Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau (Trang 27)

Do yêu cầu phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh Minh Hải(nay thuộc tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu) và cùng với sự lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam trong phạm vi cả nước, ngày14 tháng 7 năm 1988, Thống đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã ra quyết định số 58/TCCB về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh Minh Hải và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 10 năm 1988. Sau khi tách tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu thì chi nhánh Ngân hàng Công Thương Cà Mau chính

thức được thành lập theo quyết định số 15/NHCT – QĐ ngày 17 tháng 12 năm 1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau là một trong 76 chi nhánh cấp I của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, có trụ sở đặc tại số 94 – Lý Thường Kiệt, phường 7, thành phố Cà Mau. Với tên gọi là VIETINBANK CA MAU, là doanh nghiệp quốc doanh kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, có đại diện pháp nhân, có con dấu riêng. Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Maulà một trong những Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn của tỉnh và giữ một vị thế quan trọng trong hệ thống Ngân hàng thương mại Nhà nước với chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và góp phần quản lý lưu thông tiền tệ trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Trong 13 năm hoạt động chi nhánh Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã có những bước trưởng thành khá vững chắc. Mở rộng cho vay đối với các lĩnh vực kinh doanh, thành phần kinh tế. Tạo mọi điều kiện cho các đơn vị cơ sở kinh tế có thêm nguồn vốn để mở rộng hoạt động, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người tại địa phương.

Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã xây dựng một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hài hoà để phát huy tối đa nguồn lực và lợi thế của mình nhằm hoạt động có hiệu quả.

Hình 3.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU

3.2.3. Các loại hình hoạt động.

Để đáp ứng nhu cầu về sự phát triển của nền kinh tế thị trường đồng thời nhằm đem lại lợi nhuận, Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã mở rộng và đa dạng hoá các loại hình hoạt động cụ thể như sau:

- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.

- Thực hiện các nghiệp vụ cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ,….

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các cà nhân có nhu cầu vay vốn.

- Các hoạt động dịch vụ: dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán chuyển tiền và kiều hối, dịch vụ chi tiền mặt,…

- Các hoạt động khác.

3.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC

Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc

Phòng KD Phòng

Giao dịch Phòng KD Đối ngoại Phòng TT Ngân quỹ Kế toánPhòng

Phòng

Kiểm soát Phòng Tổ chức hành chính Phó Giám Đốc

Cà Mau qua 3 năm (2005-2007).

Là 1 tỉnh còn nghèo, thế nhưng tốc độ phát triển của các tổ chức tín dụng trên địa bàn rất nhanh, nhiều Ngân hàng ra đời dẫn đến áp lực cạnh tranh của Ngân hàng Công Thương Cà Maulà rất lớn. Tuy vậy, với sự chỉ đạo sáng suốt của Ban Giám đốc và sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh trong việc triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách… mà trong 3 năm qua chi nhánh hoạt động rất có hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau.

Bảng 3.1:KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007).

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối đối (%)Tương

Doanh thu 87.303 117.648 126.625 30.345 34,76 8.977 7,63

Chi phí 83.037 107.122 125.128 24.085 29,01 18.006 16,81

Lợi nhuận 4.266 10.526 1.497 6.260 146,74 -9.029 -85,78

(Nguồn: Phòng kinh doanh) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm ta thấy mức lợi nhuận có sự tăng giảm không đều qua 3 năm. Cụ thể, năm 2005 đạt 4.266 triệu đồng, sang năm 2006 đạt 10.526 triệu đồng, tăng 6.260 triệu đồng, tương ứng 146,74% so với năm 2005. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí; doanh thu tăng 30.345 triệu đồng, tương ứng 34,76% trong khi đó thì chi phí tăng 24.085 triệu đồng, tương ứng 29,01%.

Tuy nhiên, bước sang năm 2007 thì tình hình có sự biến đổi khác đi đó là sự giảm đột ngột của lợi nhuận, chỉ đạt 1.497 triệu đồng, giảm 9.029 triệu đồng, tương ứng 85,78% so với năm 2006. Có sự biến đổi như trên là do chi phí tăng nhanh hơn so với doanh thu, năm 2007 chi phí tăng 18.006 triệu đồng, tương ứng 16,81% so với năm 2006, nhưng doanh thu chỉ tăng 8.977 triệu đồng, tương ứng 7,63%.

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2005 2006 2007 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Hình 3.2: BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007).

Qua bảng biểu đồ cho thấy lợi nhuận của Ngân hàng có sự tăng giảm không đều, mặc dù vậy nhưng chi nhánh vẫn hoạt động có hiệu quả và có lợi nhuận.

3.2.5. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Công Thương Cà Mau. Công Thương Cà Mau.

3.2.5.1. Thuận lợi.

- Được sự chỉ đạo và quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, Ngân hàng Công Thương Việt Nam và sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành có liên quan đã giúp cho Ngân hàng Công Thương Cà Mau hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Ngân hàng Công Thương là một hệ thống rộng khắp cả nước và là loại hình Ngân hàng phát triển mạnh mẽ nhất nên chủ động được nguồn vốn dồi dào, có thể điều hoà vốn cho các chi nhánh trong cả nước. Đó chính là thuận lợi của Ngân hàng Công Thương Cà Mau trong việc đảm bảo khả năng thanh toán của mình, nâng cao uy tín và được nhiều khách hàng tín nhiệm.

