Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Long An (Trang 55)

Năm 2005 57 % 43 % Năm 2006 37% 63% Năm 2007 53% 47% Ngắn hạn TDH

Hình 17: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn qua ba năm

Trong hoạt động tín dụng nợ quá hạn ngắn hạn thường dễ xảy ra hơn do thời hạn trả nợ thường ngắn, tối đa là 12 tháng nên khi khách hàng vay vốn, nếu làm ăn có hiệu quả thì có thể hoàn vốn lại dễ dàng nhưng nếu làm ăn không có hiệu quả thì họ không có vốn trả lại cho Ngân hàng. Đến hạn mà không thu hồi được vốn thì Ngân hàng sẽ chuyển qua nợ quá hạn và có cách xử lý. Nhìn vào kết cấu nợ quá hạn theo thời gian ta thấy tình hình nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với nợ quá hạn trung hạn, điều này cũng dễ hiểu bởi vì doanh số cho vay ngắn hạn lớn hơn nhiều so với doanh số cho vay trung hạn. Cụ thể, vào năm 2005 nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng 57% trên tổng nợ quá hạn, còn lại 43% là tỷ trọng nợ quá hạn trung và dài hạn. Đến năm 2006 nợ quá hạn ngắn hạn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao, đạt 63% trên tổng nợ quá hạn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 tỷ trọng này tuy có giảm nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng khoảng 53% trên tổng tỷ trọng nợ quá hạn có giảm đi 10% so với tỷ trọng của năm 2006, còn lại 47% là tỷ trọng nợ quá hạn của trung và dài hạn .

Tuy nhiên để chi tiết hơn ta xem bảng tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng của chi nhánh qua ba năm:

Bảng 14: Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng qua ba năm 2005-2007

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

Chênh lệch

2006/2005 2007/2006

2005 2006 2007 Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Ngắn hạn 12.848 5.036 8.380 -7.812 -60,80 3.344 66,40 Trung dài hạn 9.683 3.015 7.564 -6.668 -68,86 4.549 150,88

Tổng 22.531 8.051 15.944 -14.480 -64,27 7.893 98,04

Nhìn chung tình hình nợ quá hạn của chi nhánh tăng giảm không ổn định qua ba năm. Cụ thể, năm 2006 tình hình nợ quá hạn của chi nhánh giảm đáng kể chỉ còn 8.051 triệu đồng, giảm 64,27% so với năm 2005. Trong đó nợ quá hạn ngắn hạn giảm đi 7.812 triệu đồng chỉ còn chiếm khoảng 5.036 triệu, giảm 60,80% so với cùng kỳ năm 2005, Song song đó nợ quá hạn đối với các món vay trung và dài hạn cũng giảm mạnh chỉ còn 3.015 triệu đồng giảm 6.668 triệu hay giảm 68,86% so với cùng kỳ năm 2005. Để có được kết quả như trên là do trong năm chi nhánh tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ, và trong năm chi nhánh đã tiến hành xử lý các khoản nợ quá hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ và không có thiện chí trả nợ. Tính đến cuối năm 2007 nợ quá hạn tăng lên rất nhanh so với cùng kỳ năm 2006 với mức tăng khá cao cụ thể là tăng 7.893 triệu đồng tương ứng tăng 98,04% so với năm 2006, và giảm 6.587 triệu đồng so với năm 2005. Trong đó ta có nợ quá hạn ngắn hạn chiếm 8.380 triệu đồng tăng 3.344 triệu hay tăng với mức tương đới là 66,40% so với nợ quá hạn ngắn hạn của cùng kỳ năm trước và chiếm 7.564 triệu đồng, tăng 4.549 triệu tương ứng tăng 150,88% đối với nợ quá hạn trung và dài hạn trong năm 2007 so với năm 2006 nhưng lại giảm 2.119 triệu so với năm 2005. Sở dĩ nợ quá hạn tăng nhanh chóng như vậy là do trong năm qua dịch cúm bùng phát trên diện rộng, giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống như xăng, dầu, sắt, thép, phân bón liên tục biến động đã ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành các chỉ tiêu của các đơn vị sản xuất do đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với Ngân hàng làm cho nợ quá hạn tăng cao. Và nợ quá hạn tăng cao một phần là do việc cải tạo vườn không hiệu quả, kinh tế tạm thời khó khăn, các công trình thi công của các đơn vị chưa có nguồn thanh toán, do xà lan của khách hàng không có nguồn hoạt động nên làm nợ quá hạn phát sinh.

