công.

Tính đến nay, tổng số đơn vị sự nghiệp cấp Tỉnh là 115 đơn vị. Trong đó, đơn vị không có nguồn thu hoặc nguồn thu không đáng kể là 44 đơn vị, còn lại 71 đơn vị là các đơn vị sự nghiệp có thu. Năm 2006, UBND Tỉnh tiếp tục giao quyền tự chủ tài

chính cho 6 đơn vị sự nghiệp có thu, nâng tổng số đơn vị thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP lên thành 62 đơn vị.

Để góp phần tháo gỡ khó khăn, v-ớng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu trong thời gian tới cần có các giải pháp sau :

3.3.1. Đối với nguồn Ngân sách nhà n-ớc

Xây dựng cơ chế sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn kinh phí NSNN Trong các

nguồn tài chính đầu t- cho hoạt động sự nghiệp thì nguồn vốn từ Ngân sách nhà n-ớc vẫn là lớn và quan trọng nhất để mở rộng quy mô và nâng cao chất l-ợng các dịch vụ công. Nguồn NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp ngày càng tăng cao. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng cơ chế sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách nhà n-ớc đầu t- cho các hoạt động sự nghiệp, thực hiện mục tiêu công bằng và hiệu quả trong chi tiêu của ngân sách nhà n-ớc. Nhà n-ớc cần tăng đầu t- cho các mục tiêu -u tiên nh- giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ. Tiếp tục bảo đảm và tăng kinh phí cho giáo dục, y tế nhằm thực hiện các mục tiêu: phổ cập giáo dục, đào tạo và bồi d-ỡng nhân tài, nâng cao hiệu quả cải cách giáo dục, mở rộng quy mô giáo dục đào tạo, nâng cấp tr-ờng, đào tạo giáo viên, đổi mới thống nhất ch-ơng trình và sách giáo khoa, đổi mới thi tuyển sinh, đẩy mạnh đào tạo nghề phục vụ nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ch-ơng trình quốc gia về: vệ sinh, phòng bệnh, khám chữa bệnh, tiếp tục hoàn thiện kiên cố hóa tr-ờng học, trạm xá...

Những giải pháp đổi mới cơ chế quản lý đối với nguồn kinh phí ngân sách nhà n-ớc cho các hoạt động sự nghiệp bao gồm:

Thứ nhất, xây dựng cơ cấu giữa chi đầu t- và chi th-ờng xuyên hợp lý, trong

phân phối ngân sách cho các hoạt động sự nghiệp phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu phát triển của từng thời kỳ.

Cần có sự kết nối khi xây dựng và điều hành ngân sách giữa dự toán chi đầu t- phát triển và dự toán chi th-ờng xuyên.

Khi bố trí cơ cấu chi đầu t- phát triển cần phải tính tới tác động cả các nguồn vốn đầu t- xây dựng cơ bản làm tăng chi hoạt động th-ờng xuyên đối với hoạt động vận hành, duy tu, bảo d-ỡng trong quá trình sử dụng lâu dài của công trình. Đối với từng nội dung chi:

- Đối với chi đầu t- phát triển từ nguồn vốn NSNN: Thống nhất chủ tr-ơng, có ch-ơng trình, biện pháp yêu cầu các đơn vị đ-ợc h-ởng kinh phí đầu t- từ NSNN phải thực hiện đầu t- theo quy hoạch thống nhất từ tr-ớc. Sửa đổi, bổ sung cơ chế quản lý

đầu t- theo h-ớng NSNN chỉ tập trung -u tiên đầu t- các công trình hạ tầng cơ sở xã hội về y tế, giáo dục nh- các tr-ờng học, bệnh viện, trung tâm y tế lớn, đầu t- trang thiết bị, máy móc hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sự nghiệp.

- Đối với chi th-ờng xuyên: Xác định đúng đắn các trật tự -u tiên trong chi th-ờng xuyên. Cắt giảm các khoản chi không cần thiết, tăng c-ờng các khoản chi có ý nghĩa lâu dài, ổn định xã hội. Trong đó chú trọng đến nhóm các nhiệm vụ chi NSNN cần đ-ợc -u tiên vốn, kinh phí (nông nghiệp, giáo dục, khoa học).

Thứ hai, hoàn thiện chế độ, định mức cấp phát, chi tiêu sử dụng ngân sách.

