Đầu tư xây dựng hệ thống quản lý.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Thiên Lộc – Thực trạng và giải pháp .doc (Trang 27 - 32)

a. Tuyển dụng.

1.2.3.3.Đầu tư xây dựng hệ thống quản lý.

Trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải luôn biết rằng khách hàng không ngừng yêu ầu đòi hỏi ở công ty về một sản phẩm không những tốt mà còn phải không ngừng cải thiện về chất lượng. Việc doanh nghiệp áp dụng một tiêu chuẩn chất lượng nào đó cho sản phẩm của mình giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp trở lên có tính cạnh tranh hơn, nó còn giúp cho doanh nghiệp nâng cao uy tín đối với khách hàng

Nhận biết được tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng, công ty đã tiến hành áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

Sau đây là bảng số liệu thể hiện số vốn đầu tư mà công ty đã sử dụng để xây dựng, duy trì và thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của mình.

Bảng 1.10. Vốn đầu tư cho việc xây dựng phát triển hệ thống quản lý.

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Nội dung đầu tư 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng vốn đầu tư cho hệ thống quản lý 3 3,2 3,8 3,9 4.95 8

Đầu tư cho đội ngũ quản lý ISO 1,5 1,9 2 2.1 2.9 5 Thuê tư vấn để xây dựng, nâng cấp hệ thống 0,7 0,6 0,9 0,8 0,9 1,5

Đầu tư cho các công cụ thống kê chất lượng 0,4 0,3 0,35 0,4 0.5 1 Các chi phí khác 0,4 0,4 0,55 0,6 0,65 0,5

Qua bảng trên ta thấy được rằng vốn đầu tư cho hệ thống quản lý của công ty tăng lên theo từng năm. Năm 2009 là năm có số vốn cao nhất ( 8 tỷ đồng ) do trong năm này công ty xây dựng thêm nhà máy sản xuất sơn bột và cần có một hệ thống quản lý chất lượng cho sản phẩm mới này của công ty. Và trong đó, công ty dành số vốn lớn để xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý hệ thống ISO của công ty (chiếm 62,5% vốn đầu tư cho hệ thống) tiếp đến là việc thuê tư vấn để xây dựng cũng như để nâng cấp hệ thống từng năm sao cho phù hợp với các quy định mới của Nhà nước. Có thể thấy, công ty đã có sự quan tâm rõ rệt đến hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao uy tín chất lượng của mình đối với khách hàng.

Để tìm hiểu rõ hơn về hệ thống quản lý chất lượng của công ty chúng ta xem xét hình vẽ dưới đây. Hình vẽ này minh hoạ tổng quát mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2000 với phương pháp tiếp cận quá trình. Trong đó khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định yêu cầu đầu vào và theo dõi sự thoả mãn của khách hàng là cần thiết để đánh giá và xác nhận các yêu cầu của khách hàng có được đáp ứng hay không.

Hình 1.6. Mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000

Hệ thống quản lý chất lượng tuân theo 8 nguyên tắc sau:

1) Hướng vào khách hàng

Mọi tổ chức đều phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, cần đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cố gắng vượt cao hơn sự mong đợi của họ.

2) Sự lãnh đạo

Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất giữa mục đích và phương hướng của tổ chức. Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ để có thể hoàn toàn lôi cuốn mọi người tham gia đạt các mục tiêu của tổ chức.

3) Sự tham gia của mọi người

Mọi người ở tất cả các cấp là cốt lõi của một tổ chức và việc huy động họ tham gia đầy đủ sẽ giúp cho việc sử dụng năng lực của họ vì lợi ích của tổ chức.

4) Cách tiếp cận theo quá trình

Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạt động có liên quan được quản lí như một quá trình.

5) Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lí

Việc xác định, hiểu và quản lí các quá trình có liên quan lẫn nhau như một hệ thống sẽ đem lại hiệu quả và hiệu suất của tổ chức nhằm đạt các mục tiêu đề ra.

6) Cải tiến liên tục

Cải tiến liên tục các kết quả thực hiện phải là mục tiêu thường trực của tổ chức. 7) Quyết định dựa trên sự kiện

Mọi quyết định có hiệu lực được dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin. 8) Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng

Tổ chức và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của hai bên để tạo ra giá trị.

