Thực trạng Quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp có thu tại tỉnh Bình

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp có thu tại tỉnh Bình Thuận .pdf (Trang 46)

2.2.1 Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận

2.2.1.1. Về kinh tế

Tăng tr-ởng kinh tế : Thời kỳ 1996-2000, nền kinh tế Bình Thuận đạt đ-ợc nhịp

độ tăng tr-ởng khá và liên tục, tốc độ tăng tr-ởng GDP bình quân 10,78%. Trong đó : giai đoạn 1996-2000 tăng bình quân 12,04% ; giai đoạn 2001-2005 tăng tr-ởng xấp xỉ 10,16%. Tuy tốc độ tăng tr-ởng trong các năm cuối của thời kỳ có giảm so với các năm tr-ớc ; song trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, đây là một kết quả đáng khích lệ.

Bảng 2.10 : Tốc độ tăng tr-ởng GDP qua các năm

Đơn vị tính : (%)

Chỉ tiêu 1997-2000

Trong đó

1997-2000 2000-2005 1. GDP toàn tỉnh 10,86 12,04 10,16

- Nông lâm thủy sản + Nông lâm nghiệp + Thủy sản 7,67 6,57 10,98 6,99 5,93 10,51 8,08 6,95 11,26 - Công nghiệp, xây dựng

+ Công nghiệp + Xây dựng 18,61 15,16 29,67 29,35 20,87 60,53 12,6 11,87 14,08 - Dịch vụ 12,33 12,96 11,95 2. Bình quân cả n-ớc 8,2 9,3 7,51

Nguồn : Niên giám thống kê

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: có sự chuyển dịch theo xu thế tăng dần tỷ trọng

- Nông lâm thủy sản : giảm dần từ 64,6% năm 1997 xuống còn 49,9% năm 2000 và còn 42,4% năm 2005. Trong đó Nông nghiệp từ 49,5% năm 1997 giảm xuống còn 37,7% năm 2000 và 32,2% năm 2005. Thủy sản từ 15,14% năm 1997 giảm xuống 12,2% năm 2000 và 10,2% năm 2005.

- Công nghiệp-xây dựng : từ 14,4% năm 1997 tăng lên 20,5% năm 2000 và 23% năm 2005. Trong đó, tỷ trọng Công nghiệp từ 9,23% năm 1997 tăng lên 13,8% năm 2000 và 14,7% năm 2005.

- Dịch vụ : tăng từ 24% năm 1997 lên 29,6% năm 2000 và 34,6% năm 2005

Cơ cấu thành phần kinh tế: Tỷ trọng kinh tế quốc doanh tăng nhanh từ 18,9%

năm 1997 lên 22,93% năm 2000. Sang giai đoạn 2001-2005, cơ cấu thành phần kinh tế t-ơng đối ổn định, mức độ chuyển dịch không đáng kể.

Thời kỳ 1996-2000, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đ-ợc trong điều kiện nhiều chủ tr-ơng, chính sách mới ra đời tạo hành lang pháp lý, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế tỉnh nhà phát triển. Với sự quyết tâm phát huy nội lực, tranh thủ và tạo điều kiện thu hút nguồn lực bên ngoài thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Kết quả là nền kinh tế đã đạt mức tăng tr-ởng khá cao và liên tục trong thời kỳ 1996-2000; hạn chế tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, duy trì mức tăng tr-ởng kinh tế-xã hội thời kỳ 2001-2005; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đ-ợc cải thiện, đời sống nhân dân đ-ợc nâng lên, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội đ-ợc giữ vững.

2.2.1.2 Về văn hóa-xã hội * Y tế

Đ-ợc chú ý đầu t- phát triển cả về cơ sở vật chất trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế. Mạng l-ới cơ sở y tế của tỉnh : 3 bệnh viện tỉnh, 7 bệnh viện huyện, 17 trung tâm KHHGĐ liên xã, 13 phòng khám đa khoa khu vực; 100% xã có trạm y tế đ-ợc kiên cố hóa; tỷ lệ gi-ờng bệnh trên 1 vạn dân là 18,6 gi-ờng.

Đội ngũ cán bộ y tế toàn tỉnh là 2.624 cán bộ y tế, trong đó có 450 bác sĩ, có 4,6 cán bộ y tế trên 1 vạn dân.

* Giáo dục đào tạo

Ngành học mầm non: có 3 nhà trẻ công lập, 24 nhóm trẻ/344 cháu, 136 tr-ờng mẫu giáo công lập, 1.223 lớp/34.466 cháu và tổng biên chế 1.823 ng-ời (nhà trẻ 63 ng-ời, mẫu giáo 1.760 ng-ời)

Ngành học tiểu học : có 270 tr-ờng, 4.558 lớp, 143.222 học sinh và tổng biên chế 6.985 ng-ời.