- Được sự quan tâm của Ngân hàng Công Thương Việt Nam cụ thể là ban hành các văn bản và chỉ đạo kịp thời phù hợp với tình hình thực tế. Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động Ngân hàng, hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Lãnh đạo Ngân hàng đã đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn và chỉ đạo thực hiện sát sao, tạo điều kiện cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ và đạt vượt kế hoạch của cấp trên giao.

- Tình hình kinh tế - chính trị ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả của Ngân hàng.

- Trụ sở làm việc được nâng cấp, đặc biệt là Phòng giao dịch Trung Tâm đã được nâng cấp, cải tạo với những trang thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến.

- Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc; ban lãnh đạo tận tâm, kỷ cương và có trách nhiệm, giúp đở nhân viên tạo nên một khối đoàn kết vững mạnh giữa lãnh đạo và nhân viên góp phần cho hoạt động chi nhánh hiệu quả cao, Ngân hàng ngày càng phát triển vững mạnh.

3.2.5.2. Khó khăn.

Bên cạnh những thuận lợi trên, Ngân hàng Công Thương Cà Mau còn gặp phải những khó khăn như:

- Thiên tai, dịch bệnh, việc áp dụng khoa học kỹ thuật kém phát triển trong nông nghiệp, thủy sản cũng gây ảnh hưởng cho Ngân hàng.

- Thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay theo nghị định của Chính phủ còn nhiều khó khăn, đối với những dự án trung, dài hạn có nhu cầu vốn lớn phải có vốn tự có 30%, Ngân hàng chỉ cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo, trong khi đó thực tế khách hàng vay vốn có giá trị tài sản đảm bảo ở mức thấp nên khách hàng vay không đủ điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản – khối khách hàng chủ lực của Ngân hàng Công Thương Cà Mau vừa phải lo chống đỡ với vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ lại vừa phải đối mặt với rào cản kiểm kháng sinh nghiêm ngặt của thị trường Nhật; nhiều doanh nghiệp bị trả hàng do nhiễm kháng sinh, làm cho tình hình tiêu thụ hàng thủy sản ở thị trường Nhật thiếu ổn định. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp đều đã khắc phục được tình hình này và đã phối hợp tốt với các nhà nhập khẩu của Nhật để kiểm hàng tại nhà máy, tránh tình trạng bị trả hàng vừa tốn kém chi phí vừa mất uy tín. Ngoài ra, khó khăn bao trùm trong những năm qua là tình trạng thiếu nguyên liệu của hầu hết các nhà máy, chỉ hoạt động 60% công suất, dẫn đến cạnh tranh mua nguyên liệu, càng làm cho tệ nạn bơm chích tạp chất phức tạp hơn, cạnh tranh thu hút công nhân chế biến,…..Tình hình này đã ảnh hưởng đến dư nợ ngắn hạn của chi nhánh không ổn định và luôn ở mức dưới kế hoạch Trung ương giao.

- Cạnh tranh quá gay gắt các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn, nhiều chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Thương mại khác đã áp dụng nhiều biện pháp để lôi kéo khách hàng của Ngân hàng Công Thương như: hạ thấp lãi suất cho vay, phí dịch vụ, hạ thấp điều kiện tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm, chi hoa hồng để mua ngoại tệ vượt trần Ngân hàng Nhà nước, chi hoa hồng cho cán bộ trực tiếp giao dịch để thanh toán và chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, trong khi Ngân hàng Công thương Việt Nam không có cơ chế để chi nhánh thực hiện việc này, từ đó đã gây khó khăn trong việc giữ và mở rộng khách hàng.

- Tình hình nuôi tôm của bà con nông dân dẫn tiếp tục thua lỗ do tôm chết kéo dài, làm phát sinh nợ quá hạn hàng loại; một số doanh nghiệp cũng để nợ quá hạn phát sinh cao, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng và phải trích dự phòng rủi ro lớn, giảm hạch toán của chi nhánh.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH CÀ MAU 4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG.

4.1.1. Phân tích sự biến động và cơ cấu vốn của Ngân hàng.

Nguồn vốn đối với mỗi Ngân hàng đều giữ một vai trò rất quan trọng, sự tăng hay giảm của nguồn vốn đều ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. Căn cứ vào sự biến động của nguồn vốn chúng ta có thể thấy được cơ cấu nguồn vốn như vậy là hợp lý hay không, và từ đó cũng có thể tìm ra một kết cấu tốt hơn cho nguồn vốn của ngân hàng.

Kết cấu nguồn vốn của Ngân hàng bao gồm: - Vốn huy động.

- Vốn điều hòa.

Bảng 4.1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007). CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007).

