VỐN LIÊN DOANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Việc nhận thức bản chất khoản đầu tư có vai trò quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến công tác quản lý mà còn ảnh hưởng đến phương pháp kế toán khoản đầu tư đó. Chế độ kế toán theo QĐ 1141 chỉ phân loại các khoản đầu tư theo thời hạn và lĩnh vực đầu tư. Cách phân loại này chưa thể hiện được năng lực tài chính, khả năng chi phối cơ sở được đầu tư của các nhà đầu tư khác nhau. Một nhà đầu tư nắm giữ ít cổ phần không giống với một nhà đầu tư chiếm đa số cổ phần đối với bên nhận đầu tư. Khoản đầu tư được đánh giá dưới nhiều góc độ: thời gian, bản chất, mức độ ảnh hưởng của nhà đầu tư đối với bên nhận đầu tư làm cho hiệu quả kiểm soát khoản đầu tư cao hơn, toàn diện hơn, thông tin kế toán cung cấp có tính hữu ích hơn. Với quan điểm này cần bổ sung tiêu thức
phân loại các khoản đầu tư theo tính chất khoản đầu tư và mức độ ảnh hưởng của nhà đầu tư đối với bên nhận đầu tư.
Khoản đầu tư tài chính và đầu tư góp vốn liên doanh được phân loại như sau:
Đầu tư tài chính thông thường: Là những tài sản dùng để tăng thêm tài sản
thông qua việc phân phối lãi suất, cổ tức hoặc cho các lợi ích khác thông qua trao đổi, buôn bán (như đầu tư chứng khoán mà tỷ lệ sở hữu ở cơ sở được đầu tư dưới 20%, khoản cho vay lấy lãi, … ).
Đầu tư vào các công ty liên kết: Tỷ lệ sở hữu vốn ở cơ sở được đầu tư từ
20% đến 50%, và nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể đến cơ sở được đầu tư.
Đầu tư góp vốn liên doanh: Đây là hoạt động liên doanh giữa hai hay nhiều
bên trên cơ sở hợp đồng liên doanh để phân chia quyền kiểm soát cho các bên tham gia liên doanh. Có các hình thức liên doanh như sau:
Thứ nhất, đối với hình thức liên doanh không thành lập pháp nhân mới: Hình thức
liên doanh này không được coi là hoạt động đầu tư tài chính, bao gồm: - Hình thức liên doanh hoạt động được đồng kiểm soát
- Hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát
Thứ hai, đối với hình thức liên doanh thành lập pháp nhân mới (công ty liên doanh): Hình thức liên doanh này được coi là hoạt động đầu tư tài chính, việc
quản lý và tổ chức kế toán dựa trên quyền kiểm soát của bên góp vốn liên doanh trong liên doanh, chia thành ba trường hợp:
Trường hợp 1: Bên góp vốn liên doanh có tỷ lệ vốn góp trong liên doanh thấp hơn 20% và không có ảnh hưởng đáng kể đến liên doanh thì khoản đầu tư này là đầu tư tài chính thông thường.
Trường hợp 2: Bên góp vốn liên doanh có tỷ lệ vốn góp trong công ty liên doanh từ 20% - 50%:
+ Nếu bên góp vốn liên doanh chỉ có ảnh hưởng đáng kể, không có quyền đồng kiểm soát liên doanh thì khoản đầu tư này là đầu tư vào công ty liên kết.
+ Nếu bên góp vốn liên doanh có quyền đồng kiểm soát liên doanh theo hợp đồng thì khoản đầu tư này là đầu tư vào công ty liên doanh.
Trường hợp 3: Bên góp vốn liên doanh có tỷ lệ vốn góp trong công ty liên doanh trên 50% và có quyền kiểm soát liên doanh, khoản đầu tư này được gọi là đầu tư vào công ty con.
Đầu tư vào công ty con: Công ty con là DN chịu sự kiểm soát của một DN
khác (công ty mẹ), thường được xác định khi công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con.