Về phía Nhà nước và các cơ quan liên quan:

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức đấu thầu tại Viễn Thông Lạng Sơn-Thực trạng và giải pháp .doc (Trang 102 - 106)

4 ODF quang FO

2.2.2.Về phía Nhà nước và các cơ quan liên quan:

2.2.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu:

Luật đấu thầu chính là một công cụ hữu hiệu trong việc quản lý các nhà thầu và các cuộc đấu thầu. Luật đấu thầu sẽ hướng dẫn các nhà thầu cũng như bên mời thầu tiến hành đấu thầu theo trình tự cụ thể, nhất quán, đưa ra những mẫu hồ sơ chuẩn về đấu thầu để nhìn vào đó các nhà thầu và bên mời thầu sẽ nhanh chóng hoàn thiện công việc. Một hành lang pháp lý đầy đủ và chặt chẽ sẽ giúp cho các Nhà thầu ý thức được quyền hạn và trách nhiệm của mình, đảm bảo sự công khai, minh bạch, công bằng và cạnh tranh trong đấu thầu.

Vì vậy Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu và ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết về Luật đấu thầu, xem xét, sửa đổi và hoàn thiện các mẫu hồ sơ chuẩn chung, xử phạt một cách nghiêm khắc đối với hiện tượng móc ngoặc, thỏa thuận ngầm giữa các bên tham gia đấu thầu. Có như vậy mới có thể tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, để hoạt động đấu thầu diễn ra minh bạch, công bằng, từ đó hoạt động đầu tư được đảm bảo và mang lại hiệu quả lớn trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

2.2.2.2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lí các hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu:

Đây là công tác có vai trò hết sức quan trọng. Hiện nay, Luật đấu thầu của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng cho các hoạt động đấu thầu sử dụng nguồn vốn Nhà nước. Tuy nhiên, từ khi Luật đấu thầu được đi vào thực thi thì vẫn còn không ít những sai phạm, gây ra lãng phí cho nguồn ngân sách nhà nước. Vì vậy, Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền cần phải thường xuyên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu. Có như vậy mới đảm bảo được nguyên tắc công bằng, minh bạch, công khai và cạnh tranh, giúp quản lý tốt các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cũng như của nhân dân.

Các cơ quan nhà nước, các bộ ngành có liên quan cần tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch; tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất về quá trình thực hiện đấu thầu tại các cơ quan đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước hoặc những dự án trọng điểm; các cơ quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của đơn vị mình, sớm phát hiện những sai sót để kịp thời chấn chỉnh và xử lý các trường hợp vi phạm. Đồng thời cần xây dựng thể chế và nghiên cứu khoa học; xây dựng lực lượng; đổi mới phương pháp chỉ đạo điều hành; tránh hiện tượng chồng chéo trong thanh kiểm tra… Tuy nhiên phải quán triệt thanh tra là để ngăn ngừa, ngăn chặn vi phạm, thúc đẩy quá trình giải ngân, tiến độ dự án và đảm bảo an toàn trong thi công chứ không phải thanh tra làm phiền hà, nhũng nhiễu, cản trở quá trình thi công của các đơn vị.

Tăng cường công tác quản lý đấu thầu, kịp thời kiểm điểm, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật. Đặc biệt có biện pháp xử lý mạnh, không cho tham dự gói thầu khác đối với các nhà thầu bị phát hiện thông đồng trong đầu thầu hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu. Trong trường hợp này chủ đầu tư kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có biện pháp xử lý hành vi vi phạm. Trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, kiện toàn bộ máy từ Thanh tra Bộ đến Thanh tra các Cục để ổn định mô hình và hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời với đó, lực lượng thanh tra phải nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh tra các cấp.

Để công tác thanh tra, kiểm tra có hiệu quả thì trước hết cần phải hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về đấu thầu, để Luật đấu thầu thực sự trở thành căn cứ pháp lý vững chắc nhất trong công tác quản lý đấu thầu của Nhà nước. Ngoài ra cũng cần phải giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, tăng cường sự tự chủ, sáng tạo của các đơn vị. Nhà nước cần xóa bỏ những thủ tục không cần thiết, chính những sự quan thiệp quá sâu đó là tác động tiêu cực dẫn tới việc tham ô, hối lộ. Nhà nước và các cơ quan chức trách cần thành lập các tổ thanh tra, có phân cấp rõ ràng, tránh đùn đẩy trách nhiệm để kịp thời ngăn chặn những sai phạm và xử lý thích đáng. Bộ máy quản lý Nhà nước về đấu thầu cần xử lý tốt các đơn thư, tố cáo đối với hoạt động đấu thầu để tạo uy tín cho người thực hiện, giúp họ thực sự yên tâm là có một bộ máy quản lý tốt. Bên cạnh đó, cần phải quan tâm tới các cán bộ tham gia giám sát, chú ý tới việc nâng cao trình độ cho các tổ chức tư vấn giám sát.

