Hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát (hợp đồng hợp tác kinh doanh)

Một phần của tài liệu Một số vấn đề hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh tương các DNVN.pdf (Trang 40 - 42)

đầu tư vào công ty liên kết. Trường hợp cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát trở thành công ty con của một bên góp vốn liên doanh, thì bên góp vốn liên doanh này phải hạch toán các khoản vốn góp liên doanh của mình theo VAS 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con.

2.2.3.THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ GÓP VỐN LIÊN DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Ở Việt Nam hiện nay có hai hình thức liên doanh phổ biến là tài sản được các bên liên doanh đồng kiểm soát và cơ sở kinh doanh được các bên liên doanh đồng kiểm soát. Hai hình thức liên doanh này tương ứng với hai hình thức quy định trong luật đầu tư nước ngoài là hợp đồng hợp tác kinh doanh và công ty liên doanh.

2.2.3.1. Hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát (hợp đồng hợp tác kinh doanh) doanh)

Hình thức này được thực hiện chủ yếu ở các ngành dầu khí, bưu chính viễn thông, kinh doanh dịch vụ, …

Qua khảo sát liên doanh HĐHTKD của ngành bưu chính viễn thông (BCC) có thể nêu một số đặc điểm nổi bật sau: Liên doanh BCC là liên doanh giữa Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam với hãng Korea Telecom (Hàn Quốc), cùng hợp tác kinh doanh thu cước mạng điện thoại và viễn thông. Phía Korea Telecom góp bằng tài sản là các thiết bị bưu chính viễn thông ở các bưu điệân của các tỉnh thành của Việt Nam. Phía Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) quản lý và điều hành liên doanh. Hai bên phân chia doanh thu thu được từ việc khai thác tài sản theo tỷ lệ phía Việt Nam 62%, phía đối tác 38%. Liên doanh hoạt động ở Việt Nam, nên hoạt động dưới tư cách pháp nhân của VNPT. Trong hợp đồng liên doanh này, VNPT vừa là người tham gia vừa là người tổ chức liên doanh, việc tổ chức kế toán hoạt động này đã được VNPT quy định riêng bằng một quy định nội bộ, được thực hiện ở những bưu điện có hoạt động liên doanh [36].

Tương tự, VNPT đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh mạng Mobifone với hãng Comvik (Thụy Điển), trong 5 năm đầu, doanh thu thuần được chia đều 50/50 cho phía VNPT và hãng Comvik; 5 năm sau, VNPT được chia 60%, Comvik 40%.

Kế toán góp vốn liên doanh: Vốn của đối tác đầu tư bằng tài sản sẽ được

mở sổ và theo dõi riêng ngoài Bảng cân đối kế toán (trên TK 001 – “Tài sản thuê ngoài”) và không khấu hao. Vốn của VNPT đầu tư để xây dựng mua sắm các thiết bị viễn thông được quản lý và hạch toán trên TK 211- “TSCĐ hữu hình” khi tài sản xây dựng xong đưa vào sử dụng, đồng thời hạch toán tăng vốn Tổng công ty cấp cho các đơn vị trực thuộc (bưu điện các tỉnh) và tính khấu hao như những tài sản khác của DN. Những tài sản được hình thành từ hai nguồn vốn (nguồn vốn của đối tác và của VNPT) phải theo dõi chi tiết từng nguồn.

Kế toán doanh thu và phân chia doanh thu cho các bên liên doanh: Bưu

điện là đơn vị hạch toán ngành nên doanh thu của liên doanh BCC được quản lý như sau:

- Khi doanh thu BCC phát sinh, các bưu điện quận, huyện, các công ty trực thuộc phải mở sổ chi tiết doanh thu của liên doanh BCC, cuối tháng lập báo cáo sản lượng, doanh thu của liên doanh BCC gửi về bưu điện tỉnh, thành phố thông qua TK336 – “Phải trả nội bộ”.

- Kế toán tại bưu điện tỉnh, thành phố tổng hợp doanh thu phát sinh của các đơn vị có liên quan đến liên doanh BCC và thanh toán qua TK 136 –“Phải thu nội bộ”. Khi xác định được doanh thu thực tế dùng để phân phối, các bưu điện quận, huyện thông báo với ban quản lý BCC của bưu điện tỉnh, thành phố làm thủ tục chuyển tiền cho đối tác, phần doanh thu và thuế GTGT đầu ra của đối tác được chuyển sang thanh toán với đối tác trên TK 338 – “Phải trả phải nộp khác”. Phần doanh thu của VNPT được hưởng từ liên doanh BCC được hạch toán vào TK511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, đồng thời kê khai thuế GTGT đầu ra hạch toán vào TK 3331 – “Thuế GTGT phải nộp”.

Kế toán chi phí kinh doanh của liên doanh BCC: Đặc thù của ngành Bưu

chính viễn thông, cùng một lúc cung cấp nhiều loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau tại cùng một địa điểm kinh doanh nên chi phí kinh doanh khó tách riêng cho từng loại sản phẩm, mà toàn bộ chi phí kinh doanh được hạch toán theo địa điểm phát sinh và phân bổ cho từng loại sản phẩm. Do đó, chi phí kinh doanh của liên doanh BCC được hạch toán với chi phí của hoạt động khác mà không tổ chức kế toán riêng.

Trình bày thông tin của hoạt động liên doanh trong BCTC: Vốn góp liên

doanh của VNPT được phản ánh chung trong tổng tài sản cố định của DN. Vốn của đối tác là tài sản được trình bày bằng một chỉ tiêu bổ sung ngoài Bảng cân đối kế toán. Chi phí và thu nhập của hoạt động liên doanh được trình bày chung với hoạt động SXKD chung của DN trong Báo cáo kết quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh tương các DNVN.pdf (Trang 40 - 42)