Ngành học Trung học cơ sở : có 112 tr-ờng, 2.529 lớp, 103.677 học sinh và tổng biên chế 4.328 ng-ời.

Ngành học Trung học phổ thông hệ công lập : có 16 tr-ờng, 650 lớp, 28.647 học sinh và tổng biên chế 1.176 ng-ời.

Ngành học Trung học phổ thông hệ bán công : có 5 tr-ờng, 196 lớp, 9.441 học sinh và tổng biên chế 217 ng-ời.

Tr-ờng dân tộc nội trú : có 4 tr-ờng (1 tr-ờng ở tỉnh và 3 tr-ờng ở huyện) 45 lớp, 1.931 học sinh và tổng biên chế 214 ng-ời.

* Văn hóa-thông tin-thể dục thể thao

Hệ thống phát thanh truyền hình đ-ợc đầu t- nâng cấp và phát triển. Tất cả các huyện, thị và thành phố trong tỉnh đều có trạm thu phát truyền hình vệ tinh, 70% diện tích lãnh thổ đ-ợc phủ sóng truyền hình, 90% địa bàn dân c- đ-ợc phủ phó truyền thanh. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật đ-ợc chú ý phát triển, phát hành báo chí và các loại văn hóa phẩm ngày càng đ-ợc mở rộng.

Xóa đói giảm nghèo đ-ợc đẩy mạnh, tính đến cuối năm 2005 đã huy động đ-ợc 59.2 tỷ đồng hỗ trợ cho hơn 45 ngàn l-ợt hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất; cùng với các ch-ơng trình phát triển kinh tế khác, đời sống nhận dân đ-ợc cải thiện.

Giải quyết việc làm : hàng năm bằng việc lồng ghép các ch-ơng trình quốc gia, huy động toàn xã hội đã giải quyết việc làm cho khoảng 18.000 lao động. Thực hiện các chính sách xã hội, hoạt động đền ơn đáp nghĩa đ-ợc triển khai tích cực, th-ờng xuyên.

2.2.2 Thực trạng quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

2.2.2.1 Yêu cầu

Để triển khai thực hiện chế độ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn Tỉnh, tháng 10/2002 Sở Tài chính tổ chức hội nghị phổ biến các chính sách, chế độ áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có thu cho các đơn vị. Tiếp đó trình UBND Tỉnh cho phép thực hiện thí điểm đối với 14 đơn vị.

Sau khi đ-ợc UBND Tỉnh cho phép triển khai thí điểm, Sở Tài chính đã phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ngành quản lý tổ chức xét duyệt dự toán thu chi năm 2003,

trình UBND Tỉnh. Ngày 11/02/2003, UBND Tỉnh đã ban hành các Quyết định phê duyệt đề án thí điểm áp dụng cho 14 đơn vị sự nghiệp có thu.

Đầu năm 2004, UBND Tỉnh tiếp tục giao quyền tự chủ tài chính cho 14 đơn vị sự nghiệp, nâng tổng số đơn vị thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP là 28 đơn vị, chiếm 28,29% trên tổng số 99 đơn vị sự nghiệp (gồm: đơn vị sự nghiệp có nguồn thu là 58 đơn vị, không có nguồn thu hoặc nguồn thu không đáng kể là 41 đơn vị) và chiếm 48,28% trên tổng số đơn vị sự nghiệp có thu có khả năng thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP. Trong đó:

- Giao kế hoạch ổn định 2 năm 2004-2005 là 24 đơn vị và giao kế hoạch năm 2004 là 4 đơn vị;

- Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động th-ờng xuyên là 4 đơn vị và tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động th-ờng xuyên là 24 đơn vị.

Năm 2005, UBND Tỉnh tiếp tục giao quyền tự chủ tài chính cho 28 đơn vị sự nghiệp có thu, nâng tổng số đơn vị thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP lên thành 56 đơn vị, chiếm 56% trên 100 đơn vị sự nghiệp (gồm đơn vị sự nghiệp có nguồn thu là 59 đơn vị, không có nguồn thu hoặc nguồn thu không đáng kể là 41 đơn vị) và chiếm 94,92% trên tổng số đơn vị sự nghiệp có thu có khả năng thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP. Trong đó, tự đảm bảo chi phí là 8 đơn vị và đảm bảo một phần chi phí là 48 đơn vị.