Dựa trên những nguyên tắc này công ty cổ phần Thiên Lộc đã đưa ra quy trình quản lý chất lượng cụ thể phù hợp với mình. Sau đây là hệ thống quy trình quản lý chất lượng của công ty :

Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của công ty dựa trên quy trình như sau :

STT Quy trình Nội dung

1 Kiểm soát tài liệu và hồ sơ Kiểm soát hệ thống tài liệu nội bộ, tài liệu bên ngoài, dữ liệu của công ty

2 Trách nhiệm của người lãnh đạo

+ Cam kết của lãnh đạo. + Định hướng của lãnh đạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thiết lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng cho các phòng ban.

+ Xác định trách nhiệm, quyền hạn cho từng chức danh.

+ Thiết lập hệ thống trao đổi thong tin nội bộ + Tiến hành xem xét

3 Tạo sản phẩm + Hoạch định sản phẩm

+ Xác định các yêu cầu liên quan đến khách hàng

+ Kiểm soát thiết kế + Kiểm tra mua hàng

+ Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ + Kiểm soát thiết bị đo lường và thiết bị an toàn.

4 Đo lường, phân tích và cải tiến

+ Đo lường sự thỏa mãn của khách hàng. + Đánh giá nội bộ

+ Theo dõi và đánh giá các quá trình + Theo dõi và đo lường sản phẩm. + Kiểm soát sản phẩm không phù hợp + Cải tiến thường xuyên.

+ Khắc phục + Phòng ngừa

Công ty đặc biệt chú ý đến việc quản lý chất lượng sản phẩm ở quy trình “tạo sản phẩm”. Trong quá trình xây dựng kế hoạch chất lượng sản phẩm, công ty xác định các yếu tố trực tiếp, các phương pháp để kiểm soát và đảm bảo tính hiệu quả của quá trình này:

- Các yêu cầu về chất lượng kỹ thuật của sản phẩm.

- Các công đoạn sản xuất để bố trí các nguồn lực chính : thiết bị, con người, kho bãi, nhà xưởng, khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các nguồn phụ trợ : điện nước, thiết bị vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động.

- Quy trình, quy phạm , tiêu chuẩn hướng dẫn công việc của hệ thống quản lý chất lượng được tuân thủ trong các công đoạn sản xuất.

- Vị trí kiểm tra , các mức yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm tra và tần suất kiểm tra đối với nguyên nhiên liệu dầu vào, đối với công đoạn sản xuất và đối với sản phẩm sản xuất cuối cùng.

- Hồ sơ kiểm tra, thử nghiệm làm bằng chứng cho tính khả thi của kế hoạch chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình.

* Lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.

- Việc xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý và kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng giúp cho các doanh nghiệp tăng cường thêm năng lực, nhận thức cho người lao động, là một trong những động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

- Cải thiện uy tín, nâng cao sức cạnh tranh của Doanh nghiệp trên thị trường, là điều kiện để cơ sở tiến hành các hoạt động tự công bố sản phẩm của mình phù hợp với TCVN và đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong nước cũng như xuất khẩu

- Tăng lượng hàng hoá/ dịch vụ bán ra nhờ nâng cao khả năng thoả mãn nhu cầu khách hàng của Doanh nghiệp

- Giảm chi phí nhờ các quá trình được hoạch định tốt và thực hiện có hiệu quả - Nâng cao sự tin tưởng nội bộ nhờ các mục tiêu rõ ràng, các quá trình có hiệu lực và các phản hồi với nhân viên về hiệu quả hoạt động cuả hệ thống

- Các nhân viên được đào tạo tốt hơn

- Nâng cao tinh thần nhân viên nhờ sự hiểu rõ đóng góp với mục tiêu chất lượng, đào tạo thích hợp, trao đổi thông tin hiệu quả và sự lãnh đạo tập trung

- Khuyến khích sự cởi mở trong tiếp cận các vấn đề chất lượng nhờ đó khả năng lặp lại ít hơn

- Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận - Được đảm bảo của bên thứ ba

- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại

- Được sử dụng dấu hoặc giấy chứng nhận phù hợp hệ thống tiêu chuẩn trong các hoạt động quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm hoặc cơ sở.

Hiểu được những lợi ích do hệ thống quản lý chất lượng đem lại, công ty cổ phần Thiên Lộc để xây dựng được hệ thống trên, công ty đã thuê tư vấn là Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Hà Nội đến tận nơi sản xuất tìm hiểu quá trình sản xuất, quá trình quản lý chất lượng của công ty để tư vấn giúp công ty xây dựng lên quy trình quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Ngoài ra công ty hàng năm luôn cải tiến hoàn thiện thêm hệ thống quản lý chất lượng của mình.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Thiên Lộc – Thực trạng và giải pháp .doc (Trang 27 - 32)