Phân tích sự biến động và cơ cấu vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau (Trang 34 - 36)

Nguồn vốn đối với mỗi Ngân hàng đều giữ một vai trò rất quan trọng, sự tăng hay giảm của nguồn vốn đều ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. Căn cứ vào sự biến động của nguồn vốn chúng ta có thể thấy được cơ cấu nguồn vốn như vậy là hợp lý hay không, và từ đó cũng có thể tìm ra một kết cấu tốt hơn cho nguồn vốn của ngân hàng.

Kết cấu nguồn vốn của Ngân hàng bao gồm: - Vốn huy động.

- Vốn điều hòa.

Bảng 4.1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007). CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007).

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn vốn

Năm Chênh lệch

2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%)

Vốn huy động 222.032 365.941 382.815 143.909 64,82 16.874 4,61 Vốn điều hòa 1.328.451 1.108.481 931.771 -219.970 -16,56 -176.710 -15,94 Tổng cộng 1.550.483 1.474.422 1.314.586 -76.061 -4,91 -159.836 -10,84

(Nguồn: phòng kinh doanh)

Qua bảng số liệu, ta thấy tình hình nguồn vốn của Ngân hàng giảm liên tục qua 3 năm, cụ thể như sau:

Năm 2005 tổng nguồn vốn là 1.550.483 triệu đồng, sang năm 2006 thì tổng nguồn vốn là 1.474.422 triệu đồng, giảm 76.061 triệu đồng tương ứng 4,91% so với năm 2005. Nguyên nhân là do nguồn vốn điều hòa giảm mạnh, mặc dù vốn huy động có tăng nhưng ít hơn so với sự giảm của vốn điều hòa, thực tế là năm

trong khi vốn điều hòa giảm mạnh 219.970 triệu đồng tương ứng 16,56% so với năm 2005. Mà thực tếlà do năm 2006 công tác huy động vốn tại chỗ có bước tiến bộ rõ rệt, với tốc độ tăng khá cao, gấp 1,65 lần so với năm 2005. Đây là kết quả phấn đấu liên tục và sự cố gắng rất lớn của lực lượng làm công tác huy động vốn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Điều đáng ghi nhận là trong năm Ngân hàng Công Thương Việt Nam phát động và giao chỉ tiêu 5 đợt huy động kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng…, các đợt áp sát nhau, liền kề nhau, có những đợt song trùng nhau nhưng chi nhánh đều đạt và vượt chỉ tiêu. Và việc vốn điều hòa giảm là do lãi suất vốn điều hòa tăng liên tục và đứng ở mức cao đã trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh. Trong tương lai lãi suất vốn điều hòa chưa có dấu hiệu giảm. Cho nên việc tăng cường huy động vốn tại chỗ với giá rẽ hơn lãi suất vốn điều hòa là vấn đề sống còn của chi nhánh.

Tuy nhiên, đến năm 2007 thì tổng nguồn vốn tiếp tục giảm, trong đó vốn huy động tăng nhẹ là 16.874 triệu đồng tương ứng 4,61% so với năm 2006 nhưng vốn điều hòa giảm mạnh là 176.710 triệu đồng tương ứng 15,94%, do đó đã làm cho tổng nguồn vốn giảm chỉ còn 1.314.586 triệu đồng.

Hình 4.1: BIỂU ĐỒ KẾT CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005-2007).

Qua hình 4.1 cho thấy một cách tổng quát cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng như sau: 2005 222032, 14% 1328451, 86% 2006 365941, 25% 1108481, 75% 2007 382815, 29% 931771, 71% Vốn huy động Vốn điều hòa

+ Vốn huy động: vốn huy động tăng liên tục qua 3 năm, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2005 là 222.032 triệu đồng, chiếm 14% trên tổng nguồn vốn, năm 2006 là 365.941 triệu đồng, chiếm 25% trên tổng nguồn vốn, tăng 143.909 triệu đồng, tương ứng 64,82% so với năm 2005, sang năm 2007 thì vốn huy động vẫn tiếp tục tăng nhưng ít hơn năm 2006, chỉ tăng 16.874 triệu đồng, tương ứng 4,61% so với năm 2006, tức là đạt được 382.815 triệu đồng, chiếm 29% trên tổng nguồn vốn. Vốn huy động không ngừng gia tăng qua các năm. Đạt được điều này là nhờ vào sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên trong việc huy động vốn.Tuy nhiên tỷ trọng vốn huy động nhìn chung vẫn còn thấp và nguồn vốn của Ngân hàng còn phụ thuộc rất cao vào vốn điều hòa từ Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

+ Vốn điều hòa: vốn điều hòa giảm liên tục qua 3 năm như sau: năm 2005 là 1.328.451 triệu đồng, chiếm 86% trên tổng nguồn vốn; năm 2006 là 1.108.481 triệu đồng, chiếm 75% trên tổng nguồn vốn, giảm 219.970 triệu đồng so với năm 2005; năm 2007 là 731.771 triệu đồng, chiếm 71% trên tổng nguồn vốn.

Tóm lại, cơ cấu vốn Ngân hàng dần có sự thay đổi, vốn huy động dần tăng tỷ trọng, ngược lại vốn điều hòa giảm dần tỷ trọng. Vấn đề huy động vốn gây ra cho Ngân hàng một sức ép không nhỏ trước nhu cầu vốn của khách hàng ngày càng tăng. Trong những năm qua, vốn điều hòa luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn. Đây là một hạn chế rất lớn của Ngân hàng, điều này chứng tỏ Ngân hàng còn phụ thuộc rất nhiều vào Ngân hàng cấp trên. Chính điều đó khiến Ngân hàng không có sự độc lập trong hoạt động. Nhận thức được điều đó, mặc dù công tác huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn nhưng Ngân hàng đã phấn đấu không ngừng trong việc huy động vốn. Ngân hàng chú trọng khâu quảng cáo, tiếp thị, quảng bá hình ảnh dưới nhiều hình thức khác nhau để thu hút khách hàng. Kết quả đã dần nâng cao tỷ trọng vốn huy động, giảm bớt sự phụ thuộc vào Ngân hàng cấp trên.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau (Trang 34 - 36)