2.2.2.2 Kết quả đạt đ-ợc

* Sự nỗ lực của các cấp chính quyền tại Bình Thuận

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 10/2002/NĐ-CP, Tỉnh Bình Thuận đã rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Từ đó, có kế hoạch từng b-ớc triển khai thực hiện giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu. UBND Tỉnh đã có văn bản chỉ đạo Sở Tài chính và Sở Nội vụ h-ớng dẫn việc thực hiện đến các đơn vị sự nghiệp công lập cấp Tỉnh, huyện. Liên Sở Tài chính, Nội vụ cũng đã tổ chức quán triệt nội dung, mục đích của Nghị định 10/2002/NĐ-CP, chủ tr-ơng của Tỉnh đến cán bộ, viên chức trong toàn tỉnh.

Nhờ vậy, các đơn vị sự nghiệp đ-ợc giao quyền tự chủ tài chính đã nhận thức việc thực hiện cơ chế tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP là b-ớc quan trọng nhằm mục đích phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp; thay đổi ph-ơng thức quản lý từ hành chính bao cấp sang chủ động, tự chủ, tự

chịu trách nhiệm về tài chính; nâng cao vai trò của đơn vị sự nghiệp trong quản lý tài chính, sắp xếp lao động.

* Thay đổi ph-ơng thức quản lý, sắp xếp bộ máy :

Tr-ớc khi có Nghị định 10/2002/NĐ-CP, cơ chế quản lý đối với đơn vị sự nghiệp đ-ợc quy định gần nh- cơ chế quản lý đối với cơ quan quản lý hành chính nhà n-ớc. Do đó, hạn chế kết quả và hiệu quả hoạt động của các đơn vị này, vì hoạt động sự nghiệp có tính đặc thù riêng, khác với hoạt động của cơ quan hành chính nhà n-ớc.

Từ khi thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP, mối quan hệ giữa đơn vị sự nghiệp với cơ quan quản lý nhà n-ớc đã có sự thay đổi theo h-ớng trao quyền tự chủ về quản lý biên chế, lao động, hoạt động chuyên môn, quản lý tài chính cho đơn vị sự nghiệp; cơ quan hành chính không làm thay và không can thiệp sâu vào hoạt động nội bộ của đơn vị sự nghiệp.

Cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP cho phép các đơn vị sự nghiệp có thu chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quyết định mức chi cao hoặc thấp hơn mức chi do nhà n-ớc quy định (trừ một số tiêu chuẩn, định mức chi bắt buộc phải tuân thủ quy định chung) cho phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị. Đây là căn cứ pháp lý để đơn vị điều hành, quyết toán kinh phí.

Khi đ-ợc giao quyền tự chủ, các đơn vị đã sắp xếp lại các phòng, ban theo h-ớng tinh gọn và hiệu quả, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, viên chức (Trung tâm n-ớc sinh hoạt và VSMTNT, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Trung tâm giống vật nuôi…) thực hiện giao khoán công việc đi đôi với khoán kinh phí một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác.

* Tự chủ về tài chính

Khi chuyển sang thực hiện cơ chế tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP, các đơn vị sự nghiệp đ-ợc khoán phần kinh phí ngân sách cấp, tích cực khai thác nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, chủ động sử dụng các nguồn kinh phí tùy theo yêu cầu hoạt động, đảm bảo chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị tự xây dựng. Kết quả thực hiện cho thấy tình hình tài chính của các đơn vị đã đ-ợc cải thiện, thể hiện trên các mặt sau:

Khai thác nguồn thu sự nghiệp: Các đơn vị đ-ợc cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP chủ yếu là các đơn vị có số thu lớn, ổn định, có lợi thế nên có điều kiện mở rộng các loại hình dịch vụ, nguồn thu sự nghiệp có xu h-ớng ngày

càng tăng, góp phần nâng cao chất l-ợng dịch vụ. Chủ động xây dựng giá thu của các dịch vụ phụ trợ, tạo thêm nguồn thu để bổ sung kinh phí hoạt động của đơn vị.

Bảng 2.11 : TìNH HìNH THựC HIệN Dự TOáN THU NĂM 2003

STT TÊN ĐƠN Vị Kế HOạCH

(triệu đồng)

TổNG THU

(triệu đồng) TĂNG/GIảM

1 Khách sạn Bình Minh 7.500 7.448 99,31%

2 TT Kỹ thuật Tài nguyên Môi tr-ờng 1.510 1.581 104,70% 3 Đài Phát thanh Truyền hình 2.200 1.971 89,59% 4 Đoạn Quản lý Công trình Giao thông 16.430 12.048 73,33%

5 TT Đăng kiểm xe cơ giới 783 848 108,30%

6 Trung tâm Dịch vụ – Việc làm 1.900 3.467 182,47% 7 Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản 2.600 4.621 177,73% 8 TT N-ớc sinh hoạt và VSMTNT 7.300 7.923 108,53%