Định mức phân bổ ngân sách cần đảm bảo tính công bằng, hợp lý phù hợp với tính chất hoạt động, khả năng thu hút nguồn thu của các đơn vị đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, giáo dục nhằm đảm bảo cho những ng-ời dân đều đ-ợc h-ởng các dịch vụ công t-ơng tự nhau, và mỗi địa ph-ơng đều có mức kinh phí ngân sách tối thiểu, cần thiết để đáp ứng nh-ng nhu cầu thiết yếu cho nhân dân. Định mức phân bổ ngân sách cũng nên -u tiên ngân sách cho các tỉnh nghèo, có điều kiện thiên nhiên khó khăn, tỉnh miền núi, tính tới các điều kiện đặc điểm về địa lý, dân số, trình độ phát triển kinh tế - xã hội… Định mức phân bổ ngân sách phải phù hợp với khả năng của NSNN, và việc sử dụng các định mức này không đ-ợc v-ợt quá khả năng của NSNN đã cân đối cho từng lĩnh vực.

Thứ ba, hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý tài sản công, đảm bảo sử dụng hiệu quả tài sản quốc gia.Cần có pháp lệnh về quản lý tài sản công. Tách bạch cơ chế quản lý tài sản công khu vực hành chính và sự nghiệp. Đối với khu vực hành chính, tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công; thành lập cơ quan quản lý thống nhất việc mua sắm, đấu thầu tài sản công chung cho toàn bộ khu vực hành chính nhà n-ớc. Trong khu vực sự nghiệp, giao quyền tự chủ gắn với trách nhiệm của các đơn vị trong việc mua sắm, sử dụng và thanh lý tài sản công. Xác lập thể chế quản lý và khai thác hiệu quả tài sản quốc gia, đặc biệt là đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài sản nhà n-ớc tại các doanh nghiệp, các nguồn thu từ cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê.

Thứ t-, vận dụng mô hình quản lý NSNN hiện đại dựa theo kết quả đầu ra.

Tức là căn cứ vào kết quả kinh tế - xã hội của việc chi tiêu sử dụng ngân sách, chất l-ợng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ đ-ợc giao của mỗi đơn vị sự nghiệp để lập, phân bổ và quản lý NSNN theo kết quả đầu ra.

Để kiểm soát đ-ợc việc sử dụng các nguồn tài chính trong các đơn vị sự nghiệp một cách phù hợp, có hiệu quả hơn thì cần phải xây dựng một cơ chế kiểm soát chú ý đến chất l-ợng đầu ra thay cho cơ chế kiểm soát quá chú trọng đến yếu tố đầu vào nh- hiện nay. Trong cơ chế kiểm soát chất l-ợng đầu ra, các yếu tố về hệ thống tiêu chuẩn, định mức đ-ợc thay bởi các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chất l-ợng đầu ra cũng nh- tác dụng của chúng đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất n-ớc. Muốn vậy, tr-ớc hết phải xây dựng đ-ợc các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đầu ra trong từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

3.3.2. Đối với nguồn thu sự nghiệp của đơn vị

Nguồn thu sự nghiệp ngày càng trở nên là một nguồn thu quan trọng cùng với ngân sách nhà n-ớc đầu t- phát triển của các đơn vị sự nghiệp. Do có nguồn thu sự nghiệp, các đơn vị có quyền chủ động trong việc đầu t- nâng cấp cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị y tế, đa dạng hoá dịch vụ cung cấp. Kết quả là chất l-ợng dịch vụ cung cấp đ-ợc nâng cao, ng-ời sử dụng đ-ợc phục vụ tốt hơn, và các đơn vị sẽ thu hút đ-ợc nguồn thu lớn hơn. Do vậy, cần thiết thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng đối với nguồn thu sự nghiệp, cụ thể :

3.3.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, sửa đổi chế độ thu phí dịch vụ theo h-ớng tính đúng, tính đủ chi phí cung cấp dịch vụ công. Đồng thời, có chính sách thoả đáng bảo đảm cho ng-ời nghèo đ-ợc h-ởng các phúc lợi cơ bản.

Huy động tốt hơn sự đóng góp của ng-ời sử dụng dịch vụ công thông qua các loại phí nhất là học phí, viện phí: không đặt vấn đề chỉ thu một phần học phí, viện phí nh- hiện nay mà cần xác định ng-ời học, ng-ời bệnh có nghĩa vụ chi trả chi phí học tập, khám chữa bệnh cho mình, phải nâng mức thu phí lên để học phí, viện phí có thể bù đắp chi phí th-ờng xuyên về dạy học, khám chữa bệnh; kinh phí của Nhà n-ớc ngày một tăng lên, nh-ng chủ yếu để đầu t- xây dựng cơ sở vật chất để hỗ trợ về học phí, viện phí cho các đối t-ợng chính sách và ng-ời nghèo, đồng thời khuyến khích nhân tài, ng-ời học giỏi.

Sớm ban hành chính sách về học phí, học bổng hợp lý Nhà n-ớc tiếp tục có chính sách -u tiên hỗ trợ để cho con em các gia đình thuộc diện chính sách, gia đình nghèo và học sinh xuất sắc có điều kiện học tập tốt hơn.