4.3.4.3 Phân tích theo ngành nghề.

Bảng 15: Nợ quá hạn theo ngành nghề qua ba năm 2005-2007

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Công nghiệp chế biến 3.563 2.026 3.566 -1.537 -43,14 1.540 76,01

Ngành xây dựng 4.294 1.376 4.941 -2.918 -67,96 3.565 259,08 Ngành thương nghiệp 9.010 2.362 2.652 -6.648 -73,78 290 12,28 HĐ phục vụ cá nhân 3.226 940 2.007 -2.286 -70,86 1.067 113,51 Ngành khác 2.438 1.347 2.778 -1.091 -44,75 1.431 106,24 Tổng 22.53 1 8.05 1 15.94 4 -14.480 -64,27 7.893 98,04 (Nguồn: Phòng Tín dụng)

Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Khách hàng đến ngân hàng vay tiền về để sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, xây dựng…. thì bên cạnh những người cố tình hay không có thiện ý trả đúng hạn thì còn có nhiều khách hàng do trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình có nhiều rủi ro nên dẫn đến quá hạn. Thường thì trong các ngành như công nghiệp chế biến, và ngành thương nghiệp là ngành thường xảy ra nợ quá hạn nhiều nhất. Để hiểu rõ hơn ta đi vào phân tích nợ quá hạn theo ngành nghề của chi nhánh qua ba năm 2005-2007. Năm 2005 19% 14% 40% 11% 16% Năm 2006 25% 17% 12% 17% 29% Năm 2007 22% 31% 17% 13% 17%

Công nghiệp chế biến Ngành xây dựng Ngành thương nghiệp HĐ phục vụ cá nhân Ngành khác

Hình 18: Kết cấu nợ quá hạn theo ngành qua ba năm

Qua bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn của chi nhánh chủ yếu tập trung vào ba ngành: ngành công nghiệp chế biến, ngành xây dựng và ngành thương nghiệp.

Đối với ngành xây dựng: Tình hình nợ quá hạn của ngành này có xu hướng tăng giảm không ổn định qua ba năm. Cụ thể năm 2006 nợ quá hạn chiếm tỷ trọng 17% trên tổng nợ quá hạn giảm 2% so với tỷ trọng năm 2005, với mức là 1.376 triệu đồng, giảm 2.918 triệu đồng, tương ứng giảm 67,96% so với năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 nợ quá hạn của ngành chiếm tỷ trọng 31% trên tổng nợ quá hạn tăng 14% so với tỷ trọng năm 2006. Hay ở mức 4,941 triệu đồng tăng 3.565 triệu đồng tương ứng tăng 259,08% so với cùng kỳ năm 2006.

Đối với ngành thương nghiệp và ngành công nghiệp chế biến tình hình nợ quá hạn giảm trong năm 2006 nhưng lại tăng mạnh trở lại vào năm 2007. Nợ quá hạn của hai ngành này cần được giảm xuống, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ mang đến nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Và nợ quá hạn của hoạt động phục vụ cá nhân cũng giảm đáng kể trong năm 2006 với mức là 940 triệu giảm 70,86% so với năm 2005. Đến năm 2007 nợ quá hạn của ngành này ở mức là 2.007 triệu đồng tăng 1.067 triệu đồng, tương ứng tăng 113,51% so với năm trước. Ngoài ra nợ quá hạn đối với các ngành khác như nông nghiệp, thủy sản … cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu nợ quá hạn của Ngân hàng. Cụ thể năm 2005 chiếm tỷ trọng 11%, năm 2006 chiếm 17% và năm 2007 là 17% trên tổng số nợ quá hạn.

4.4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Trong những năm qua Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Long An đã không ngừng đổi mới các hình thức hoạt động, cùng với việc mở rộng tín dụng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, thì Ngân hàng đã từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn. Để phản ánh mức độ hoạt động và qui mô của Ngân hàng thì cần phải đánh giá và xem xét thông qua các chỉ tiêu tài chính.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cho vay của Ngân hàng có hiệu quả hay không ta phân tích 6 chỉ tiêu cơ bản sau:

4.4.1. Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trong việc thu hồi nợ. Nó phản ánh trong thời kỳ nào đó, ứng với doanh số cho vay Ngân việc thu hồi nợ. Nó phản ánh trong thời kỳ nào đó, ứng với doanh số cho vay Ngân hàng thu được bao nhiêu đồng vốn.

