5. Giới thiệu bố cục của luận văn
2.1.1.2. Giai đoạn phát triển (từ 1981-1994)
Để thực hiện chương trình phát triển nhanh cây cao su ở miền Đơng Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên Hải Miền Trung. Ngày 12 tháng 4 năm 1981 Chính phủ ra Nghị Định số 159/CP thành lập Tổng cục cao su trực thuộc Chính phủ để làm nhiệm vụ quản lý nhà nước ngành cao su Việt Nam.
Nhờ nguồn vốn dồi dào vay của Liên Xơ nên diện tích cao su trong giai đoạn 1981-1985 phát triển rất nhanh. Tổng diện tích cao su trồng mới đạt 105.000ha (bình quân mỗi năm trồng được 20.000ha). Đặc biệt, vào năm 1984 diện tích trồng mới đạt mức kỹ lục trong lịch sử ngành cao su Việt Nam là 33.000ha.
Tuy nhiên, do phát triển với tốc độ quá nhanh nên chất lượng vườn cây từ năm 1980-1985 chỉ đạt mức trung bình so với yêu cầu và năng suất vườn cây, tuy cĩ tăng nhưng chỉ đạt ở mức 0,78 tấn/ha/năm.
Từ năm 1986-1994 sau gần 20 năm đầu tư mở rộng sản xuất ngành cao su đã cĩ bước phát triển vững chắc. Các cơng ty cao su ở khu vực miền Đơng Nam Bộ cơ bản đã định hình vườn cây và hệ thống nhà máy chế biến tại chỗ với cơng nghệ và thiết bị tiên tiến. Trong thời gian này Tổng cơng ty cao su trồng được 45.000ha, với tỷ lệ sống cao bình quân 93%. Đồng thời, được sự khuyến khích và giúp đỡ của Chính
phủ, phong trào trồng cao su tiểu điền trong nhân dân cũng phát triển mạnh ở vùng Đơng Nam Bộ và Tây Nguyên song song với các vườn cây của nơng trường quốc doanh. Một số đơn vị quân đội cũng tham gia tổ chức trồng cây cao su, các liên doanh với nước ngồi giữa tỉnh Đắk Lắk với Cộng hịa Liên bang Đức, tỉnh Bà Rịa với Cộng hịa Liên bang Nga cũng được triển khai. Đưa tổng diện tích cao su của ngành cao su lên 175.292ha, sản lượng sản xuất đạt 149.000 tấn/năm.