Nâng cao hiệu quả quản lý vốn cố định và vốn lưu động

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu tái cấu trúc vốn trong quá trình chuyển đổi Tổng CT cao su.pdf (Trang 69 - 70)

5. Giới thiệu bố cục của luận văn

3.4.4.1.Nâng cao hiệu quả quản lý vốn cố định và vốn lưu động

Qua phân tích ở chương II ta thấy tình trạng tài sản cố định của Tổng cơng ty cao su Việt Nam hiện trạng vườn cây cao su đang ở trong tình trạng già cỗi năng suất bắt đầu giảm. Trong vài năm tới phải tái đầu tư để thay thế, các vườn này sẽ thanh lý. Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, vốn cố định cĩ một số vấn đề cần phải giải quyết sau:

 Hiện nay, tỷ trọng tài sản cố định là giá trị quyền sử dụng đất, giá trị vườn cây cao su, nhà cửa, vật kiến trúc vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn. Trong đĩ cĩ một số diện tích đất việc khai thác và sử dụng khơng hợp lý, đơi khi lại dùng vào những mục đích phi sản xuất trong khi giá trị quyền sử dụng đất vẫn thuộc phần tài sản cuả Tổng cơng ty. Vì vậy, cần phải rà sốt lại điều chỉnh cho hợp lý và cương quyết thu hồi lại những phần đất mà các đơn vị trực thuộc thuộc Tổng cơng ty sử dụng khơng đúng mục đích giao lại cho Tổng cơng ty cao su nhằm đảm bảokhai thác và sử dụng cĩ hiệu quả.

 Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hiện cĩ của Tổng cơng ty cao su cần phải cĩ thái độ dứt khốt trong việc xử lý những tài sản cố định đầu tư sai so với dự án được duyệt ban đầu, như các dây chuyền sản xuất đế giày liên doanh giữa Đài Loan và Cơng ty cổ phần cơng nghiệp và xuất nhập khẩu cao su ở Biên Hịa, dây chuyền sản xuất đế giày Vĩnh Hội cũng như các loại TSCĐ đã cũ khơng cịn sử dụng hoặc sử dụng khơng mang lại hiệu quả làm giảm sức cạnh tranh của Tổng cơng ty cao su, khơng nên cĩ tư tưởng cịn sử dụng được nên cố gắng sử dụng và cũng khơng nên dựa trên lý do là nguồn vốn đầu tư bị hạn chế nên phải tận dụng mà phải quan tâm hơn nữa đến giá thành sản phẩm, lợi nhuận và thị trường. Đặc biệt, đối với TSCĐ của Tổng cơng ty cao su là vườn cây cao su thì cần phải được đầu tư chăm sĩc và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới nhằm nâng cao năng suất hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh.

Về thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động như đã trình bày trong chương II, chúng ta thấy mặc dầu đã cĩ nhiều chấn chỉnh và khắc phục tình trạng quản lý sử dụng vốn kém hiệu quả trong thời gian qua nhưng cho đến nay vẫn cịn tồn tại nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Vì vậy luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm chấn chỉnh tình hình này như sau:

 Các loại hàng hố vật tư ứ đọng: Cần phải giải quyết triệt để lượng vật tư hàng hố tồn kho, kém chất lượng tồn đọng lâu ngày nhằm giải phĩng mặt bằng kho bãi, giảm chi phí bảo quản và Tổng cơng ty sẽ cĩ một khoản vốn được thu về tránh tình trạng vốn “giả” nhằm làm lành mạnh hố tình hình tài chính của Tổng cơng ty cao su, cụ thể:

+ Đối với những hàng hố vật tư cịn sử dụng được, cho phép các đơn vị trực thuộc cơng khai bán đấu giá cho mọi đối tượng cĩ nhu cầu trong xã hội.

+ Đối với những hàng hố vật tư kém phẩm chất khơng cịn phục vụ được cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng thì cần phải cho phép các đơn vị thành viên thuộc Tổng cơng ty cao su thanh lý, ghi giảm vốn.

 Quản lý vốn bằng tiền: Quản lý tồn bộ ngân quỹ của Tổng cơng ty bao gồm: tiền mặt tại các đơn vị thành viên và tiền gửi ngân hàng. Trong chương II phần nghiên cứu thực trạng quản lý vốn bằng tiền ở Tổng cơng ty cao su ta thấy hình thức thanh tốn bằng tiền mặt vẫn được áp dụng rộng rãi trong Tổng cơng ty nên buộc phải dự trữ một lượng tiền mặt khá lớn. Như vậy, chúng ta thấy rõ sự khơng an tồn, lãng phí và nhiều vấn đề phức tạp khác khi áp dụng hình thức thanh tốn này. Trong thời gian tới Tổng cơng ty cao su cần phải cĩ sự cân đối phù hợp hơn trong việc dự trữ tiền mặt nhằm tránh rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu tái cấu trúc vốn trong quá trình chuyển đổi Tổng CT cao su.pdf (Trang 69 - 70)