Bảng 16:Chỉ tiêu hệ số thu nợ của hoạt động tín dụng qua ba năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Doanh số thu nợ Triệu đồng 295.706 518.552 1.090.397 222.846 571.845 Doanh số cho vay Triệu đồng 338.073 557.216 1.115.132 219.143 557.916

Hệ số thu nợ % 87,47 93,06 97,78 5,59 4,72

Nguồn: (Phòng kế hoạch - nguồn vốn)

Qua bảng số liệu cho thấy hệ số thu nợ của Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Long An luôn có hệ số thu nợ cao được thể hiện qua các năm, năm 2005 là 87,47%, năm 2006 đạt 93,06% tăng 5,59% so với năm 2005, sang năm 2007 đạt 97,78% tăng 4,72% so với cùng kỳ năm trước, có được kết quả này là nhờ vào sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng đã cho vay đúng người,

đúng đối tượng làm tốt khâu thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nên kết quả thu hồi nợ mới tốt như vậy.

4.4.2. Dư nợ trên vốn huy động (VHĐ): Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư một đồng vốn huy động, nó giúp cho nhà quản trị phân tích đánh giá so sánh tư một đồng vốn huy động, nó giúp cho nhà quản trị phân tích đánh giá so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng và nguồn vốn huy động.

Bảng 17:Chỉ tiêu Dư nợ trên vốn huy động của chi nhánh qua ba năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Vốn huy động Triệu đồng 287.159 316.831 432.666 29.672 115.835 Tổng dư nợ Triệu đồng 398.935 437.599 462.334 38.664 24.735

Dư nợ / VHĐ lần 1,39 1,38 1,07 -0,01 -0,31

Nguồn: (Phòng kế hoạch - nguồn vốn)

Qua bảng số liệu cho thấy trong ba năm qua tình hình huy động vốn của Ngân hàng tương đối tốt được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2005 bình quân cứ 1,39 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, còn lại 0,39 đồng là lấy từ nguồn vốn điều chuyển. Đến năm 2006 bình quân cứ 1,38 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia,còn lại 0,38 đồng là lấy từ nguồn vốn điều chuyển giảm 0,01 đồng so với năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 thì bình quân cứ 1,07 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia còn lại vốn điều chuyển chỉ chiếm có 0,07 đồng giảm 0,31 đồng so với năm 2006.

4.4.3. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn (TNV)

Bảng 18:Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn của qua ba năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006Năm 2007 2006/2005 2007/2006Chênh lệch Vốn huy động Triệu đồng 287.159 316.831 432.666 29.672 115.835 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 426.392 485.165 492.116 58.773 6.951

VHĐ/ TNV % 67,35 65,30 87,92 -2,05 22,62

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - nguồn vốn)

Vốn huy động thể hiện thế mạnh của ngân hàng. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn cao thể hiện ngân hàng tự chăm lo nguồn vốn để đủ sức hoạt động tín dụng. Nếu tỷ lệ này thấp cho thấy công tác huy động vốn không đủ sức cho vay, phải vay trung ương hay các tổ chức tín dụng khác, mức vốn vay này có lãi suất cao hơn lãi suất huy động ngoài dân cư, vì vậy, nếu tỉ lệ này thấp cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Ngược lại nếu chi nhánh chăm lo công tác đầu vào tốt, huy động nguồn vốn cao, nhưng không chăm lo đầu ra gây ứ đọng vốn thì hậu

quả cũng không kém như thiếu vốn, vì vậy phải cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để tận dụng nguồn vốn một cách hiệu quả.

