ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Một số vấn đề hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh tương các DNVN.pdf (Trang 79 - 82)

16. Phần lợi ích của cổ đông thiểu số 17 Lợi nhuần thuần sau thuế (80 = 60 – 70)

3.3.1.ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC

Để thực hiện được các giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh ở các DN Việt Nam trong điều kiện hiện nay, đòi hỏi phải có những biện pháp cụ thể từ phía Nhà nước.

Về phương diện quản lý

Thứ nhất: Cùng với cách quản lý hoạt động đầu tư tài chính theo thời gian

đầu tư và lĩnh vực đầu tư như hiện nay, Nhà nước cần ban hành những quy định pháp lý về hình thức đầu tư dựa trên quyền kiểm soát của nhà đầu tư đối với cơ sở được đầu tư.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam về hoạt động đầu tư như VAS 07, VAS 08, … đã đề cập đến cách phân loại này. Nhưng các hình thức đầu tư được trình bày trên nhiều chuẩn mực kế toán nên khó hệ thống. Mặt khác, các hình thức đầu tư được trình bày trong chuẩn mực kế toán nên các nhà quản lý DN, các nhà đầu tư cho rằng đó là lĩnh vực thuộc kế toán nên chưa có sự quan tâm tìm hiểu đúng mức. Điều này làm tính hữu ích của thông tin kế toán bị giảm sút và hạn chế việc đưa chuẩn mực kế toán vào thực tế công tác kế toán tại các đơn vị.

Kiến nghị, ngoài việc quy định các hình thức đầu tư trong chuẩn mực kế toán, hình thức đầu tư dựa trên quyền kiểm soát của nhà đầu tư đối với cơ sở được đầu tư cần phải được ban hành trong một văn bản pháp lý cao hơn, đó là luật đầu tư để có hiệu lực cao hơn và nhằm phổ biến rộng rãi hơn.

Phân loại khoản đầu tư theo mức độ ảnh hưởng của khoản đầu tư đến cơ sở được đầu tư giúp Nhà nước kiểm soát các hoạt động đầu tư ở các DN hữu hiệu hơn, giúp cơ quan kiểm toán đánh giá được mức độ tin cậy về các thông tin tài chính được trình bày trên BCTC của DN, giúp cho các nhà đầu tư, các chủ nợ , … đánh giá được hiệu quả của khoản đầu tư. Cách phân loại này cũng là cơ sở để xây dựng chính sách kế toán các khoản đầu tư cụ thể tại DN.

Theo quyền kiểm soát của nhà đầu tư đối với cơ sở được đầu tư các khoản đầu tư được chia thành ba mức độ như sau:

- Nhà đầu tư thông thường: Tỷ lệ sở hữu vốn ở cơ sở được đầu tư dưới 20%. - Nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể hoặc có quyền đồng kiểm soát: Tỷ lệ sở

hữu vốn ở cơ sở được đầu tư từ 20% đến 50%, chia thành hai trường hợp: + Đầu tư vào công ty liên kết: Là nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể ở cơ sở được đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu vốn ở cơ sở được đầu tư. + Đầu tư vào công ty liên doanh: Là nhà đầu tư có quyền đồng kiểm soát cơ sở được đầu tư thông qua hợp đồng liên doanh.

- Nhà đầu tư có quyền kiểm soát: Tỷ lệ sở hữu vốn ở cơ sở được đầu tư trên 50%.

Thứ hai: Nhà nước cần xây dựng cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt

động đầu tư đầu tư liên doanh để hướng dẫn và kiểm soát các DN trong quá trình thực hiện. Cần có quy định rõ ràng về mặt quan hệ kinh tế giữa bên góp vốn liên doanh và liên doanh, về mẫu hợp đồng liên doanh, về các nghiệp vụ mới và sẽ phát sinh đối với loại hoạt động này, … .

Về phương diện kế toán

Thứ nhất: Để hoàn thiện hệ thống kế toán quốc gia, Việt Nam cần tập

trung nghiên cứu và ban hành các chuẩn mực kế toán còn thiếu so với chuẩn mực kế toán quốc tế và yêu cầu thực tiễn của Việt Nam. Những chuẩn mực kế toán có liên quan phải được soạn thảo và công bố đồng bộ, để tránh hiện tượng một số nội dung trong các chuẩn mực có liên quan với nhau mà công bố không đồng bộ thì tính khả thi của chuẩn mực không cao.

Ví dụ, đối với kế toán khoản đầu tư vào công ty liên doanh nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hoặc không có ảnh hưởng đáng kể đối với liên doanh thì phải hạch toán theo chuẩn mực kế toán “Công cụ tài chính”; đối với trường hợp nhà đầu tư mua cổ phần vốn góp của các đối tác trong liên doanh để trở thành chủ sở hữu duy nhất của liên doanh phải hạch toán theo quy định của chuẩn mực kế toán “Hợp nhất kinh doanh” nhưng hiện nay các chuẩn mực này đều chưa được ban hành.

Thứ hai: Môi trường tài chính Việt Nam đang phát triển nên có nhiều

biến chuyển nhanh chóng với nhiều nghiệp vụ ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh trong chuẩn mực kế toán để bắt kịp những thay đổi này. Công việc này cần tiến hành thường xuyên và đồng thời với việc soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán còn thiếu, không nên chờ tới khi hoàn thành hệ thống chuẩn mực mới tiến hành rà soát, cập nhật và điều chỉnh.

Thứ ba: Việt Nam đang soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán quốc

gia. Thực tiễn công bố 4 chuẩn mực kế toán đợt 1, 6 chuẩn mực kế toán đợt 2 và 6 chuẩn mực kế toán đợt 3 cho thấy chuẩn mực kế toán chưa đi vào thực tế, mà chỉ là một văn bản pháp luật do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan.

Vì vậy, cùng với việc công bố các chuẩn mực kế toán phải ban hành chế độ kế toán hướng dẫn, tổ chức phổ biến nội dung chuẩn mực kế toán cho các kế toán viên và các nhà quản lý tài chính tại các DN để chuẩn mực có thể đi vào thực tế công tác kế toán.

Thứ tư: Trong quá trình phát triển hệ thống kế toán, cần hoàn thiện hệ

thống văn bản, quy định trong lĩnh vực kế toán. Cần tiến hành rà soát lại những văn bản đã ban hành để loại bỏ những quy định quá cũ không còn phù hợp, điều chỉnh những điểm chưa thống nhất với chuẩn mực kế toán và các văn bản khác. Bộ tài chính nên thường xuyên công bố danh sách những văn bản, quy định đang còn hiệu lực trong lĩnh vực kế toán nhằm thuận tiện cho việc theo dõi và thực hiện.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh tương các DNVN.pdf (Trang 79 - 82)