2.2.2.3. Hoạt động đấu thầu cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc công bằng, cạnh tranh, minh bạch và công khai:

Thực tế cho thấy trong thời gian qua hoạt động đấu thầu xảy ra nhiều sai sót, gây thất thoát, lãng phí nguồn Ngân sách của Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước và các cơ quan tổ chức tiến hành công khai, minh bạch hơn nữa hoạt động đấu thầu để tất cả cùng theo dõi, giám sát. Hiện nay tờ thông tin về đấu thầu và trang Web đấu thầu, hệ thống dữ liệu điện tử là công cụ hữu hiệu trong việc đảm bảo kịp thời các thông tin liên quan đến đấu thầu. Tuy nhiên các thông tin cần đăng tải theo một quy tắc thích hợp, đầy đủ, và phù hợp hơn để có thể dễ dàng tìm hiểu các thông tin liên quan đến đấu thầu. Khi các thông tin được công khai, minh bạch sẽ buộc những người tham gia phải tuân thủ theo các quy định, góp phần đưa hoạt động đấu thầu đi vào nề nếp đảm bảo sự công bằng cho các nhà thầu, tính cạnh tranh giữa các nhà thầu được nâng cao, đảm bảo hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn.

2.2.2.4. Củng cố và tăng cường hệ thống thông tin liên quan đến đấu thầu:

Để tạo điều kiện tốt cho công tác đấu thầu, Bộ kế hoạch và đầu tư cần củng cố hơn nữa các hệ thống thông tin liên quan đến đấu thầu. Hiện nay, báo đấu thầu và trang web về đấu thầu là hai công cụ hữu hiệu trong việc đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ giúp cho quá trình đấu thầu được thông suốt và đảm bảo tính công khai, minh bạch. Tuy nhiên, trên thực tế thì nội dung và phạm vi của báo đấu thầu và trang web về đấu thầu còn hạn hẹp, nhiều thông tin của một số gói thầu còn chưa đăng tải kịp thời và đầy đủ gây khó khăn cho các nhà thầu trong việc tìm kiếm thông tin liên quan đến gói thầu để chuẩn bị HSDT. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu cũng không được cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác về các gói thầu nên việc quản lý, giám sát đạt hiệu quả chưa cao. Do đó, cần phải bắt buộc đăng thông báo mời thầu, danh sách các nhà thầu tham gia và đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu. Việc thông tin được đăng tải kịp thời, đầy đủ và chính xác, rõ rang sẽ đảm bảo được tính công khai, minh bạch, buộc các nhà thầu tham gia phải tuân thủ theo các quy định, tránh những hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu.

2.2.2.5. Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý đấu thầu của nhà nước:

Cán bộ quản lý Nhà nước về đấu thầu không chỉ có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện đấu thầu mà còn có trách nhiệm đề xuất các giải pháp về quy định, chính sách với Nhà nước để môi trường pháp luật đấu thầu thêm thông thoáng, phát huy hiệu quả của hoạt động mang tính chuyên nghiệp này. Để chất lượng công tác đấu thầu được nâng cao thì việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu rất cần thiết.

Tuy nhiên với giải pháp “Tích cực thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm” trong đấu thầu đã nêu trên, một thực tế đặt ra là nếu cán bộ thanh tra không có nhận thức đúng đắn, kinh nghiệm, trình độ đồng thời không có đạo đức nghề nghiệp sẽ lại là trở ngại

lớn, “nhũng nhiễu” gây cản trở hoạt động đấu thầu. Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ nhà nước về đấu thầu trong một số dự án ở nhiều nơi còn chưa đáp ứng yêu cầu. Ngoài ra, ở các dự án nhỏ, ban quản lý dự án làm việc kiêm nhiệm, nên không có cán bộ chuyên môn cần thiết, khó hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Giải pháp đặt ra ở đây là Nhà nước trước hết cần lựa chọn những cán bộ có năng lực, có kĩ năng quản lý, có kiến thức bài bản về lĩnh vực mình quản lý, để tham gia vào bộ máy quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước về Đấu thầu nói riêng. Định kỳ phải có lớp, khóa học nhằm bồi dưỡng nghiệp vụ cũng như tư cách để không ngừng nâng cao chất lượng. Đồng thời phải không ngừng thanh lọc, kiểm tra và loại bỏ những cán bộ có sự suy giảm về năng lực, kiến thức và đạo đức.

Mặt khác nên tranh thủ sự giúp đỡ, tài trợ của các tổ chức quốc tế và trong nước để xây dựng các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp ngành và chọn cử cán bộ, nhân viên, học sinh đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài để học tập nâng cao kĩ năng cũng như tiếp thu kinh nghiêm quản lý.

Đặc biệt cần tuyên dương, khen thưởng các cán bộ có thành tích phát hiện các sai phạm trong tổ chức đấu thầu cũng như trong và sau quá trình thực hiện gói thầu từ đó khuyến khích các cá nhân tự kiểm tra công tác quản lý của ngay chính trong nội bộ cơ quan mình.

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tại Viễn Thông Lạng Sơn, từ những kiến thức đã được học trên nhà trường và những kiến thức thực tế mà em tìm hiểu được, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Công tác tổ chức đấu thầu tại Viễn Thông Lạng Sơn. Thực trạng và giải pháp”.

Em nhận thấy công tác tổ chức đấu thầu có ý nghĩa rất quan trọng đối với công ty và đây cũng chính là một hoạt động thường xuyên của công ty. Nhờ hoạt động này, công ty đã tiết kiệm được một nguồn vốn lớn, nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật cho công ty, góp phần làm tăng hiệu quả tài chính cho công ty.

Đề tài này được viết trên cơ sở tổng hợp những kiến thức đã được học trên nhà trường kết hợp với những tìm hiểu trong thực tế. Tuy đề tài không hoàn toàn mới nhưng nó luôn là vấn đề cấp thiết và quan tâm hàng đầu trong quá trình kinh doanh của Viễn Thông Lạng Sơn nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung.

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức đấu thầu tại Viễn Thông Lạng Sơn-Thực trạng và giải pháp .doc (Trang 102 - 106)