Qua ba năm tỷ lệ vốn huy động trên tổng tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng tương đối cao. Năm 2005vốn huy động chiếm 67,35% trên tổng nguồn vốn, đến năm 2007 tỷ lệ này là 65,30%, nhưng đến cuối năm 2007 tỷ lệ này tăng đáng kể đạt 87,92%, tăng 22,62% so với cùng kỳ năm 2006. Góp phần vào sự thành công của việc huy động trong năm qua là nhờ thái độ phục vụ nhiệt tình của nhân viên ngân hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng trong việc gửi tiền và rút tiền và cũng nhờ chính sách tuyên truyền quảng cáo trên báo chí, tờ bướm…

4.4.4. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn (TNV)

Bảng 19:Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn của chi nhánh qua ba năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tổng dư nợ Triệu đồng 398.935 437.599 462.334 38.664 24.735 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 426.392 485.165 492.116 58.773 6.951

Dư nợ/ TNV % 93,56 90,20 93,95 -3,36 3,75

(Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn)

Qua biểu bảng ta thấy ngay doanh số dư nợ của Ngân hàng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn mặc dù qua các năm có nhiều biến động. Năm 2005 dư nợ chiếm 93,56% trên tổng nguồn vốn, sang năm 2006 là 90,20% giảm 3,36% trên tổng nguồn vốn so với năm 2005, đến 12/2007 dư nợ lại tăng trở lại 3,75% với mức là 93,95%. Dư nợ bình quân có xu hướng tăng chứng tỏ khách hàng đến vay vốn của Ngân hàng ngày càng nhiều, nguồn vốn của Ngân hàng được sử dụng triệt để. Nhờ có chính sách cho vay hợp lý nên Ngân hàng không để cho nguồn vốn tồn đọng nhiều. Trong những năm tới Ngân hàng sẽ tìm cách nâng nguồn vốn lên nữa và cho vay nhiều hơn nữa để dư nợ bình quân tăng thêm về doanh số để có thể đáp ứng được hết nhu cầu vay vốn của Khách hàng trong tình hình hiện nay.

4.4.5. Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân (DSTN/DNBQ) hay hệ số vòng:

Bảng 20:Chỉ tiêu về vòng quay vốn tín dụng qua ba năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Doanh số thu nợ Triệu đồng 295.706 518.552 1.090.397 222.846 571.845 Dư nợ bình quân Triệu đồng 379.805 418.267 449.967 38.462 31.700

Vòng quay vốn vòng 0,78 1,24 2,42 0,46 1,18

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình luân chuyển vốn của ngân hàng trong một kỳ nhất định. Đồng vốn quay vòng càng nhanh càng tốt và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngoài ra, vòng quay vốn tín dụng còn giúp ta đánh giá được mức độ thu nợ của Ngân hàng.

Từ bảng số liệu trên ta có thể khẳng định tỷ số như thế là tương đối tốt và số vòng quay liên tục tăng qua ba năm. Năm 2005 hệ số vòng chỉ đạt 0,78 vòng, đến năm 2006 là 1,24 vòng, và năm 2007 là 2,42 vòng. Do đặc điểm của ngành Ngân hàng là khi cho vay với thời gian càng dài thì lãi suất càng cao và như thế thì lợi nhuận càng cao, nhưng lại xảy ra trường hợp là rủi ro càng nhiều. Năm 2007 vòng quay vốn tín dụng tăng lên 2,42 vòng tăng 1,18 vòng so với năm 2006, đây là điều đáng mừng cho thấy công tác chỉ đạo thu hồi nợ của Ngân hàng tốt, khách hàng vay vốn làm ăn có hiệu quả, Ngân hàng đầu tư đúng hướng giúp khách hàng vay vốn trả được gốc và lãi tiền vay nên góp phần tăng thêm vòng quay vốn tín dụng, nhưng bên cạnh đó cần phải tích cực hơn trong việc thu hồi nợ để hạn chế rủi ro xảy ra.

4.4.6. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (NQN/TDN).

Bảng 21: Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ của chi nhánh qua ba năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006Năm 2007 2006/2005 2007/2006Chênh lệch Tổng dư nợ Triệu đồng 398.935 437.599 462.334 38.664 24.735 Nợ quá hạn Triệu đồng 22.531 8.051 15.944 -14.480 -7.893

NQH/TDN % 5,65 1,84 3,45 -3,81 1,61

(Nguồn: Phòng kế hoạch - nguồn vốn)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ NQH/TDN khá lớn tăng giảm không ổn định qua các năm cụ thể: Năm 2005 nợ quá hạn chiếm 5,65% trên tổng dư nợ của

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Long An (Trang 55)