Quản lý quá trình sử dụng vốn đầu tư còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Thiên Lộc – Thực trạng và giải pháp .doc (Trang 50 - 55)

Trong giai đoạn 2004 – 2009, công ty đã tiến hành ba công cuộc đầu tư lớn. Đó là xây dựng nhà máy sản xuất băng tan, nhà máy sản xuất sơn bột tĩnh điện và công ty thương mại kỹ thuật 3Q.

Mặc dù đã đạt được những kết quả to lớn mà các công cuộc đầu tư này mang lại nhưng trong quá trình thực hiện nó công ty vẫn có những hạn chế như sau.

* Hạn chế trong công tác khảo sát và thiết kế kỹ thuật trong quá trình lập dự án.

Đó là việc phân tích về nhu cầu thị trường dựa chủ yếu vào công tác dự đoán vào nhu cầu thị trường trong tương lai gần, chưa có số liệu phân tích định lượng về nhu cầu sản phẩm của công ty cũng như các đối thủ cạnh tranh có thể tăng thêm khi nhà máy đi vào hoạt động.

Ngoài ra do những khảo sát và phân tích chưa được chính xác dẫn đến việc mua sắm thiết bị thiết kế công suất không hợp lý gây ra những thất thoát lãng phí

* Hạn chế trong công tác giải phóng mặt bằng.

Công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn từ vấn đề đền bù cho người dân và từ cả các thủ tục hành chính rườm rà mà nhà nước quy định. Điều này khiến cho tốc độ dự án bị chậm hơn so với kế hoạch, gây ra những thất thoát lãng phí về nhiều mặt cho công ty.

* Hạn chế trong công tác thẩm định dự án.

Công tác thẩm định dự án tiến hành mang tính chủ quan. Bởi vì sau khi có được phương án hoàn chỉnh của dự án, dựa trên các chỉ tiêu hiệu quả của nó thì các thành viên trong hội đồng quản trị xem xét thẩm định và ra quyết định đầu tư. Mà thực chất ngay từ đầu các thành viên này lại là những người cũng tham gia vào quá trình lập dự án. Vì vậy, có thể nói việc thẩm định dự án mang tính chủ quan và được tiến hành nhanh chóng.

* Hạn chế trông công tác đấu thầu.

Công tác đấu thầu để lựa chọn nhiều khi được tiến hành đơn giản dựa nhiều vào mối quan hệ quen biết và các đối tác chiến lược của công ty chứ chưa tổ chức thành một hoạt động mang tính cạnh tranh để giảm thiểu chi phí cho công ty.

* Hạn chế trong thi công thực hiện công trình.

Công tác thi công thực hiện công trình thiếu sự giám sát theo dõi nên dẫn đến xuất hiện một số tình trạng kéo dài thời gian thi công gây thất thoát lãng phí thời gian tiền của cho công ty.

1.3.3.3. Hạn chế khác : Khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Cuộc khủng hảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế trong nước. Tốc độ tăng trưởng của nhiều nước trên thế giới giảm đi nhanh chóng kéo theo dự báo về cầu sản phẩm của công ty cũng một phần bị giảm theo đó.

Khủng hoàng kinh tế còn làm cho hoạt động tài chính ở Việt Nam bị thắt chặt, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó có công ty cổ phần Thiên Lộc. Do khủng hoảng kinh tế nên các ngân hàng sẽ hạn chế cho vay vốn và gay gắt hơn trong việc xem xét các kế hoạch vay vốn của doanh nghiệp. Điều này đã làm cho việc đầu tư phát triển sản xuất của công ty gặp không ít khó khăn.

Đồng thời với việc khủng hoảng kinh tế là hiện tượng mất giá của tiền trong nước, các mặt hàng nguyên vật liệu tăng giá mạnh, có loại tăng tận 40-50%. Điều này làm cho công ty gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh.

CHƯƠNG II : ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN LỘC. CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN LỘC.

2.1. Định hướng và chiến lược phát triển của công ty.2.1.1. Nguyên tắc và quan điểm phát triển của công ty. 2.1.1. Nguyên tắc và quan điểm phát triển của công ty.

- Phát triển bền vững, hiệu quả và an toàn.

- Phát huy nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác đầu tư sang các lĩnh vực khác, ngành nghề khác nhằm phân tán rủi ro.

- Tận dụng hiệu quả các cơ hội và lợi thế do thị trường ngành nghề kinh doanh của công ty mang lại.

- Lấy lĩnh vực kinh doanh về sản phẩm băng tan và sơn bột tĩnh điện làm định hướng và sản phẩm chủ đạo của công ty.

- Trên sơ sở duy trì tối đa năng lực sản xuất, kinh doanh hiện có, công ty tiến hành phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực của mình.

- Đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng và cung cách phục vụ.

- Đảm bào uy tín chất lượng của công ty với một quy trình kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng (với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000) quản lý từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra.

2.1.2. Định hướng, chiến lược phát triển của công ty.

2.1.2.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.

- Tiếp tục đầu tư nhà máy sản xuất sơn bột tĩnh điện. Năm 2009, công ty mới hoàn thành và cho đi vào vận hành một phần nhà máy sản xuất sơn bột tĩnh điện, nên trong thời gian tới công ty đặt ra định hướng tiếp tục xây dựng để hoàn thành nhà máy để đưa vào vận hành 100 %.

- Đầu tư bổ sung dây chuyền sản xuất vỏ băng tan. Công ty có dự án đầu tư nhập thêm một số dây chuyển mới từ Đài Loan về để bổ sung máy móc nhằm tăng năng suất sản xuất mặt hàng băng tan của công ty.

