Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB Cần Thơ

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược marketing cho dịch vụ tài trợ XNK tại chi nhánh ACB Cần Thơ (Trang 37)

3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ có nhiều loại hình kinh doanh khác nhau như cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, bằng VND, bằng ngoại tệ phục vụ sản xuất kinh doanh với nhiều sản phẩm khác nhau tạo nên sự đa dạng trong chọn lựa cho KH. Với số lượng sản phẩm đa dạng, chất lượng phục vụ tốt, sự tiếp đón nồng hậu, chân thành, nhiệt tình đã tạo cảm giác an tâm, thấu hiểu và chia sẻ với KH. Tất cả tạo nên một hình ảnh ACB năng động, thắch ứng tốt với thị trường, hiệu quả trong kinh doanh.

Thu nhập và chi phắ là 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của NH, do đó chúng ta sẽ đi vào phân tắch 2 yếu tố này.

GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo

Trang 27

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3 NĂM Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 17.617 26.128 49.552 9.111 53,5 23.424 89,7 Chi phắ 11.553 19.361 40.127 7.807 67,6 20.766 107,3 Lợi nhuận 5.464 6.767 9.425 1.304 23,9 2.658 39,3

(Nguồn : phòng kế toán NH Á Châu) a) Về doanh thu

Từ bảng số liệu cho thấy: doanh thu của NH tăng qua các năm. Cụ thể, 2006 là 26.128 triệu đồng tăng 9.111 triệu đồng, tức tăng 53,3% so với 2005. Đây là giai đoạn mà nền kinh tế Cần Thơ có nhiều sự chuyển biến mạnh mẽ, nhu cầu về vốn đầu tư, tiêu dùng của người dân tăng, kéo theo sự tăng lên về doanh thu.

Sang 2007, là năm có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật, giới đầu tư nước ngoài đã chú ý nhiều tới Việt Nam, hoà nhập vào dòng chảy đó, nền kinh tế Cần Thơ cũng có sự chuyển biến rõ nét, nhu cầu về vốn tăng cao.

Những thành quả kinh tế 2005, 2006 làm cho đời sống của người dân tốt hơn, nhu cầu chi tiêu, tiêu dùng, du họcẦmà đặt biệt là bất động sản dần tan băng Ờ đây là thị trường thế mạnh của NH, nên KH đến tăng vốn tăng mạnh.

Bên cạnh đó, công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới những KH tiềm năng được NH chú trọng đẩy mạnh, đã thu hút một lượng lớn KH đến vay vốn, làm cho thu nhập của NH tăng nhanh vào 2007 đạt 49.552 triệu đồng tăng 23.424 triệu đồng, tức tăng 89,7 %. Đây là một dấu hiệu rất lạc quan, chứng tỏ hiệu quả ngày một tăng cao của NH.

b) Về chi phắ:

+ Năm 2006 là năm có sự chạy đua tăng lãi suất mạnh giữa các NH, để thu hút vốn đầu tư từ dân cư. Đây là thời điểm mà nền kinh tế cả nước nói chung và của Cần Thơ nói riêng bắt đầu Ộ khát vốnỢ mạnh mẽ để đầu tư sản xuất kinh doanh. Do đó nhu cầu về vốn rất lớn, đó là chưa kể đến nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh. Bên cạnh những cách huy động truyền thống, nhiều NH còn áp dũng những biện pháp thu hút vốn khác với lãi suất

GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo

Trang 28

cao như chứng chỉ tiền gửi. Chắnh vì thế mà chi phắ của NH Á Châu chi nhánh Cần Thơ cũng tăng cao, cụ thể tăng 7.807 triệu đồng, tức tăng 67,6 % so với 2005.

+ Tuy nhiên, cơn khát vốn của thị trường còn mạnh mẽ hơn nữa vào năm 2007, nền kinh tế có sự phát triển mạnh mẽ hơn. Trong giai đoạn đó, nền kinh tế Cần Thơ trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Hoà mình cùng với cả nước, các DN Cần Thơ đầu tư mạnh mẽ hơn, quy mô hơn. Đặt biệt, người dân có nhiều cơ hội hơn cho việc sinh lời từ đồng tiền của mình. Kinh doanh, góp vốn liên doanh, nhất là đầu từ chứng khoán Ờ tuy đầu tư chứng khoán ở Cần Thơ không nhiều nhưng có dấu hiệu tăng. Tất cả làm cho việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn. Cạnh tranh gay gắt hơn và tất nhiên là chi phắ cũng tăng cao hơn.

