KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Long An (Trang 28)

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHĐT&PT Long An (2005-2007) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Thu nhập 44.087 52.436 79.586 8.349 18,94 27.150 51,78

Chi phí 39.661 47.808 64.967 8.147 20,54 17.169 35,87

Lợi nhuận 4.426 4.628 14.619 202 4,56 9.991 215,88

(Nguồn: Phòng kế toán)

Mục tiêu kinh doanh tiền tệ của các Ngân hàng Thương Mại là tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Vì vậy phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng để thấy được tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, qua đó giúp cho nhà quản trị hạn chế được những khoản chi phí bất hợp lý và từ đó có biện pháp tăng cường các khoản thu nhằm nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng.

- 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

Hình 3:Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2005-2007. 3.3.1 Lợi nhuận.

Bất kỳ một Ngân hàng, một tổ chức kinh tế hay tổ chức tín dụng nào muốn tồn tại và phát triển bắt buộc phải làm ăn có hiệu quả và lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt thì việc tạo ra lợi nhuận tối đa với chi phí hợp lý là vấn đề quyết định và phản ảnh rõ nét hiệu quả sử dụng vốn. Lợi nhuận mà BIDV Long An đạt được trong ba năm qua liên tục tăng, lợi nhận năm sau cao hơn năm trước. Năm 2006 lợi nhuận của chi nhánh đạt 4.628

triệu đồng, tăng 202 triệu đồng, tương ứng 4,56 % so với năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 lợi nhuận của Ngân hàng là 14.619 triệu đồng, tăng 9.991triệu đồng hay tăng 215,88% so với cùng kỳ năm trước. Có được kết quả trên là do tập thể cán bộ công nhân viên phòng tín dụng phấn đấu tích cực trong việc tận thu hồi nợ ngoại bảng.

3.3.2 Thu nhập.

Nhìn chung thu nhập của BIDV Long An liên tục tăng qua ba năm. Năm 2005 thu nhập của chi nhánh đạt 44.087 triệu đồng. Sang năm 2006 thu nhập của chi nhánh tăng 8.349 triệu đồng, tăng 18,94% so với năm 2005 với mức đạt là 52.436 triệu đồng. Trong đó thu từ hoạt động tín dụng chiếm 96% tổng thu nhập, còn lại là thu từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác. Đến năm 2007 thu nhập của chi nhánh tiếp tục tăng cao, đạt 79.586 triệu đồng tăng 27.150 triệu đồng, tăng 51,78% so với năm 2006 và tăng 35.499 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2005.

Trong đó thu nhập từ lãi mà chủ yếu là thu từ hoạt động tín dụng đạt 63,354 triệu đồng, tăng 14% so với kế hoạch, chiếm 79,7% tổng thu nhập toàn chi nhánh. Điều này khẳng định hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng.

3.3.3. Chi phí.

Chi phí hoạt động của Ngân hàng gắn liền với chi phí huy động vốn để cho vay, cùng với sự tăng nhanh về thu nhập thì chi phí cũng tăng tương ứng. Năm 2006 tổng chi phí của chi nhánh đạt 47.808 triệu đồng tăng 8.147 triệu đồng, tăng trên 20,54% so với năm 2005. Nhưng đến năm 2007 tổng chi phí của chi nhánh là 64.967 triệu đồng tăng 35,87 % so với năm 2006, tương ứng 17.169 triệu đồng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do ngân hàng trích dự phòng rủi ro tăng giảm không ổn định qua ba năm. Năm 2005 chi 10.000 triệu đồng, đến năm 2006 chi dự phòng rủi ro là 4.700 triệu đồng. Sang năm 2007 dự phòng rủi ro toàn chi nhánh là 10.000 triệu đồng, tăng 213% so với năm 2006.

3.4 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Trên cơ sở kết quả cơ cấu lại hoạt động tín dụng BIDV, cơ cấu lại gắn liền với phát triển toàn diện, vững chắc và tạo ra những cân đối hợp lý. Trong tiến trình

cổ phần hóa, hướng tới mục tiêu hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng với bốn mặt hoạt động, tín dụng vẫn được coi là một hoạt động quan trọng nhưng có chuyển biến căn bản về chất để phù hợp với đặc điểm, tình hình thị trường chứng khoán phát triển.

