0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Xây dựng khung pháp lý hoàn thiện hơn để tạo điều kiện cho công ty xếp hạng

Một phần của tài liệu XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 81 -90 )

ty xếp hạng tín nhiệm hoạt động hiệu quả

Thứ nhất: Cần ra quyết định phê duyệt tăng thêm tổ chức xếp hạng tín nhiệm chứ không chỉ có riêng CIC.

Chúng ta đã nhận thức đƣợc rằng việc xếp hạng tín nhiệm cho doanh nghiệp là vô cùng quan trọng trong thị trƣờng vận hành hiện nay. Do vậy, khung pháp lý dành cho việc thi hành xếp hạng cũng cần phải chặc chẽ hơn. Trƣớc đây, các quyết định chỉ đƣa ra nhằm thí điểm việc xếp hạng tín nhiệm và chính thức trao quyền xếp hạng cho CIC mà thôi. Nhƣng hiện nay, nhƣ chúng ta đã thấy rõ, nhu cầu của việc xếp hạng ngày càng nhiều mà chỉ có mỗi CIC thì chƣa có đủ để phục vụ. Chính vì thế, việc ban hành rộng rãi và tăng cƣờng mở rộng các tổ chức xếp hạng là vô cùng quan trọng. Thị trƣờng thì ngày càng phát triển, nhu cầu ngày càng nhiều, mà chỉ có CIC thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng độc quyền và nhƣ vậy hậu quả xấu sẽ khó tránh khỏi, cũng giống nhƣ độc quyền ở Mỹ đã cho ta bài học về khủng hoảng. Một thị trƣờng mà xuất hiện độc quyền thế nào cũng có nhiều cái bất cập, thí dụ nhƣ bao đồng, nghĩa là sẽ làm cho có làm, làm cho nhanh mà không hiệu quả để đáp ứng cho kịp nhu cầu ngày càng đông nhƣ ngày nay; thí dụ hậu quả nữa đó là nếu chỉ có CIC thôi thì một khi CIC bị lung lây, sụp đỗ, sẽ ảnh hƣởng đến tổng thể thị trƣờng, không có cái để thay thế kịp thời; Cũng có thể nhƣ thế sẽ dẫn đến sự phân bổ, phạm vi phục vụ không lang rộng, sự phục vụ không thể chu đáo, thiếu sự cạnh tranh. Muốn có sự phát triển cho một ngành nào đó thì nhất thiết phải có môi trƣờng cạnh tranh dành cho nó. Không nên chỉ dành ƣu ái nhiều quá cho CIC.

Thứ hai: Tăng cường tính chặt chẽ của các quyết định đã ban hành và xây dựng khung pháp lý cho các tổ chức xếp hạng hoạt động và tiến tới thành lập luật xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam.

Các quyết định dành cho việc thi hành xếp hạng tín nhiệm chỉ đơn thuần là có quyết định cho CIC thực hiện xếp hạng, chƣa nêu gì rõ ràng và cụ thể. Phần chấm điểm ở quyết định 57/2001/QĐ-NHNN cũng chỉ chung chung, và nhƣ vậy có rất

nhiều đơn vị sử dụng cái chung chung này để đƣa ra cách đánh giá của mình một cách qua loa để cho có chứng. Nhƣ vậy việc xếp hạng thật sự chỉ là làm cho có lệ, chứ không có gì là mang lại hiệu quả. Chính vì thế, pháp luật cần nâng cao tầm quan trọng của việc xếp hạng, đƣa việc xếp hạng tín nhiệm lên một bậc bắt buộc có hiệu quả. Thực tế đã phản ánh, hấu hết các ngân hàng hiện nay đã sử dụng cách chấm điểm tín dụng một cách “ có chứng”.

Ngoài những quyết định đƣợc ban hàng bởi Ngân hàng nhà nƣớc, công ty xếp hạng tín nhiệm hoạt động theo luật doanh nghiệp và vẫn chƣa có những quy định, những quy chế hay luật nào đề cập đến hoạt động của các tổ chức và công ty xếp hạng. Xét trên phạm vi ứng dụng thì những báo cáo xếp hạng các doanh nghiệp có tầm ảnh hƣởng rất lớn đối với các cá nhân và nền kinh tế do đó cần thiết phải có những quy định mang tính bắt buộc và có thể trở thành những luật động để hỗ trợ các công ty, tổ chức xếp hạng trong việc thực hiện xếp hạng, ra báo cáo đánh giá xếp hạng.

Thứ ba: Cần nêu rõ hình thức xử phạt cho việc thi hành xếp hạng tín nhiệm.

Nhƣ chúng ta đã biết nếu cầu vƣợt quá cung thì sẽ dẫn đến hiện tƣợng chạy theo cho kịp sự đáp ứng nhu cầu. Chính vì thế, việc làm cho có chứng sẽ không thể tránh khỏi, nghĩa là làm mà không đảm bảo chất lƣợng, nhƣ thế hậu quả xấu sẽ khó tránh khỏi. Vì vậy, cần phải có một khuôn khổ pháp luật thƣởng phạt rõ ràng cho các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Nếu đƣợc nhƣ vậy, hy vọng phần nào công việc xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp sẽ đƣợc đảm bảo chất lƣợng. Thêm vào đó, nếu các tổ chức xếp hạng phát triển mạnh và ngày càng tăng thêm nhiều tổ chức, thì vừa đảm bảo chất lƣợng lại vừa đảm bảo nhu cầu cho ngƣời cần.