+ Ngoài những yếu tố về lãi suất còn phải kể đến những chi phắ phi lãi khác như: quà tặng cho KH trúng thưởng, tiền đầu tư thêm trang thiết bị, đặt biệt là chi phắ tiền lương cho nhân viên, làm cho chi phắ phi lãi tăng. Với mức lương như hiện nay tại ACB đã ngang bằng với các NH khác trong khu vực. Tuy điều này làm chi phắ phi lại càng tăng lên nhưng đây là một điều cần thiết, tạo nên động lực cho nhân viên, kắch thắch họ trung thành và cống hiến nhiều hơn cho đơn vị. Cụ thể, chi phắ 2007 là 40.127 triệu đồng tăng 20.766 triệu đồng, tức tăng 107,3 %.

Có thể thấy rằng NH Á Châu chi nhánh Cần Thơ đã có những bước phát triển mạnh mẽ qua các năm, đặt biệt là sự phát triển mạnh mẽ mang tắnh đột phá năm 2007. Điều này có được là do sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên NH, là kết quả xứng đáng của một quá trình nổ lực.

3.3.2 Tình hình tài trợ xuất nhập khẩu tại chi nhánh

Á Châu hiện là một trong những NH đang cung cấp cho các DN, cá nhân nhiều sản phẩm Ờ dịch vụ nhất ở Việt Nam. Trong đó, dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ mang tắnh chuyên môn sâu được các DN đón nhận rất tắch cực.

Tài trợ nhập khẩu là sản phẩm tắn dụng hỗ trợ vốn của ACB dành cho các DN có nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hoá phục vụ sản xuất. Trong đó DN có thể chọn cho mình một trong những sản phẩm Ờ dịch vụ hỗ trợ từ ACB như thu hộ chứng từ nhập khẩu, phát hành L/C nhập khẩu, thanh toán tiền hàng nhập khẩu,Ầ với sản phẩm tài trợ nhập khẩu của ACB, DN hoàn toàn có thể an tâm và chủ động về nguồn vốn trong giao thương, làm ăn với các đối tác lớn ở nước ngoài. Bên cạnh đó, DN còn được

GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo

Trang 29

ACB hỗ trợ kịp thời trong quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất giá ưu đãi, được tư vấn các vấn đề liên quan đến thanh toán quốc tế với một quy trình thủ tục đơn giản nhất. Một đại diện của ACB cho biết, DN có thể yêu cầu ACB tài trợ bằng tiền VNĐ, EURO, USDẦ Ộthời hạn và phương thức tài trợ cũng rất đa dạng phù hợp với nhu cầu của từng DN khác nhau. Trong khi đó, DN có thể sử dụng tài sản đảm bảo là chắnh lô hàng nhập khẩu, bất động sản hoặc các tài sản có giá trị khácỢ, vị đại diện nhấn mạnh.

Đối với tài trợ xuất khẩu, ACB cũng đưa ra nhiều sản phẩm riêng biệt cho DN lựa chọn. Trong đó, nổi bật là việc chiết khấu hộ chứng từ thanh toán bằng L /C ; chiết khấu hộ chứng từ thanh toán bằng hình thức nhờ thu kèm chứng từ; tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng và bao thanh toán xuất khẩu. Với sản phẩm tài trợ xuất khẩu của ACB, các DN có thể an tâm về tình hình tài chắnh mỗi khi nhận được đơn đặt hàng xuất khẩu. Cho dù phương thức thanh toán trong hợp đồng không phải là L/C mà là D/P, D/ A hay thậm chắ là T /T và CAD thì ACB vẫn có thể thu xếp tài chắnh cho DN. Tuỳ trượng hợp, số tiền tài trợ có thể lên đến 90% giá trị hợp đồng.

Điếu đáng nói là sản phẩm tài trợ xuất khẩu của ACB được thiết kế khá linh hoạt, phù hợp với nhiều ngành nghề khác nhau do mỗi ngành nghề đếu có đặc thù riêng. Bên cạnh đó, ACB cũng rất Ộmềm dẻoỢ trong việc thoả thuận các hạn mức tắn dụng và xác định thời gian trong mỗi khoản vay sao cho phù hợp với dòng tiền của DN. Đối với các DN có tình hình sản xuất Ờ kinh doanh tốt, nhiều uy tắn trên thương trường, ACB có thể tài trợ mà không cần tài sản đảm bảo.

GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo

Trang 30

a) Nghiệp vụ chiết khấu và cho vay

Bảng 2: DOANH SỐ CHIẾT KHẤU VÀ CHO VAY TÀI TRỢ XUẤTNHẬP KHẨU

Đơn vị: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

SỐ TIỀN TĂNG GIẢM

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Chiết khấu - Chiết khấu L/C - Chiết khấu D/P 412.411 328.640 83.771 2.460.533 570.183 1.890.350 3.184.906 2.974.468 210.438 2.048.122 241.543 1.806.579 596,62 173,50 2.256,57 724.373 2.404.285 -1.679.912 129,44 521,67 11,13

Cho vay tài trợ

XNK 55.755 172.881 391.078 117.126 310,07 218.197 226,21

(Nguồn: Phòng Tắn dụng và Thanh toán quốc tế)

Nhìn chung, chi nhánh chỉ thực hiện chiết khấu 2 loại chứng từ L/C và D/P. Đối với tài trợ xuất nhập khẩu ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn theo hợp đồng xuất khẩu vì đảm bảo tắnh an toàn, thu hồi vốn nhanh. Các DN vay chủ yếu là những đơn vị sản xuất hàng công nghiệp chế biến, trong đó phần lớn là các ngành chế biến thủy sản, dệt may. Năm 2006, nghiệp vụ chiết khấu chứng từ xuất nhập khẩu tăng rất nhiều so với năm 2005 (tăng 2.048.122 triệu đồng), chủ yếu là do chiết khấu D/P tăng gấp 2.256,57%. Năm 2006 hoạt động chiết khấu của chi nhánh đạt kết quả khả quan như vậy là do ACB Cần Thơ đã thực hiện tăng lãi suất chiết khấu cho những KH có uy tắn, quan hệ lâu dài, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên nên đã thu hút được nhiều KH. Sang năm 2007, hoạt động chiết khấu chứng từ tiếp tục tăng trưởng, tăng 724.373 triệu đồng so với năm 2006, nhưng trong đó chỉ có chiết khấu L/C tăng 2.404.285 triệu đồng so với năm 2006, chiết khấu D/P lại giảm mạnh, giảm 1.679.912 triệu đồng.

Đối với nghiệp vụ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, doanh số liên tục tăng trong 3 năm. Năm 2006 tổng doanh số cho vay tăng hơn gấp 5 lần so với năm 2005 và năm 2007 tăng 129,44% so với năm 2006. Nguyên nhân là do nguồn vốn của chi nhánh tăng

GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo

Trang 31

trưởng tốt nên chi nhánh đã tăng hạn mức tài trợ cho các DN, đồng thời thực hiện mở rộng đối tượng tài trợ.

b. Nghiệp vụ bảo lãnh

Bảng 3:TÌNH HÌNH THU PHÍ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG

Đơn vị: Triệu đồng NĂM THU PHÍ BẢO LÃNH THU PHÍ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG PHÍ BẢO LÃNH / PHÍ DỊCH VỤ NH (%) 2005 149,45 1.196 11,83 2006 141,58 1.257 11,26 2007 131,72 1.321 9,97 (Nguồn: Phòng Tắn dụng)

Thu phắ bảo lãnh trong 3 năm đều giảm, trong khi thu phắ dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng và thu phắ từ bảo lãnh chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu phắ dịch vụ của ngân hàng (trung bình khoảng 11%). Cho thấy nghiệp vụ bảo lãnh - một loại hình tài trợ hiện đại nhưng chưa được chi nhánh quan tâm phát triển đúng mức, chỉ thực hiện 2 loại bảo lãnh là bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

3.4 Mục tiêu của chi nhánh trong năm 2008

Bảng 4: MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NĂM 2008

CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH KẾ HOẠCH

Dư nợ Tỷ đồng 1.250

Huy động vốn Tỷ đồng 740

Nợ quá hạn % < 1

Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 18,8

Số phòng giao dịch mới Phòng giao dịch 2

(Nguồn: Phòng Tắn dụng)

GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo

Trang 32

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG DỊCH VỤ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU.

4.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

Nghiên cứu môi trường kinh doanh là công việc đầu tiên, cần thiết và vô cùng quan trọng của hoạt động NH. Nghiên cứu môi trường kinh doanh giúp NH xác định được nhu cầu và sự biến động của nó. Chỉ khi hiểu rõ, đầy đủ, chắnh xác, chi tiết, cụ thể về môi trường, thị trường, KH thì NH mới có thể đưa ra các hoạt động phù hợp với yêu cầu của thị trường và nâng cao hiệu quả của hoạt động của mình.

