Hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư liên doanh theo hình thức tài sản được các bên góp vốn liên doanh đồng kiểm soát

Một phần của tài liệu Một số vấn đề hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh tương các DNVN.pdf (Trang 58 - 62)

các bên góp vốn liên doanh đồng kiểm soát

Hình thức liên doanh này không thành lập một cơ sở kinh doanh mới. Mỗi bên góp vốn liên doanh có quyền kiểm soát phần lợi ích trong tương lai thông qua phần vốn góp của mình vào tài sản được đồng kiểm soát. Một bên góp vốn liên doanh phải đứng ra chịu trách nhiệm pháp lý đối với hoạt động này. Vì vậy hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư liên doanh theo hình thức tài sản được đồng kiểm soát đề cập đến hai mảng của vấn đề, đó là:

- Kế toán hoạt động đầu tư liên doanh theo hình thức tài sản được các bên góp vốn liên doanh đồng kiểm soát ở bên tham gia liên doanh; và

- Kế toán hoạt động đầu tư liên doanh theo hình thức tài sản được các bên góp vốn liên doanh đồng kiểm soát ở đơn vị vừa tham gia vừa tổ chức liên doanh.

™ Kế toán hoạt động đầu tư liên doanh theo hình thức tài sản được các bên góp vốn liên doanh đồng kiểm soát ở bên tham gia liên doanh

Bên góp vốn liên doanh kiểm soát một phần tài sản trong liên doanh và phân chia lợi nhuận trên cơ sở hợp đồng. Hoạt động liên doanh là một phần hoạt động SXKD của bên tham gia liên doanh nhưng được thực hiện bên ngoài DN.

Phương pháp kế toán: Kế toán hoạt động tài sản được đồng kiểm soát cũng như đối với hoạt động SXKD bình thường. Để phục vụ yêu cầu thông tin phải hạch toán chi tiết với các hoạt động khác của bên góp vốn liên doanh. (Xem

phụ lục 4)

Kế toán góp vốn: Khi chuyển tài sản đi góp vốn liên doanh, tài sản đó vẫn

thuộc sở hữu của DN. Do vậy trên sổ kế toán theo dõi chi tiết TSCĐ đó theo địa điểm sử dụng nếu bộ phận liên doanh hạch toán phụ thuộc, hoặc trên TK 1361 – “Vốn kinh doanh đã cấp cho đơn vị trực thuộc” nếu bộ phận liên doanh hạch toán độc lập.

- Nếu tài sản góp vốn liên doanh được đánh giá tăng (giảm) so với giá trị ghi sổ thì chênh lệch do đánh giá lại tài sản được ghi tăng (giảm) nguồn vốn chủ sở hữu.

+ Nếu giá trị tài sản được đánh giá tăng: Nợ TK 211 - “TSCĐ hữu hình”

Nợ TK 213 -“TSCĐ vô hình”

Có TK 412 – “Chênh lệch do đánh giá lại tài sản”. + Nếu giá trị tài sản được đánh giá giảm: Ghi ngược lại bút toán trên. - Trường hợp góp vốn liên doanh bằng tiền mua TSCĐ đồng kiểm soát hoặc mua TSCĐ chuyển đi góp vốn, kế toán ghi:

Nợ TK 211 – “TSCĐ hữu hình” Nợ TK 213 – “TSCĐ vô hình”

Nợ TK 133 – “Thuế GTGT được khấu trừ” (nếu có) Có TK 111, 112, …

Kế toán chi phí và thu nhập do liên doanh: Chi phí phát sinh cho hoạt động

tài sản được đồng kiểm soát hạch toán là chi phí hoạt động SXKD (không phải là chi phí hoạt động tài chính). Doanh thu được chia từ hoạt động liên doanh hạch toán trên TK 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.

Khi thanh lý hợp đồng liên doanh

- Nếu bên góp vốn liên doanh nhận lại vốn góp bằng TSCĐ thì chuyển theo dõi chi tiết trên sổ kế toán theo địa điểm quản lý và sử dụng tài sản.

- Nếu bên góp vốn liên doanh bán lại khoản đầu tư trong liên doanh thì hạch toán như nghiệp vụ nhượng bán TSCĐ.

