Các khó khăn về xử lý tàisản bảo đãm thu hồi nợ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng cho vay tiêu dung trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 45 - 46)

Nghị định 178/1999/NĐ-CP và 85/CP đã cho phép các tổ chức tín dụng dùng nhiều hình thức xử lý tài sản . Tuy nhiên từ nghị định đến các văn bản thực hiện liên quan của nhiều cơ quan khác nhau còn rất xa vời . Thực tế các TCTD rất khó khăn trong việc tự xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay :

+ Trong trường hợpngười vay cố tình không trả nợ và không đồng ý bán tài sản đảm bảo, ngân hàng muốn tự xử lý tài sản phải được sự hổ trợ của nhiều cơ quan ban ngành như : Công an, ủy ban phường xã, sở tài nguyên …..các cơ quan này thường thiếu sự phối hợp đồng bộ và không cho đó là nhiệm vụ của mình .

+ Các thủ tục chuyển nhượng hiện nay đối với bất động sản hết sức phức tạp và gần như không thể thực hiện được nếu người chủ sở hữu tài sản không đồng ý chuyển nhượng .Ngay cả các trường hợp xử lý tài sản thông qua trung tâm đấu giá thì trung tâm cũng yêu cầu có sự đồng ý của chủ sở hữu .

+ Không thực hiện xử lý tài sản khi tài sản đang bị tranh chấp, nhiều trường hợp các thành viên trong gia đình tự tạo ra tranh chấp nhằm kéo dài thời gian xử lý tài sản của ngân hàng .

Do đó phần lớn các khỏan nợ có vấn đề cần xử lý tài sản đãm bảo các ngân hàng thường phải thông qua con đường khởi kiện qua cơ quan pháp luật . Việc thực hiện bán tài sản theo trình tự của các cơ quan này thường kéo dài gây thiệt hại cho các ngân hàng, nhất là các món vay tiêu dùng thường có số tiền không lớn .

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng cho vay tiêu dung trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)