- Lập dự án sản xuất keo chống thấm theo công nghệ mới của Mỹ. Ngoài việc nhâp thêm máy móc và xây dựng hoàn thành nốt nhà máy sơn bột tĩnh điện, công ty cổ phần Thiên Lộc đã xem xét và tiến hành lập dự án mở rộng mặt hàng kinh doanh của công ty. Đó là sản phẩm keo chống thấm theo công nghệ Mỹ - một mặt hàng đang rất có tiềm năng phát triển và có một thị trường tiêu thụ rộng lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2.2. Mục tiêu tổng quát.

Mục tiêu tổng quát của công ty cổ phần Thiên Lộc là phát triển công ty thành một doanh nghiệp mạnh không chỉ trong nước mà còn vươn ra nước ngoài trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm về nhựa và cơ khí. Tạo lập, khẳng định nâng cao được uy tín và thương hiệu của công ty.

2.1.2.3. Mục tiêu cụ thể.

- Hoàn thành công cuộc đầu tư xây dựng nhà máy sơn bột tĩnh điện và đưa vào vận hành trong năm 2010.

- Trả hết nợ gốc vốn vay ngân hàng trong vòng 5 năm tới.

- Bổ sung vốn lưu động cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

- Đảm bảo đời sống và việc làm cho cán bộ công nhan viên, tăng cường hơn nữa công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Kèm theo đó sẽ hoàn thiện hơn nữa các quy định cũng như các chế độ đãi ngộ thật tốt cho công nhân trong công ty, góp phần giúp tăng thêm sự gắn bó của họ với công ty.

- Tiếp tục đầu tư chiều sâu, tăng cường trang thiết bị máy móc thiết bị hiện đại hơn nữa nhằm giúp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của công ty được nâng cao.

- Mở rộng thêm thị trường kinh doanh và khai thác được những lợi thế do thị trường đó mang lại.

- Liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để cả hai bên cùng có lợi.

- Tạo mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm trên cả nước và dần mở rộng ra nước ngoài.

- Triển khai các hình thức kinh doanh sản phẩm của công ty một cách có hiệu quả.

- Nâng cao kết quả doanh thu và lợi nhuận thu được.

- Lập và hoàn thiện báo cáo khả thi của dự án đầu tư vào sản phẩm keo chống thấm theo công nghệ Mỹ.

- Hoàn thiện được hồ sơ xin vay vốn để xây dựng đầu tư vào dự án keo chống thấm (nếu được phép đầu tư) trong thời gian tới.

- Đầu tư góp vốn vào những công ty trong và ngoài ngành.

- Tiếp tục duy trì và phát huy những điểm mạnh mà công ty đang có. Đồng thời khắc phục các sai sót, hạn chế còn tồn tại của công ty trong thời gian trước.

2.2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty cổ phần Thiên Lộc. Lộc.

Để có thể đưa ra được những chính sách chiến lược phát triển đúng đắn cũng như bao công ty và doanh nghiệp khác, công ty cổ phần Thiên Lộc cũng quan tâm xem xét những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, cơ hội và thách thức đối với mình. Để làm điều này công ty phân tích dựa trên mô hình SWOT để thấy rõ hơn.

Hình 2.1. Mô hình phân tích SWOT của công ty cổ phần Thiên Lộc.

Điểm mạnh Điểm yếu

- Đã xác lập được vị trí, chỗ đứng trên thị trường nhựa và cơ khí. - Đã xây dựng được dây chuyền sản

xuất tương đối hiện đại, công nghệ tiên tiến.

- Cơ cấu tổ chức vững mạnh, linh hoạt.

- Khả năng huy động vốn còn yếu.

- Chậm chạp trong việc tiến hành các hoat động Marketing. - Tình trạng thếu nguồn nhân

lực có chất lượng.

Cơ hội Thách thức

- Thị trường tiêu thụ các sản phẩm của công ty tăng trưởng hàng năm.

- Sự hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sự phát triển của lĩnh vực xây dựng trong những năm gần đây đã giúp cho công ty có cơ hội phát triển mặt hàng chính là băng tan.

- Sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong nước và quốc tế. - Máy móc công nghệ cần phải

cải tiến thường xuyên.

- Giá cả nguyên vật liệu ngày càng tăng.

- Khủng hoảng kinh tế.

- Đã xác lập được vị trí và chỗ đứng trên thị trường cung cấp sản phẩm nhựa và cơ khí, đặc biệt là mặt hàng băng tan của công ty. Điều này thể hiện qua việc sản phẩm của công ty ngày càng được thị trường đón nhận, đơn đặt hàng đến từ những cơ sở doanh nghiệp sản xuất nhỏ lớn trong ngành.

- Công ty đã tiến hành đầu tư vào máy móc thiết bị với lượng vốn lớn nên công ty hiện nay sở hữu một số dây chuyền công nghệ tương đối hiện đại với trang thiết bị máy móc được nhập ngoại, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong lĩnh vực nhựa và cơ khí.

- Cơ cấu tổ chức của công ty tương đối vững mạnh và linh hoạt. Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên mẫn cán hết lòng vì công việc, vì lợi ích của công ty. Các chức vụ quản lý quan trọng được giao cho những người có năng lực và tận tâm với công việc chức vụ của mình ( tuy nhiên vẫn còn hiên tượng thiếu nhân lực có chất lượng để đảm nhiệm). Bất cứ công nhân viên nào trong công ty cũng đều sẵn sàng tham gia vào những công việc chung, đóng góp sức mình vào việc mang lai lợi ích cho công ty.

2.2.2. Điểm yếu của công ty.

- Khả năng huy động vốn còn yếu. Đối với những công ty vừa và nhỏ như công ty cổ phần Thiên Lộc thì việc huy động vốn là tương đối khó khăn. Các ngân hàng tín dụng

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Thiên Lộc – Thực trạng và giải pháp .doc (Trang 50 - 55)