™ Kế toán hoạt động đầu tư liên doanh theo hình thức tài sản được các bên góp

vốn liên doanh đồng kiểm soát ở đơn vị vừa tham gia vừa tổ chức liên doanh

Đối với DN vừa là bên tham gia liên doanh vừa là người tổ chức liên doanh thì liên doanh hoạt động dưới tư cách pháp nhân của DN này. Hoạt động của liên doanh chịu sự kiểm soát của DN và của cả đối tác liên doanh về tài sản, thu nhập và chi phí nhằm phân chia kết quả của liên doanh.

Quy định hạch toán

- Bên góp vốn liên doanh đồng thời là người tổ chức liên doanh, khi nhận tài sản của đối tác góp tham gia liên doanh sẽ phản ánh, theo dõi tài sản này trên TK ngoài Bảng cân đối kế toán và không trích khấu hao.

- Chi phí và thu nhập của hoạt động liên doanh được từng bên góp vốn kiểm soát riêng theo tỷ lệ phân chia trong hợp đồng và ghi nhận là thu nhập, chi phí của hoạt động SXKD, không phải là chi phí, thu nhập của hoạt động đầu tư tài chính.

- Phản ánh tình hình thanh toán giữa bên góp vốn liên doanh và đối tác (như thu hộ, chi hộ, … ) trên TK 338(3388) – “Phải trả phải nộp khác” và TK 138(1388) – “Phải thu khác”.

Tài khoản sử dụng

- Để bên góp vốn liên doanh vừa là người tổ chức vừa là người tham gia liên doanh có thể theo dõi tình hình và sự biến động của tài sản nhận góp vốn

liên doanh, đề xuất bổ sung TK 005 – “Tài sản nhận góp vốn liên doanh”, nội dung, kết cấu như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TK 005 – “Tài sản nhận góp vốn liên doanh”

Tài sản nhận góp vốn liên doanh tăng.

Tài sản nhận góp vốn liên doanh giảm.

Số dư bên nợ: Giá trị tài sản nhận vốn góp liên doanh hiện có tại DN.

- Kế toán sử dụng TK 338 (3386) – “Doanh thu của hợp đồng liên doanh” để theo dõi doanh thu phát sinh từ hoạt động liên doanh và tình hình phân chia doanh thu cho các bên tham gia liên doanh theo hợp đồng. Nội dung kết cấu của TK 3386 đã trình bày ở mục 3.2.3.1 chương 3 của luận văn.

Phương pháp hạch toán (Xem phụ lục 5)

Đối với phần góp vốn của bên vừa tham gia vừa tổ chức liên doanh thì hạch toán như tài sản thuộc hoạt động SXKD bình thường trên các TK 211, 213, 152, …

- Khi mua TSCĐ để góp vốn, hoặc góp vốn để mua TSCĐ đồng kiểm soát, nếu bộ phận liên doanh hạch toán phụ thuộc, kế toán ghi:

Nợ TK 211 – “TSCĐ hữu hình” Nợ TK 213 – “TSCĐ vô hình”

Nợ TK 133 – “Thuế GTGT được khấu trừ” (nếu có) Có TK 111, 112

Đồng thời hạch toán chi tiết TSCĐ theo địa điểm quản lý và sử dụng. - Nếu bộ phận liên doanh có tổ chức kế toán riêng, hạch toán độc lập thì vốn góp liên doanh được hạch toán giao cho đơn vị trực thuộc, kế toán ghi:

Nợ TK 136 (1361) – “Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc” Có TK 211 – “TSCĐ hữu hình”

Có TK 213 – “TSCĐ vô hình”

- Khi nhận phần vốn góp của đối tác bằng TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 005 – “Tài sản nhận góp vốn liên doanh”

- Khi trả lại tài sản nhận vốn góp cho đối tác, kế toán ghi: Có TK 005 – “Tài sản nhận góp vốn liên doanh”

- Kế toán chi phí và doanh thu của hợp đồng liên doanh tương tự như đã trình bày ở mục 3.2.3.1 chương 3 của luận văn.

- Đối với các khoản chi phí chi hộ cho đối tác, kế toán ghi: Nợ TK 138 (1388) – “Phải thu khác”

Có TK 111, 112

- Cuối kỳ kế toán có thể xác định kết quả riêng cho từng loại hoạt động và tính vào kết quả SXKD chung của toàn DN.

Báo cáo kế toán: Kết quả hoạt động liên doanh trình bày chung với kết quả hoạt động SXKD khác của DN trên BCTC. Ngoài ra trên thuyết minh BCTC phải thuyết minh bổ sung về hoạt động liên doanh theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh tương các DNVN.pdf (Trang 58 - 62)