Tổ chức kiểm soát tín dụng theo chuẩn mực quốc tế. Áp dụng quy trình quản lý rủi ro tách biệt ba chức năng khơi tạo, thẩm định, phê duyệt tín dụng. Kiểm soát quản lý chất lượng tín dụng và nợ xấu theo chuẩn mực thông lệ quốc tế. Theo đó hoạt động tín dụng đổi mới theo định hướng sau:

- Xây dựng tín dụng cơ cấu theo ngành, lĩnh vực một cách khoa học trên cơ sở phân tích rủi ro, lợi nhuận từng ngành, giảm tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản theo thông lệ. Tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát an toàn tín dụng. Tín dụng gắn liền với hoạt động bảo hiểm chứng khoán, đầu tư tài chính để phát huy lợi thế kinh doanh và các nguồn lực nội sinh của tập đoàn.

- Xác định tín dụng là hoạt động kinh doanh quan trọng, tiếp tục tăng trưởng an toàn bền vững, kiểm soát chặt chẽ với cơ cấu hợp lý.

- Hoạt động tín dụng trong lĩnh vực đầu tư phát triển tập trung vào một số ngành then chốt của đất nước như: năng lượng khai khoáng, bất động sản, hạ tầng giao thông, bưu chính viễn thông, dầu khí, công nghệ tàu thủy, xuất nhập khẩu gỗ, thủy hải sản và các lĩnh vực có thế mạnh phục vụ phát triển kinh tế công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

- Xây dựng và hoàn thiện bộ sản phẩm tín dụng bán buôn và bán lẻ, phù hợp yêu cầu của thị trường và yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng. Xác định rỏ và hình thành hệ thống chi nhánh tập trung bán buôn, bán lẻ và hổn hợp để triển khai mô hình kinh doanh mới: Chuyển mạnh sang tín dụng ngắn hạn để phát triển các dịch vụ bảo lãnh hanh toán, chiết khấu và dịch vụ bán lẻ, tín dụng và dịch vụ bán lẻ cho tiêu dùng cá nhân. Quản lý rủi ro theo các chỉ số chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Đặc biệt theo nguyên tắc và quy trình quản lý rủi ro.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH LONG AN

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN 4.1.1 Phân tích chung tình hình nguồn vốn

Bản chất của hoạt động Ngân hàng là kinh doanh quyền sử dụng vốn, do đó nguồn vốn cho hoạt động của Ngân hàng là một vấn đề được lãnh đạo Ngân hàng quan tâm hàng đầu. Phân tích các khoản mục trong nguồn vốn cho ta thấy được một cách tổng quát tình hình nguồn vốn cho hoạt động của Ngân hàng và thấy được xu thế biến động của nó từ đó có thể đánh giá mức độ hợp lý đối với chi phí vốn.

Bảng 2: Tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng qua 3 năm (2005-2007):

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán)

Cũng như các Ngân hàng Thương Mại khác, để đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế địa phương và đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Long An phải chủ động tạo lập được nguồn vốn, xác định nhu cầu về vốn của nền kinh tế từ đó Ngân hàng có kế hoạch huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng. Nếu vốn huy động không đủ để cho vay thì chi nhánh phải nhờ đến vốn điều chuyển từ hội sở chính. Tuy nhiên, do lãi suất vốn điều chuyển cao hơn vốn huy động nên chi nhánh càng hạn chế được càng tốt, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng.

Qua bảng 2 ta thấy, nguồn vốn của Ngân hàng liên tục tăng qua ba năm (2005-2007) cụ thể: Năm 2006 tổng nguồn vốn đạt 485.165 triệu đồng tăng 58.773 triệu đồng so với năm 2005 (426.392 triệu đồng) hay tăng 13,78%. Đạt được như thế nhờ vào vốn huy động của năm 2006 lên đến 316.831 triệu đồng tăng 29.672 triệu đồng hay tăng 10,33% so với năm 2005, vốn điều chuyển cũng đạt được 168.334 triệu đồng tăng 29.101 triệu đồng, tăng 20,90% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến cuối năm 2007 tổng nguồn vốn của ngân hàng đạt 492.116 triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 T đối % T đối % Vốn huy động 287.159 316.831 432.666 29.672 10,33 115.835 36,56 Vốn điều chuyển 139.233 168.334 59.450 29.101 20,90 -108.884 -64,68 Tổng nguồn vốn 426.392 485.165 492.116 58.773 13,7 8 6.951 1,43

