Bất cân xứng thông tin:

Một phần của tài liệu Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 39)

Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trƣờng chứng khoán nƣớc ta cũng có bƣớc đi khá nổi trội từ hình thức hoạt động đến những đánh giá phân tích thị trƣờng của nhà đầu tƣ. Các nhà đầu tƣ ngày càng hiểu biết sâu sắc hơn và những đánh giá, phân tích có tính chặt chẽ hơn trƣớc khi đƣa ra quyết định đầu tƣ. Ngày càng có nhiều công cụ hỗ trợ giúp các nhà đầu tƣ có những quyết định tốt hơn, tránh những quyết định sai lầm nhiều khi các nhà đầu tƣ vẫn hay gặp phải khi tham gia vào thị trƣờng chứng khoán. Đó có thể là những quyết định sai lầm khi chọn một chứng khoán nào đó, hoặc đánh giá quá cao giá thực tế dẫn đến tỷ suất sinh lợi giảm và làm tăng rủi ro cho nhà đầu tƣ. Các nhà đầu tƣ tiếp cận với các

thông tin ngày càng chính xác hơn tuy nhiên vẫn không tránh khỏi có tồn tại sự bất cân xứng thông tin và không minh bạch thông tin giữa các nhà đầu tƣ. Mặc dù các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã đƣợc kiểm toán nhƣng vẫn còn những bài học để lại từ thực tiễn của thế giới lẫn của Việt Nam.

Bất cân xứng thông tin xảy ra khi có sự mâu thuẫn giữa quyền lợi của ngƣời chủ sở hữu và ngƣời quản lý khi đó sẽ gay nhiều điều bất lợi cho chủ sỡ hữu trong việc tiếp nhận thông tin. Điều này đòi hỏi các nhà chủ sỡ hữu và các nhà đầu tƣ trong tƣơng lai cần có một nguồn thông tin đáng tin cậy hơn trong các doanh nghiệp. Các thông tin có đƣợc của các doanh nghiệp niêm yết sẽ cần thiết đối với quyết định đầu tƣ của các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng. Bất cân xứng thông tin, hay thông tin không minh bạch của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán thƣờng kèm theo hậu quả nghiêm trọng đối với các nhà đầu tƣ cũng nhƣ đối với thị trƣờng.

Có nhiều ví dụ về hậu quả của bất cân xứng thông tin trên thị trƣờng, một ví dụ điển hình của thế giới đó là trƣờng hợp của công ty Enron. Công ty này sau một thời gian hoạt động đã đƣợc đánh bóng tên tuổi và khả năng quản lý bởi công ty kiểm toán Arthur Andersen và các nhà phân tích phố Wall. Chính vì thế, các nhà đầu tƣ tin rằng đây là công ty có rất nhiều triển vọng tăng trƣởng và phát triển nên đã tăng cƣờng đầu tƣ vào cổ phiếu của Enron khiến cho giá cổ phiểu của nó không ngừng tăng lên trong khi Enron giấu các khoản nợ và thổi phồng lợi nhuận. Lúc này, các nhà phân tích và đâu tƣ đánh giá tình hình tài chính của Enron dựa vào báo cáo tài chính đƣợc cung cấp bởi công ty kiểm toán Arthur Andersen, do đó mà kết quả phân tích không còn độc lập thực sự. Khi sự việc vỡ lỡ cũng là lúc công ty tuyên bố phá sản với số nợ lên đến 32 tỷ USD thì đã quá muộn. Ví dụ điển hình ở Việt Nam là công ty cổ phần bông Bạch Tuyết (mã chứng khoán BBT). Tình trạng sai phạm ở Bông Bạch Tuyết khá quan trọng khi mà doanh nghiệp này liên tiếp 2 năm lỗ nặng nhƣng mà trên báo cáo tài chính kiểm toán của BBT vẫn có lãi. Đặc biệt, ban giám đốc đã qua mặt các nhà đầu tƣ bằng việc sử dụng hai báo cáo tài chính. Báo cáo thật

là báo cáo lỗ và báo cáo giả thì lại có lời. Trong hoàn cảnh đó, công ty kiểm toán không phát hiện ra, và ở đây cũng có một phần lỗi của công ty kiểm toán đã không phát hiện ra sai sót từ đó gây ra hậu quả nặng nề đối với nhà đầu tƣ. Chính sự không minh bạch này đã tạo ra cho các nhà đầu tƣ một tâm lý e ngại khi bỏ tiền vào một chứng khoán hay đầu tƣ trực tiếp vào doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 39)