Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau (Trang 36 - 42)

Cũng như các Ngân hàng thương mại khác hoạt động với phương châm “đi vay để cho vay” Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trong và ngoài nước để đảm bảo cân đối trong hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng đối với khách hàng, với nền kinh tế và với chính bản thân Ngân hàng. Để thực hiện được điều đó, Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã huy động vốn dưới các hình thức như: nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư, huy động vốn thông qua các giấy tờ có giá như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...

Ngân hàng Công Thương Cà Mau là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, đã tích cực chủ động trong mọi hoạt động từ huy động vốn đến nâng cao quản lý điều hành để hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Với phương châm “đi vay để cho vay” công tác huy động vốn là một trong những nghiệp vụ không thể thiếu của các Ngân hàng nói chung và của Ngân hàng Công Thương Cà Mau nói riêng. Công tác huy động vốn đã được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng đặc biệt là trong hoạt động của Ngân hàng, do đó trong những năm qua Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã có nhiều biên pháp tích cực trong huy động để thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân bằng nhiều hình thức huy động như: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn,… thường xuyên thông tin và khuyến khích các cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua Ngân hàng. Từ đó đã tập trung và thu hút nguồn vốn khá lớn để đầu tư cho vay phát triển kinh tế địa phương.

Dựa vào sự linh hoạt trong công tác huy động vốn với nhiều mức lãi suất khác nhau mà Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã thu hút lượng tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế ngày một tăng, vốn huy động trong tổng nguồn vốn năm sau luôn cao hơn năm trước. Sau đây là kết quả huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm từ 2005 – 2007.

Bảng 4.2: CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007). Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng

(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối (%)

1. Tiền gửi của các doanh nghiệp 61.676 27,78 94.399 25,80 76.829 20,07 32.723 53,06 -17.570 -18,61

2. Tiền gửi tiết kiệm 90.356 40,70 188.494 51,51 227.943 59,54 98.138 108,61 39.449 20,93

3. Phát hành các công cụ nợ 69.923 31,49 82.980 2,27 76.486 19,98 13.057 18,67 -6.494 -7,83

4. Tiền gửi của các TCTD khác 77 0,03 69 0,02 1.557 0,41 -8 -10,39 1.488 2.156,52

Tổng cộng 222.032 100 365.941 100 382.815 100 143.909 64,81 16.874 4,61

(Nguồn: phòng kinh doanh)

Hình 4.2: CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005-2007).

61676 90356 69923 77 94399 188494 8298 69 76829 227943 76486 1557 0 50000 100000 150000 200000 250000 2005 2006 2007

Tiền gửi của các doanh nghiệp Tiền gửi tiết kiệm

Phát hành các công cụ nợ Tiền gửi của các TCTD khác

Nhìn chung vốn huy động tăng liên tục qua 3 năm, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2005 đạt 222.032 triệu đồng; năm 2006 đạt 365.941 triệu đồng, tăng 143.909 triệu đồng, tương đương 64,81% so với năm 2005; năm 2007 đạt 382.815 triệu đồng, tăng 16.874 triệu đồng, tương đương 4,61% so với năm 2007. Sau đây là cụ thể từng khoản mục như sau:

- Tiền gửi của các doanh nghiệp: tiền gửi doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động của Ngân hàng.

Bảng 4.3: TIỀN GỬI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối (%)

Tiền gửi của các doanh nghiệp 61.676 94.399 76.829 32.723 53,06 -17.570 -18,61

- Tiền gửi không kỳ hạn 52.906 68.508 52.314 15.602 29,49 -16.194 -23,64

- Tiền gửi có kỳ hạn 8.770 25.891 24.515 17.121 195,22 -1.376 -5,32

(Nguồn: phòng kinh doanh)

Năm 2005 tiền gửi doanh nghiệp có số dư là 61.676 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 27,78% trên tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng, mà trong đó chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Sang năm 2006 loại tiền gửi này đạt 94.399 triệu đồng, chiếm 25,80% trên tổng nguồn vốn huy động, đồng thời tăng 32.723 triệu đồng với tốc độ là 53,06% so với năm 2005. Đến năm 2007 loại tiền gửi này giảm nhẹ và chiếm tỷ trọng 20,07% trên tổng vốn huy động và giảm 17.570 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân làm cho tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động qua các năm là do Ngân hàng đã tạo được lòng tin cho khách hàng nhất là khách hàng là các doanh nghiệp, các công ty, Ngân hàng đã cung cấp và đa dạng hóa hình thức thanh toán từ đó lôi kéo và thu hút được nhiều doanh nghiệp đã gửi vốn lưu động của mình vào Ngân hàng để phục vụ cho việc thanh toán. Đây chủ yếu là tiền gửi thanh toán không vì mục đích lợi nhuận nên số dư tương đối cao nhưng không ổn định.

- Tiền gửi tiết kiệm: tiền gửi tiết kiệm là phần tiền nhàn rỗi trong dân cư, Ngân hàng huy động được từ khoản này tăng rất mạnh qua 3 năm và có tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng.