4.1.1 Phân tắch môi trường vĩ mô4.1.1.1 Môi trường kinh tế 4.1.1.1 Môi trường kinh tế

a. Khái quát về tình hình kinh tế Việt Nam

Có lẽ chưa bao giờ triển vọng của nền kinh tế Việt Nam được nhìn nhận một cách lạc quan như trong những năm gần đây. Nền kinh tế có những bước phát triển nhanh chóng, thể hiện rõ qua tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước.

8 8.1 8.2 8.3 8.4 8.5 % 2005 2006 2007 Năm Tăng trưởng GDP

Hình 7: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm 2005-2007

Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Châu Á, bên cạnh Trung Quốc và Ấn Độ. Các chuyên gia dự đoán Việt Nam có thể duy trì mức độ tăng trưởng 8,5% trong vòng 5 năm tới 2006 Ờ 2010 và có đủ khả năng để cất cánh

GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo

Trang 33

bay lên đạt được tốc độ tăng trưởng ngoạn mục 10% như của Trung Quốc. Mức tăng trưởng trong 2005 đã góp phần tắch cực vào hoàn thành mục tiêu tăng trưởng bình quân 7,5%/năm đã được đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001 Ờ2005, tạo tiền đề vững chắc cho cả nước bước vào thực hiện phát triển kinh tế xã hội 2006 Ờ2010.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá Ờ hiện đại hoá. Tỉ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ngày càng tăng, nông nghiệp ngày càng giảm.

Năm 2005 Năm 2006

Năm 2007

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Nông lâm nghiệp và thủy sản

Hình 8: Biểu đồ cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong các năm 2005-2007

Những thành công ngày càng lớn của Việt Nam trong việc hội nhập của nền kinh tế toàn cầu, được biểu hiện rõ qua sự tăng trưởng thương mại nhanh chóng và thu hút các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI)Ầ Những nhân tố này có thể giúp Việt Nam trở thành 1 trung tâm phát triển mới của Đông Nam Á.

* Tình hình lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng

GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo

Trang 34

Trong thời gian qua (2006 Ờ2007), tình hình thế giới hết sức phức tạp, đặc biệt là chiến tranh ở Irac, căng thẳng leo thang giữa Iran với Mỹ, những vấn đề chắnh trị ở Veneduela, ở NigieriaẦ điều là những nước có trữ lượng dầu mỏ lớn trên thế giới, làm cho giá dầu tăng cao, có những lúc lên trên 78 USD/thùng. Trong khi đó Việt Nam là nước phải nhập khẩu 100% sản phẩm xăng dầu. Do xăng dầu là yếu tố đầu vào của hầu như tất cả các nền kinh tế khác, nên giá đầu vào tăng trong đều kiện các yếu tố khác không thay đổi, sẽ kéo theo giá đầu ra sản phẩm tăng lên dẫn đến chỉ số giá cả nói chung gia tăng, ảnh hưởng đến sức mua của xã hội và gây áp lực lạm phát.

Năm 2005 là giai đoạn mà lạm phát của Việt Nam đột nhiên tăng ở mức cao (tỷ lệ lạm phát năm 2005 là 8,4%). Sang năm 2006 mặc dù tỷ lệ lạm phát có giảm so với năm trước (6,6%) nhưng vẫn còn ở mức khá cao so với những nước trong khu vực.

Đặc biệt năm 2007, con số lạm phát đã đạt đến mức cao kỷ lục 12,3% do các nguyên nhân: thứ nhất, trong những tháng đầu năm 2007, việc đưa ra quá nhiều tiền đồng để mua ngoại tệ nhưng chưa rút về kịp thời; thứ hai, tăng trưởng tắn dụng ở mức cao so với những năm trước và mục tiêu đề ra; thứ ba, hai yếu tố này đã kéo theo tổng phương tiện thanh toán cũng tăng ở mức cao so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra, hiệu quả đầu tư thấp cũng là thủ phạm chủ yếu của tình hình lạm phát năm 2007.

Thật vậy, vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhưng đó là nói về đầu tư có hiệu quả. Còn nếu đầu tư không có hiệu quả, thì chẳng những tăng trưởng kinh tế phải tốn nhiều vốn đầu tư hơn, mà còn gây ra lạm phát, xét trên nhiều mặt lạm phát do "chi phắ đẩy" và lạm phát do "cầu kéo". Bản thân vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược marketing cho dịch vụ tài trợ XNK tại chi nhánh ACB Cần Thơ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w