tăng 6.951 triệu đồng, tăng 1,43% so với năm 2006. Tuy tổng nguồn vốn tăng không đáng kể nhưng trong đó nguồn vốn từ huy động tăng đến 115.835 triệu đồng hay tăng 36,56% so với năm 2006 trong khi nguồn vốn vay từ Trung Ương giảm 108.884 triệu đồng tương ứng giảm 64,68% so với năm 2006. Qua đó ta thấy được sự phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng trong việc huy động vốn từ nền kinh tế cũng như sự phát triển không ngừng của nền kinh tế Tỉnh nhà.

4.1.2 Cơ cấu nguồn vốn

Năm 2005 33% 67% Năm 2006 65% 35% Năm 2007 12% 88% Vốn huy động Vốn điều chuyển

Hình 4: Cơ cấu nguồn vốn qua ba năm 2005-2007

Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng ta thấy tỷ trọng vốn huy động chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Năm 2005 vốn huy động chiếm 67%, năm 2006 chiếm 65% và tính đến cuối năm 2007 chiếm 88% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng.

Trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì ngoài vốn huy động còn có vốn điều chuyển cũng chiếm phần không nhỏ. Cụ thể vào năm 2006 nguồn vốn này chiếm 35% tổng nguồn vốn, đạt 168.334 triệu đồng tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng đến năm 2007 tỷ trọng này chỉ chiếm 12% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã thực hiện tốt chức năng huy động để đáp ứng nhu cầu vốn của xã hội hạn chế được nguồn vốn vay hội sở.

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN 4.2.1 Phân tích chung tình hình huy động vốn. 4.2.1 Phân tích chung tình hình huy động vốn.

Nguồn vốn của Ngân hàng là toàn bộ các dòng tiền mà Ngân hàng tạo lập được từ nhiều hình thức để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Trong đó, vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để các Ngân hàng thương mại hoạt động, được huy động bằng các hình thức như tiền gởi thanh toán, tiền gởi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu từ tiền nhàn rỗi nằm trong dân chúng và các tổ chức kinh tế. Hay có thể nói ngân hàng thương mại kinh

doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế. Do đó khi huy động vốn các Ngân hàng thương mại có trách nhiệm hoàn trả cho khách hàng đúng hạn và đầy đủ cả gốc lẫn lãi.

Bảng 3 : Tình hình huy động vốn tại chi nhánh qua ba năm (2005-2007)

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế toán )

Qua bảng 3 ta thấy nguồn vốn (NV) huy động của Ngân hàng liên tục tăng qua ba năm với tốc độ tương đối cao. Năm 2006 nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt 316.831 triệu đồng tăng 29.672 triệu đồng, tăng tương ứng 10,33% so với năm 2005. Đến năm 2007 nguồn vốn của ngân hàng đạt 432.666 triệu đồng tăng 115.835 triệu đồng, tăng tương ứng 36,56% so với cùng kỳ năm 2006.

Tuy nhiên, vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng là tiền gởi (TG) của các tổ chức kinh tế và tiền gởi tiết kiệm. Trong đó tiền gởi tiết kiệm chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn huy động, mặc dù trong năm các ngân hàng trên địa bàn đã thực hiện nhiều chính sách huy động vốn hấp dẫn nhầm thu hút nhiều khách hàng, làm sôi động thị trường huy động vốn, nhưng với sự nổ lực rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh, tiếp tục phát huy những ưu điểm trong huy động vốn nên vẫn giữ được nguồn vốn và tăng trưởng ổn định, thực hiện cân đối, điều hành nguồn vốn có hiệu quả, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sử dụng vốn và thanh toán cho khách hàng.

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Tương đối % Tương đối % Theo tính chất NV 287.159 316.831 432.666 29.67 2 10,33 115.83 5 36,56 1. TG Tổ chức kinh tế -TCTC 88.321 90.965 145.540 2.644 2,99 54.575 60,00 2.TG tiết kiệm (dân cư) 198.838 225.866 287.126 27.028 13,59 61.260 27,12

Theo thời gian 287.159 316.831 432.666

29.67 2 10,33 115.83 5 36,56 1. TG có kỳ hạn 206.899 231.373 291.325 24.474 11,83 59.952 25,91 2. TG không kỳ hạn 80.260 85.458 141.341 5.198 6,48 55.883 65,39 Tổngnguồn vốn huy động 287.159 316.831 432.666 29.67 2 10,33 115.83 5 36,56

4.2.2 Phân tích cơ cấu huy động vốn

* Cơ cấu theo tính chất nguồn vốn huy động.

