Bảng 13: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế qua ba năm 2005-2007
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
Chênh lệch
2006/2005 2007/2006
2005 2006 2007 Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Quốc doanh 6.983 3.853 7.418 -3.130 -44,82 3.565 92,53 NgoàiQuốc doanh 15.548 4.198 8.526 -11.350 -73,00 4.328 103,10
Tổng nợ quá hạn 22.531 8.051 15.944 -14.480 -64,27 7.893 98,04
(Nguồn: Phòng tín dụng)
Qua bảng 13 ta thấy, nợ quá hạn của Ngân hàng trong năm 2006 là 8.051 triệu đồng giảm 14.480 triệu đồng, tương ứng giảm 64,27% so với năm 2005. Trong đó, nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chỉ còn 4.198 triệu đồng, giảm 11.350 triệu đồng, tương ứng giảm 73% so với năm 2005. Để đạt được kết quả này là do thành phần này sử dụng đúng mục tiêu vay vốn làm cho dự án sinh lời đúng theo kế hoạch, do đó họ trả được nợ cho Ngân hàng đúng hạn không chịu lãi suất nợ quá hạn. Hơn nữa, do chi nhánh đã bám sát nguồn thu từ các công trình và thu nợ theo cam kết của công ty đã kinh doanh thua lỗ mất khả năng trả nợ từ những năm trước bằng cách tiến hành xử lý tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ. Cũng giống như thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế quốc doanh cũng giảm đáng kể chỉ còn 3.853 triệu đồng, giảm 3.130 triệu đồng, tương ứng giảm 44,82% so với năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 tình hình nợ quá hạn của chi nhánh tăng thêm 7.893 triệu đồng tương ứng tăng 98,04% so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó, nợ quá hạn đối với
thành phần kinh tế quốc doanh tăng nhanh với tỷ lệ 92,53% tăng 3.565 triệu đồng so với 2006. Cùng với thành phần kinh tế quốc doanh thì nợ quá hạn của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng tăng đáng kể với 8.526 triệu đồng tăng 4.328 triệu, tương ứng tăng 103,10% so với 12/2006. Nguyên nhân là do trong năm 2007 do điều kiện kinh doanh không thuận lợi, giá xăng dầu, ga, nguyên liệu đầu vào tăng liên tục trong khi hầu hết các doanh nghiệp đã ký kế hợp đồng bán hàng với giá thoả thuận trước. Hoạt động xuất khẩu ra thị trường nước ngoài gặp khó khăn với những vụ kiện bán phá giá làm phát sinh nợ quá hạn. Hơn nữa do Ngân hàng tập trung vào một số ít khách hàng nhưng là những khách hàng lớn nên nợ quá hạn khá nhiều vì phần lớn những khách hàng của Ngân hàng là những đơn vị xây lấp lại hoạt động kinh doanh không hiệu quả.
Xét về cơ cấu thì tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế được thể hiện qua biểu đồ sau:
Năm 2005 69% 31% Năm 2006 52% 48% Năm 2007 47%
53% Quốc doanhNgoài QD
Hình 16: Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế qua ba năm
Qua biểu đồ ta thấy tỷ trọng nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm khá cao, mà đa số thành phần này là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nguồn vốn không nhiều lại vay dài hạn nên làm cho nợ quá hạn tập trung nhiều cụ thể năm 2005 chiếm tỷ trọng 69% tổng tỷ trọng, sang năm 2006 thì tỷ trọng lại giảm đi 17% chỉ còn chiếm 52% tổng tỷ trọng. Đến 12/2007 thì tỷ trọng có tăng 1% so với năm 2006. Nếu như nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sự biến động thì nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế quốc doanh cũng có nhiều biến động. Cụ thể năm 2005 chiếm 31% tổng tỷ trọng thấp hơn tỷ trọng thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 38%. Qua năm 2006 thì tỷ trọng nợ quá hạn của thành phần này tăng khá nhanh chiếm 48% tổng tỷ trọng, cao hơn năm 2005 là 17% và thấp hơn tỷ trọng của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 4%. Nhưng bước sang năm 2007 thì tỷ trọng có giảm đi 1% so với năm 2006 và thấp