Bảng 4.4: TIỀN GỬI TIẾT KIỆM

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối (%)

Tiền gửi tiết kiệm 90.356 188.494 227.943 98.138 108,61 39.449 20,93

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 4.335 4.712 3.878 377 8,70 -834 -17,70

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 86.021 183.782 224.065 97.761 113,65 40.283 21,92 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: phòng kinh doanh)

Năm 2005 huy động tiền gửi tiết kiệm chiếm 40,70%, năm 2006 chiếm 51,51%, và năm 2007 chiếm 59,54% trên tổng nguồn vốn huy động. Tình hình tiền gửi tiết kiệm huy động được qua các năm như sau: Năm 2005 là 90.356 triệu đồng, năm 2006 là 188.494 triệu đồng, tăng 98.138 triệu đồng với tốc độ tăng 108,61% so với năm 2005 và tiếp tục tăng mạnh vào năm 2007 với số tiền huy động được là 227.943 triệu đồng tăng 39.449 triệu đồng với tốc độ tăng 20,93% so với năm 2006. Loại tiền gửi này tăng dần qua 3 năm là nhờ vào việc Ngân hàng có các chính sách hợp lí như: Đã sử dụng lãi suất tiết kiệm linh hoạt, có chương trình khuyến khích người dân gửi tiền vào Ngân hàng và đội ngũ nhân viên Ngân hàng có những giải thích để thuyết phục người dân gửi tiền nhàn rỗi của mình vào Ngân hàng, kết hợp với thái độ phục vụ tốt đã giúp khách hàng tìm đến Ngân hàng để gửi tiền.

Hiện tại tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Công Thương Cà Mau gồm có hai loại đó là: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Trong đó tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có tỷ trọng rất lớn, năm 2005 đạt được 86.021 triệu đồng chiếm 95,20% trong tổng tiền gửi tiết kiệm. Sang năm 2006 đạt được 183.782 triệu đồng tăng 97.761 triệu đồng với tốc độ tăng 113,65% so với năm 2005. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của Ngân hàng tiếp tục tăng mạnh vào năm

2007, số tiền huy động được là 224.065 triệu đồng tăng 40.283 triệu đồng với tốc độ tăng 21,92% so với năm 2006. Đạt được kết quả như trên là do lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn cho nên khách hàng đầu tư nhiều vào loại tiền gửi này và xem đây là hình thức đầu tư đạt hiệu quả cao. Mặt khác ở Thành Phố Cà Mau hiện nay, có rất nhiều hộ gia đình làm ăn khá giả, trở nên khá giàu, lượng tiền nhàn rỗi ở đây là khá lớn. Mà Ngân hàng Công Thương Cà Mau có trụ sở đặt tại trung tâm thành phố Cà Mau, hoạt động rất có hiệu quả tạo được niềm tin đối với khách hàng. Cùng với sự hướng dẫn cặn kẽ của cán bộ Ngân hàng nên việc huy động tiền gửi của người dân rất thuận lợi. Tuy nhiên cũng còn phần lớn hộ làm ăn khá giả còn e ngại và chưa từng làm quen với việc gửi tiền vào Ngân hàng, chưa thấy được lợi ích của việc gửi tiền và họ thường cất tiền bằng cách mua vàng. Vì vậy Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa nguồn vốn huy động từ các hộ gia đình, vì đây là khách hàng tiềm năng lớn mà Ngân hàng cần khai thác trong thời gian tới.

- Phát hành các công cụ nợ: chủ yếu là kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.

Năm 2005 là 69.923 triệu đồng chiếm 31,49% trên tổng nguồn vốn huy động, năm 2006 là 82.980 triệu đồng tăng 13.057 triệu đồng so với 2005, nhưng sang năm 2007 lại giảm nhẹ là 6.494 triệu đồng so với năm 2006. Hình thức huy động này hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách và chỉ đạo huy động cụ thể của Trung ương trong từng thời kỳ. Tuy nhiên chi nhánh có khả năng phát huy tốt nhờ biện pháp quảng bá, chăm sóc khách hàng để khơi tăng nguồn vốn này.

- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác: đây là tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Cà Mau, khoản mục này chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng, cụ thể như sau:

Năm 2005 là 77 triệu đồng; năm 2006 là 69 triệu đồng, giảm 8 triệu đồng so với năm 2005, nhưng năm 2007 lại tăng rất nhanh 1.488 triệu đồng với tốc độ tăng 2156,52% so với năm 2006. Để thuận tiện cho việc thanh toán qua lại với nhau thì các tổ chức tín dụng đã mở tài khoản tiền gửi ở Ngân hàng đáp ứng nhu cầu kinh doanh doanh.Đặc biệt năm 2007, tiền gửi của các doanh nghiệp tăng đột biến với tốc độ 2156,52% so với năm 2006, nguyên nhân là do năm 2007 hoạt động xuất khẩu của các công ty chế biến thuỷ sản tăng nhanh dẫn đến việc thanh

toán tiền giữa các tổ chức tín dụng với Ngân hàng Công Thương Cà Mau tăng cho nên việc gửi tiền của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Cà Mau tăng mạnh để thanh toán tiền xuất khẩu.

Nhìn chung, công tác huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm được thực hiện rất tốt. Kết quả như vậy là nhờ vào sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên Ngân hàng, cùng với việc người dân đã ý thức được lợi ích của việc gửi tiền. Tuy nhiên, trên địa bàn có rất nhiều tổ chức tín dụng với nhiều phương thức huy động rất phong phú và lãi suất rất hấp dẫn nên để duy trì và gia tăng vốn huy động trong năm tới, Ngân hàng cần có kế hoạch và biện pháp huy động tốt hơn nữa để giữ được khách hàng truyền thống và mở rộng khách hàng mới, tăng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của các thành phần kinh tế trong và ngoài thành phố Cà Mau.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau (Trang 36 - 42)