Năm 2005 31% 69% T Năm 2006 71% 29% Năm 2007 66% 34% 1.TG của TCKT 2.TG tiết kiệm

Hình 5: Cơ cấu vốn huy động theo tính chất của chi nhánh qua ba năm.

- Tiền gởi tiết kiệm: là lượng tiền nhàn rỗi của người dân, lượng tiền này rãi rác khắp nơi trong dân chúng. Nhiệm vụ của Ngân hàng là phải có biện pháp tích cực để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi này, một mặt gia tăng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, một mặt đáp ứng nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế, góp phần xây dựng nền kinh tế tỉnh nhà.

Từ hình 5 ta thấy tiền gởi tiết kiệm chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Năm 2006 nguồn vốn này thực hiện được 225.866 triệu đồng, tăng 27.028 triệu đồng (tăng 13,59% so với năm 2005), chiếm tỷ trọng 71% trên tổng nguồn vốn huy động. Tính đến cuối năm 2007 tiền gởi tiết kiệm thực hiện được 287.126 triệu đồng tăng 61.260 triệu đồng ( tăng 27,12% so với năm 2006) chiếm tỷ trọng 66% trên tổng nguồn vốn huy động.

- Tiền gởi từ các tổ chức kinh tế: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đa phần là tiền gửi không kỳ hạn, loại tiền gửi này không nhằm mục đích lãi suất mà nhằm mục đích thanh toán, chi trả trong kinh doanh do đó lãi suất của hình thức huy động này thường thấp hơn các hình thức huy động khác nên nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế là nguồn vốn có chi phí thấp. Vì vậy, Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn huy động này để cho vay ngắn hạn, thu lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất, bên cạnh đó còn được hưởng một khoản tiền từ việc cung cấp dịch vụ thanh toán. Do là tiền gửi không kỳ hạn nên Ngân hàng không xác định được khách hàng gửi tiền trong thời gian bao lâu và sẽ rút ra khi nào.

Qua ba năm tiền gởi của các tổ chức kinh tế liên tục tăng. Năm 2006 nguồn vốn này thực hiện được 90.965 triệu đồng, tăng 2.644 triệu đồng hay tăng 2,99% so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 29% trên tổng nguồn vốn huy động. Đến cuối

năm 2007 nguồn vốn này thực hiện đạt 145.540 triệu đồng, tăng 54.575 triệu đồng, tăng 60% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng 34% trên tổng nguồn vốn. Tiền gởi tổ chức kinh tế năm 2006 thường tăng mạnh vào những ngày cuối năm và sau đó giảm mạnh do khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp xây lắp nên việc tăng trưởng cấp phát khối lượng phụ thuộc vào ngân sách, còn trong những ngày cuối năm có khách hàng Quỹ Hỗ trợ Phát Triển tăng gấp 4 lần so với 2005. Do Ban Quản lý phường 6, Công ty Đầu tư Xây Dựng Long An thu tiền bán đất… làm biến động mạnh trong cơ cấu tiền gởi tổ chức kinh tế trong huy động vốn.

* Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian.

Năm 2005 28% 72% Năm 2006 27% 73% Năm 2007 67% 33% TG có kỳ hạn TG không KH

Hình 6. Cơ cấu nguồn vốn huy động qua ba năm.

- Tiền gởi có kỳ hạn

Trong năm 2006 tiền gởi có kỳ hạn của chi nhánh thực hiện được 231.373 triệu đồng tăng 24.474 triệu đồng tương ứng tăng 11,83% so với cùng kỳ năm 2005 chiếm tỷ trọng 73% tổng vốn huy động. Trong đó tiền gởi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 158.299 triệu đồng tăng 21.062 triệu đồng tương ứng tăng 15,35% so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 49,96% trên tổng nguồn vốn huy động. Tiền gởi có kỳ hạn trên 12 tháng trở lên thực hiện đạt 73.074 triệu đồng tăng 3.412 triệu đồng,

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Long An (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w