9 Trung tâm Giống cây trồng 2.744 1.713 62,43%

10 Trung tâm Giống vật nuôi 610 1.094 179,34%

11 Trung tâm Giáo dục Th-ờng xuyên 1.920 2.196 114,38% 12 Tr-ờng Trung học Kỹ thuật Tôn Đức Thắng 650 1.425 219,23% 13 TT ứng dụng tiến bộ Khoa học CN 478 741 155,02% 14 Tr-ờng PTTH bán công Phan Chu Trinh 1.435 1.196 83.34%

CộNG 48.060 48.272 100,44%

Nguồn: Sở Tài chính Bình Thuận

Năm 2003, tổng thu sự nghiệp của 14 đơn vị đ-ợc giao quyền tự chủ là 48.272 triệu đồng/48.060 triệu đồng kế hoạch, đạt 100,44%. Đa số các đơn vị đều thu đạt và v-ợt kế hoạch đề ra, trong đó một số đơn vị v-ợt cao nh-:

- Trung tâm Dịch vụ Việc làm - thực hiện 3.467 triệu đồng/1.900 triệu đồng kế hoạch, đạt 182,47%;

- Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản - thực hiện 4.621 triệu đồng/2.600 triệu đồng kế hoạch, đạt 177,73%;

- Trung tâm Giống vật nuôi - thực hiện 1.094 triệu đồng/610 triệu đồng kế hoạch, đạt 179,34%;

- Tr-ờng Trung học Kỹ thuật Tôn Đức Thắng - thực hiện 1.425 triệu đồng/650 triệu đồng kế hoạch, đạt 219,23%.

Năm 2004, tổng thu sự nghiệp của 28 đơn vị là 78.300 triệu đồng/68.824 triệu đồng kế hoạch, đạt 113,77%. Trong đó, riêng đối với 14 đơn vị thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP từ năm 2003, số thu năm 2004 tăng 22,44% so với năm tr-ớc. Nhiều đơn vị có sự gia tăng đáng kể quy mô số thu so với năm tr-ớc nh-: Đài Phát thanh Truyền hình (tăng79,55%, t-ơng đ-ơng 1.568 triệu đồng), Tr-ờng Trung học Kỹ thuật

Tôn Đức Thắng (tăng 57,61% t-ơng đ-ơng 821 triệu đồng), Khách sạn Bình Minh (tăng 35,16, t-ơng đ-ơng 2.193 triệu đồng), Trung tâm Giống vật nuôi (tăng31,26, t-ơng đ-ơng 342 triệu đồng), Đoạn Quản lý Công trình Giao thông (tăng 21,47%, t-ơng đ-ơng 2.587 triệu đồng). Điều đáng l-u ý là số tăng thu của các đơn vị chủ yếu là nhờ mở rộng hoạt động, tăng số l-ợng ng-ời tham gia dịch vụ, chứ không phải là do tăng mức thu các loại phí, lệ phí.

Đối với 14 đơn vị bắt đầu chuyển sang thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP từ năm 2004, ngoại trừ Trung tâm Khuyến ng- (không đạt kế hoạch thu do đến cuối năm, đã qua mùa vụ máy kiểm nghiệm PCR mới lắp đặt xong và đ-a vào sử dụng), các đơn vị còn lại đều có số thu đạt và v-ợt so với kế hoạch. Trong đó, nhiều đơn vị v-ợt cao nh- Trung tâm Giáo dục th-ờng xuyên và H-ớng nghiệp Đức Linh - v-ợt 86,67% t-ơng đ-ơng 260 triệu đồng, Chi cục Thú y - v-ợt 69,14% t-ơng đ-ơng 242 triệu đồng, Bến xe Tỉnh - v-ợt 66,67% t-ơng đ-ơng 1 tỷ đồng, Quỹ Đầu t- Phát triển cơ sở hạ tầng - v-ợt 53,5% t-ơng đ-ơng 535 triệu đồng.

Bảng 2.12 : TìNH HìNH THựC HIệN Dự TOáN THU NĂM 2004

STT TÊN ĐƠN Vị Kế hoạch

(triệu đồng)

TổNG THU

(triệu đồng) TĂNG/GIảM

1 Khách sạn Bình Minh 8.200 10.067 122,77%

2 TT Kỹ thuật Tài nguyên Môi tr-ờng 2.000 2.083 104,15% 3 Đài Phát thanh Truyền hình 2.500 3.539 141,56% 4 Đoạn Quản lý Công trình Giao thông 16.000 14.635 91,47%

5 TT Đăng kiểm xe cơ giới 830 1.033 124,46%

6 Trung tâm Dịch vụ – Việc làm 2.820 2.583 91,60%

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp có thu tại tỉnh Bình Thuận .pdf (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)