Phân tích thu nợ theo ngành nghề

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Long An (Trang 46 - 48)

Bảng 9: Doanh số thu nợ theo ngành nghề qua 3 năm 2005-2007

Đvt:Triệu đồng

(Nguồn:Phòng Tín dụng)

Đối với BIDV, với cái tên là đầu tư nhưng Ngân hàng không chỉ định bắt buộc phải đầu tư vào ngành nghề cụ thể nào, mà theo tình hình thực tế thương mại hóa ngành nghề nào có lời thì mới đầu tư. Hiện nay, Ngân hàng đã mở rộng tín dụng đến với mọi thành phần và tập trung vào những lĩnh vực là thế mạnh của tỉnh, địa phương và doanh số thu nợ là một trong những yếu tố thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như của khách hàng. Do đó doanh số thu nợ theo ngành nghề là một lĩnh vực cần được phân tích để phần nào thấy được hiệu quả kinh doanh của khách hàng cũng như khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng. Cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu trên và biểu đồ dưới đây.

Năm 2005 7% 43% 17% 25% 8% Năm 2006 4% 41% 27% 22% 6% Năm 2007 22% 9% 22% 4% 43%

Công nghiệp chế biến Ngành xây dựng Ngành thương nghiệp HĐ phục vụ cá nhân Ngành khác

Hình 12. Kết cấu doanh số thu nợ theo ngành của chi nhánh qua ba năm

- Đối với ngành Xây Dựng: không những doanh số cho vay mà doanh số thu nợ của ngành này cũng chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Cụ thể năm 2005 chiếm tỷ trọng 43%, năm 2006 tỷ trọng giảm 2% chiếm 41% và đến cuối năm 2007 tỷ trọng này lại tăng thêm 2% đạt 43% trên tổng doanh số thu nợ tín dụng. Tuy tỷ trọng có thay đổi tăng giảm không ổn định nhưng doanh số đều tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2006 đạt 226.563 triệu đồng, tăng 101.203 triệu

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Công nghiệp chế biến 22.107 24.224 213.111 2.117 9,58 188.887 779,75 Ngành xây dựng 125.360 226.563 414.443 101.203 80,73 187.880 82,93 Ngành thương nghiệp 25.107 35.655 85.908 10.548 42,01 50.253 140,94 HĐ phục vụ cá nhân 49.590 153.203 211.723 103.613 208,94 58.520 38,20 Ngành khác 73.534 125.562 36.259 52.028 70,75 -89.303 -71,12

đồng, tương ứng tăng 80,73% so với năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 doanh số này tiếp tục tăng cao và đạt 414.443 triệu đồng tăng 187.880 triệu, tương ứng tăng 82,93% so với cùng kỳ năm 2006. Điều này chứng tỏ vòng quay vốn của ngành này khá nhanh giúp cho công tác thu hồi nợ của Ngân hàng được thực hiện nhanh chóng.

- Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng: Tuy tỷ trọng có sự tăng giảm không ổn định nhưng doanh số thu nợ của hoạt động này đều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2006 đạt 153.203 triệu đồng tăng 103.613 triệu đồng, tương ứng tăng 208,94% so với năm 2005. Sang năm 2007 doanh số này đạt 211.723 tăng 58.520 triệu đồng, tăng tương ứng 38,20 % so với cùng kỳ năm 2006, chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số thu nợ tín dụng cụ thể đạt 17% năm 2005, 27% năm 2006 tăng hơn năm 2005 10% và 22% năm 2007 thấp hơn năm 2006 5% nhưng cao hơn năm 2005 là 5%.

Nhìn chung doanh số thu nợ của tất cả các ngành đều tăng. Có ngành doanh số thu nợ tăng rất cao, chẳng hạn ngành công nghiệp chế biến: năm 2006 tăng 9,58 % so với năm 2005, đạt 24.224 triệu đồng hay tăng với mức tuyệt đối là 2.117 triệu, chiếm 4% tổng tỷ trọng giảm 3% tỷ trọng so với năm 2005. Đến 12/2007 tăng 779,75% so với năm 2006, đạt 213.111 triệu đồng hay tăng được 188.887 triệu với tỷ trọng chiếm 22%, tăng 18% so với tỷ trọng của năm 2006.

Ngành thương nghiệp cũng tăng tương ứng: Năm 2006 tăng 42,01% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 140,94% so với năm 2006 với mức đạt năm 2006 là 35.655 triệu tăng 10.548 triệu so với năm 2005, năm 2007 đạt 85.908 triệu đồng tăng 50.253 triệu so với năm 2006, cùng với mức tỷ trọng lần lượt là 2005 chiếm 8%, năm 2006 còn 6% sang năm 2007 đạt 9% trên tổng tỷ trọng. Ngoài ra doanh số thu nợ đối với các ngành khác cũng có sự biến động không ổn định qua ba năm. Cụ thể năm 2006 doanh số này đạt 125.562 triệu đồng tăng 52.028 triệu tương ứng tăng 70,75% so với năm 2005 và với tỷ trọng chiếm khoảng 22% trên tổng tỷ trọng. Nhưng đến năm 2007 chỉ tiêu này lại giảm nhanh chỉ còn 36.259 triệu đồng giảm 89.303 triệu, tương ứng giảm 71,12% so với cùng kỳ năm 2006 đồng thời tỷ trọng cũng giảm chỉ còn 4% giảm đi 18% so với 2006.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Long An (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w