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn vốn

Năm Chênh lệch

2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vốn huy động 222.032 365.941 382.815 143.909 64,82 16.874 4,61 Vốn điều hòa 1.328.451 1.108.481 931.771 -219.970 -16,56 -176.710 -15,94 Tổng cộng 1.550.483 1.474.422 1.314.586 -76.061 -4,91 -159.836 -10,84

(Nguồn: phòng kinh doanh)

Qua bảng số liệu, ta thấy tình hình nguồn vốn của Ngân hàng giảm liên tục qua 3 năm, cụ thể như sau:

Năm 2005 tổng nguồn vốn là 1.550.483 triệu đồng, sang năm 2006 thì tổng nguồn vốn là 1.474.422 triệu đồng, giảm 76.061 triệu đồng tương ứng 4,91% so với năm 2005. Nguyên nhân là do nguồn vốn điều hòa giảm mạnh, mặc dù vốn huy động có tăng nhưng ít hơn so với sự giảm của vốn điều hòa, thực tế là năm

trong khi vốn điều hòa giảm mạnh 219.970 triệu đồng tương ứng 16,56% so với năm 2005. Mà thực tếlà do năm 2006 công tác huy động vốn tại chỗ có bước tiến bộ rõ rệt, với tốc độ tăng khá cao, gấp 1,65 lần so với năm 2005. Đây là kết quả phấn đấu liên tục và sự cố gắng rất lớn của lực lượng làm công tác huy động vốn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Điều đáng ghi nhận là trong năm Ngân hàng Công Thương Việt Nam phát động và giao chỉ tiêu 5 đợt huy động kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng…, các đợt áp sát nhau, liền kề nhau, có những đợt song trùng nhau nhưng chi nhánh đều đạt và vượt chỉ tiêu. Và việc vốn điều hòa giảm là do lãi suất vốn điều hòa tăng liên tục và đứng ở mức cao đã trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh. Trong tương lai lãi suất vốn điều hòa chưa có dấu hiệu giảm. Cho nên việc tăng cường huy động vốn tại chỗ với giá rẽ hơn lãi suất vốn điều hòa là vấn đề sống còn của chi nhánh.

Tuy nhiên, đến năm 2007 thì tổng nguồn vốn tiếp tục giảm, trong đó vốn huy động tăng nhẹ là 16.874 triệu đồng tương ứng 4,61% so với năm 2006 nhưng vốn điều hòa giảm mạnh là 176.710 triệu đồng tương ứng 15,94%, do đó đã làm cho tổng nguồn vốn giảm chỉ còn 1.314.586 triệu đồng.

Hình 4.1: BIỂU ĐỒ KẾT CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005-2007).

Qua hình 4.1 cho thấy một cách tổng quát cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng như sau: 2005 222032, 14% 1328451, 86% 2006 365941, 25% 1108481, 75% 2007 382815, 29% 931771, 71% Vốn huy động Vốn điều hòa

+ Vốn huy động: vốn huy động tăng liên tục qua 3 năm, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2005 là 222.032 triệu đồng, chiếm 14% trên tổng nguồn vốn, năm 2006 là 365.941 triệu đồng, chiếm 25% trên tổng nguồn vốn, tăng 143.909 triệu đồng, tương ứng 64,82% so với năm 2005, sang năm 2007 thì vốn huy động vẫn tiếp tục tăng nhưng ít hơn năm 2006, chỉ tăng 16.874 triệu đồng, tương ứng 4,61% so với năm 2006, tức là đạt được 382.815 triệu đồng, chiếm 29% trên tổng nguồn vốn. Vốn huy động không ngừng gia tăng qua các năm. Đạt được điều này là nhờ vào sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên trong việc huy động vốn.Tuy nhiên tỷ trọng vốn huy động nhìn chung vẫn còn thấp và nguồn vốn của Ngân hàng còn phụ thuộc rất cao vào vốn điều hòa từ Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

+ Vốn điều hòa: vốn điều hòa giảm liên tục qua 3 năm như sau: năm 2005 là 1.328.451 triệu đồng, chiếm 86% trên tổng nguồn vốn; năm 2006 là 1.108.481 triệu đồng, chiếm 75% trên tổng nguồn vốn, giảm 219.970 triệu đồng so với năm 2005; năm 2007 là 731.771 triệu đồng, chiếm 71% trên tổng nguồn vốn.

Tóm lại, cơ cấu vốn Ngân hàng dần có sự thay đổi, vốn huy động dần tăng tỷ trọng, ngược lại vốn điều hòa giảm dần tỷ trọng. Vấn đề huy động vốn gây ra cho Ngân hàng một sức ép không nhỏ trước nhu cầu vốn của khách hàng ngày càng tăng. Trong những năm qua, vốn điều hòa luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn. Đây là một hạn chế rất lớn của Ngân hàng, điều này chứng tỏ Ngân hàng còn phụ thuộc rất nhiều vào Ngân hàng cấp trên. Chính điều đó khiến Ngân hàng không có sự độc lập trong hoạt động. Nhận thức được điều đó, mặc dù công tác huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, nhất

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau (Trang 27)