Cần phải tăng mức học phí để bổ sung nguồn thu còn thiếu hụt trong nhiệm vụ bảo đảm chất l-ợng và đó cũng là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất l-ợng giáo dục hiện nay. Nhiều tr-ờng học cho biết, họ không mua đ-ợc thiết bị hiện đại và

giáo trình n-ớc ngoài vì kinh phí eo hẹp. Để có thêm nguồn chi phí cho đào tạo ngoài nguồn NSNN và thu từ học phí của sinh viên, phần lớn các tr-ờng đã phải tự xoay sở từ nghiên cứu khoa học, mời gọi tài trợ từ bên ngoài, mời các dịch vụ đào tạo đ-ợc Nhà n-ớc cho phép Từ nguồn này, các tr-ờng cũng có thêm một khoản thu t-ơng đối khá bổ sung vào ngân sách đào tạo.

Việc ban hành chính sách học phí, học bổng hợp lý là dựa trên cơ sở đổi mới quan niệm về học phí, học bổng. Ngoài phần hỗ trợ của Nhà n-ớc nhằm thực hiện chính sách xã hội và các mục tiêu -u tiên, về nguyên tắc học phí phải đ-ợc tính đúng, tính đủ chi phí cần thiết cho hoạt động giáo dục, đào tạo. Bộ GD ĐT phải rất thận trọng trong việc tính đúng tính đủ, đảm bảo tính hợp lý và tất cả các khoản sẽ đ-a vào học phí, bãi bỏ tất cả các khoản thu khác trong nhà tr-ờng. Có nh- vậy mới đảm bảo một chính sách học phí minh bạch, rõ ràng, không có các hiện t-ợng tiêu cực khác. Một chính sách học phí phù hợp là động lực hết sức quan trọng thức đẩy ng-ời học học tốt hơn, ng-ời dạy dạy tốt hơn đảm bảo chất l-ợng và hiệu quả cao trong giáo dục.

Ban hành Nghị định mới về giá viện phí trên nguyên tắc ‚Nh¯ nước đ°m b°o những khoản chi lớn cho y tế nh- đầu t- ban đầu, xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật, chi phí tổ chức quan lý bộ máy, ng-ời bệnh tự trang trả các chi phí phục vụ trực tiếp cho khám chữa bệnh’’. Mở rộng đối tượng tham gia BHYT v¯ đa dạng hoá các loại hình BHYT để thu hút mọi đối t-ợng tham gia BHYT, h-ớng tới mục tiêu thực hiện BHYT toàn dân. Trong tình hình hiện nay, cần thiết phải sửa đổi lại chế độ thu viện phí theo h-ớng: tính đúng, tính đủ các chi phí y tế. Phân tuyến kỹ thuật để có mức phí phù hợp nh- nâng mức viện phí đối với tuyến trên, giảm viện phí đối với tuyến d-ới, tuyến y tế cơ sở, nh- vậy sẽ tiết kiệm đ-ợc các chi phí xã hội, ng-ời dân đ-ợc khám chữa bệnh trong môi tr-ờng bảo đảm, công bằng.

Giá viện phí mới chỉ tính một phần chi phí đối với ng-ời bệnh trong n-ớc; thu đủ toàn bộ các chi phí, bao gồm cả khấu hao TSCĐ và có tích lũy đối với ng-ời n-ớc ngoài. Các đối t-ợng đ-ợc miễn viện phí bao gồm: trẻ em d-ới 6 tuổi; ng-ời cho mô, bộ phận cơ thể ng-ời; ng-ời tàn tật...Đối t-ợng đ-ợc giảm viện phí là ng-ời bệnh nặng hiểm nghèo có chi phí điều trị lớn, ng-ời phải nộp viện phí nh-ng bị rủi ro về chuyên môn. Bộ Y tế cho rằng việc sửa đổi chế độ thu một phần viện phí để phù hợp với điều kiện hiện nay là cần thiết, mức thu viện phí phù hợp với mức tăng giá và tiền l-ơng khi tăng viện phí ở mức bình quân 30% so với năm 1995.

Việc ban hành chính sách mới về học phí, viện phí giá viện phí mới là tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp . Và đối với ngành giáo dục cũng gặp phải những khó khăn khi thực hiện theo cơ chế mới nếu không đ-ợc phép tăng học phí, đó là: Sự eo hẹp từ nguồn thu học phí đã khiến cho các tr-ờng không chủ động đ-ợc nguồn vốn đầu t- cho cơ sở vật chất, trang thiết bị và nghiên cứu khoa học; Các tr-ờng đ-ợc tự chủ về chi tiêu nh-ng không đ-ợc tự chủ về nguồn thu, mức thu; Nhà n-ớc giao cho các đơn vị tự cân đối nguồn thu

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp có thu tại tỉnh Bình Thuận .pdf (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)