Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Công

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau (Trang 31 - 34)

Qua bảng biểu đồ cho thấy lợi nhuận của Ngân hàng có sự tăng giảm không đều, mặc dù vậy nhưng chi nhánh vẫn hoạt động có hiệu quả và có lợi nhuận.

3.2.5. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Công Thương Cà Mau. Công Thương Cà Mau.

3.2.5.1. Thuận lợi.

- Được sự chỉ đạo và quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, Ngân hàng Công Thương Việt Nam và sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành có liên quan đã giúp cho Ngân hàng Công Thương Cà Mau hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Ngân hàng Công Thương là một hệ thống rộng khắp cả nước và là loại hình Ngân hàng phát triển mạnh mẽ nhất nên chủ động được nguồn vốn dồi dào, có thể điều hoà vốn cho các chi nhánh trong cả nước. Đó chính là thuận lợi của Ngân hàng Công Thương Cà Mau trong việc đảm bảo khả năng thanh toán của mình, nâng cao uy tín và được nhiều khách hàng tín nhiệm.

- Được sự quan tâm của Ngân hàng Công Thương Việt Nam cụ thể là ban hành các văn bản và chỉ đạo kịp thời phù hợp với tình hình thực tế. Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động Ngân hàng, hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Lãnh đạo Ngân hàng đã đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn và chỉ đạo thực hiện sát sao, tạo điều kiện cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ và đạt vượt kế hoạch của cấp trên giao.

- Tình hình kinh tế - chính trị ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả của Ngân hàng.

- Trụ sở làm việc được nâng cấp, đặc biệt là Phòng giao dịch Trung Tâm đã được nâng cấp, cải tạo với những trang thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến.

- Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc; ban lãnh đạo tận tâm, kỷ cương và có trách nhiệm, giúp đở nhân viên tạo nên một khối đoàn kết vững mạnh giữa lãnh đạo và nhân viên góp phần cho hoạt động chi nhánh hiệu quả cao, Ngân hàng ngày càng phát triển vững mạnh.

3.2.5.2. Khó khăn.

Bên cạnh những thuận lợi trên, Ngân hàng Công Thương Cà Mau còn gặp phải những khó khăn như:

- Thiên tai, dịch bệnh, việc áp dụng khoa học kỹ thuật kém phát triển trong nông nghiệp, thủy sản cũng gây ảnh hưởng cho Ngân hàng.

- Thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay theo nghị định của Chính phủ còn nhiều khó khăn, đối với những dự án trung, dài hạn có nhu cầu vốn lớn phải có vốn tự có 30%, Ngân hàng chỉ cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo, trong khi đó thực tế khách hàng vay vốn có giá trị tài sản đảm bảo ở mức thấp nên khách hàng vay không đủ điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản – khối khách hàng chủ lực của Ngân hàng Công Thương Cà Mau vừa phải lo chống đỡ với vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ lại vừa phải đối mặt với rào cản kiểm kháng sinh nghiêm ngặt của thị trường Nhật; nhiều doanh nghiệp bị trả hàng do nhiễm kháng sinh, làm cho tình hình tiêu thụ hàng thủy sản ở thị trường Nhật thiếu ổn định. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp đều đã khắc phục được tình hình này và đã phối hợp tốt với các nhà nhập khẩu của Nhật để kiểm hàng tại nhà máy, tránh tình trạng bị trả hàng vừa tốn kém chi phí vừa mất uy tín. Ngoài ra, khó khăn bao trùm trong những năm qua là tình trạng thiếu nguyên liệu của hầu hết các nhà máy, chỉ hoạt động 60% công suất, dẫn đến cạnh tranh mua nguyên liệu, càng làm cho tệ nạn bơm chích tạp chất phức tạp hơn, cạnh tranh thu hút công nhân chế biến,…..Tình hình này đã ảnh hưởng đến dư nợ ngắn hạn của chi nhánh không ổn định và luôn ở mức dưới kế hoạch Trung ương giao.

- Cạnh tranh quá gay gắt các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn, nhiều chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Thương mại khác đã áp dụng nhiều biện pháp để lôi kéo khách hàng của Ngân hàng Công Thương như: hạ thấp lãi suất cho vay, phí dịch vụ, hạ thấp điều kiện tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm, chi hoa hồng để mua ngoại tệ vượt trần Ngân hàng Nhà nước, chi hoa hồng cho cán bộ trực tiếp giao dịch để thanh toán và chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, trong khi Ngân hàng Công thương Việt Nam không có cơ chế để chi nhánh thực hiện việc này, từ đó đã gây khó khăn trong việc giữ và mở rộng khách hàng.

- Tình hình nuôi tôm của bà con nông dân dẫn tiếp tục thua lỗ do tôm chết kéo dài, làm phát sinh nợ quá hạn hàng loại; một số doanh nghiệp cũng để nợ quá hạn phát sinh cao, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng và phải trích dự phòng rủi ro lớn, giảm hạch toán của chi nhánh.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH CÀ MAU 4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG.

4.1.1. Phân tích sự biến động và cơ cấu vốn của Ngân hàng.

Nguồn vốn đối với mỗi Ngân hàng đều giữ một vai trò rất quan trọng, sự tăng hay giảm của nguồn vốn đều ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. Căn cứ vào sự biến động của nguồn vốn chúng ta có thể thấy được cơ cấu nguồn vốn như vậy là hợp lý hay không, và từ đó cũng có thể tìm ra một kết cấu tốt hơn cho nguồn vốn của ngân hàng.

Kết cấu nguồn vốn của Ngân hàng bao gồm: - Vốn huy động.

- Vốn điều hòa.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau (Trang 31 - 34)