Kết luận

Qua việc xây dựng đề tài “xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam – thực trạng và giải pháp” chúng ta đã đi sâu vào tìm hiểu và hiểu đƣợc các vấn đề liên quan đến xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp kể từ khái niệm, bản chất và cả tầm quan trọng của nó đối doanh nghiệp với thị trƣờng tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đồng thời tìm hiểu những mô hình xếp hạng tín nghiệm của các tổ chức lớn trên thế giới nhƣ Standard & Poor’s, Moody, Fitch và những bài học kinh nghiệm trên thế giới liên quan đến xếp hạng tín nhiệm để thấy đƣợc rằng mặc dù xếp hạng tín nhiệm là hoạt động cần thiết và quan trọng nhƣng nó cũng sẽ gây hại đối với nền kinh tế nếu nhƣ đƣợc sử dụng không đúng mục đích. Đề tài cũng đã đi vào phân tích đánh giá thực trạng hoạt động xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam thông qua các trung tâm xếp hạng và các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần, đồng thời phân tích tổng quan thị trƣờng vốn Việt Nam đặc biệt là thì trƣờng chứng khoán để thấy đƣợc những rủi ro mà các nhà đầu tƣ gặp phải khi tham gia tạo lập thị trƣờng.

Xếp hạng tín nhiệm là một hoạt động các khá mới ở Việt Nam. Các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp vẫn chƣa thực sự thấy đƣợc tầm quan trọng của nó đối với tất cả các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức có liên quan trọng nền kinh tế nên hoạt động này vẫn chƣa có nhiều điều kiện để phát triển. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì phát triển hoạt động xếp hạng tín nhiệm là một tất yếu của nền kinh tế.

Chính thế mà chúng ta thật sự thấy đƣợc sự cần thiết của một tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập qua đó đề tài đã đƣa ra đề nghị thành lập một tổ chức xếp hạng độc lập cùng với cơ cấu tổ chức, mô hình xếp hạng và những quy định có liên quan để hỗ trợ cho hoạt động xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp đƣợc độc lập. Đồng thời để xuất một số giải pháp để phát triển thị hoạt động xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam đặc biệt là khung pháp lý, để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động này.

Cuối cùng, tôi vẫn khẳng định một lần nữa, phát triển hoạt động xếp hạng tín nhiệm là một tất yếu của nền kinh tế, là công cụ giúp các doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi trong việc huy động vốn, là hạt nhân giúp cho phát triển thị trƣờng vốn Việt Nam, tăng tính thanh khoản cho thị trƣờng và vƣơn ra thị trƣờng thế giới, do đó mà vấn đề thuộc đề tài này sẽ đƣợc sự quan tâm của rất nhiều cá nhân tổ chức và nhà nƣớc, đây chính là yếu tố quan trọng để đề tài này trở nên thiết thực đối với nền kinh tế và có thể tiếp tục phát triển trong tƣơng lai.

PHỤ LỤC I: Các mô hình xếp hạng tín nhiệm

Hiện nay có nhiều mô hình xếp hạng tín nhiệm đƣợc sử dụng trong thực tế, sau đây là một số mô hình rất phổ biến mà nhóm nghiên cứu chúng tôi tìm hiểu đƣợc:

Mô hình chỉ số Z-score của Giáo sƣ Altman:

Giáo sƣ Altman xây dựng mô hình chỉ số Z nhằm mục đích dự báo nguy cơ phá sản. Các nhà đầu tƣ thƣờng sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính để xem xét quyết định đầu tƣ của mình vào một doanh nghiệp nào đó. Nhƣng có chỉ số Z-score của Altman đƣợc đánh giá là chính xác hơn, và vì vậy hiện giờ đã đƣợc nhiều ngƣời sử dụng rộng rãi. Phƣơng pháp dòng tiền đã bao gồm trong mô hình chỉ số Z. Từ nguồn gốc của 22 biến số, ngƣời ta chọn ra 5 biến số tốt nhất để thiết lập nên công thức dự báo sự phá sản của công ty. Công thức tính hệ số nguy cơ phá sản đƣợc thiết lập nhƣ sau:

Z = 1.2*X1 + 1.4*X2 +3.3*X3 + 0.6*X4 + 0.999*X5 Trong đó:

X1 : Vốn luân chuyển/Tổng tài sản X2 : Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản

X3 : Lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế/Tổng tài sản X4 : Vốn thị trƣờng/Tổng nợ

X5 : Doanh thu/Tổng tài sản

X1 thƣờng đƣợc dùng trong rất nhiều các bài nghiên cứu khác nhau, nó đƣợc dùng để đo lƣờng khả năng thanh khoản của công ty đối với tổng nguồn vốn. Vốn lƣu động đƣợc định nghĩa bằng tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán và các chỉ số tài chính đƣợc xem xét một cách rõ ràng. Thông thƣờng, kinh nghiệm của một công ty khi hoạt động không hiệu quả sẽ tạo nên một độ co giãn tài sản hiện

tại trong mối quan hệ đối với tổng tài sản. Trong ba chỉ số thanh khoản thì chỉ số vốn lƣu động trên tổng tài sản đƣợc đánh giá là quan trọng nhất.

X2 : Thu nhập giữ lại là khoản thu nhập đƣợc dùng để đầu tƣ lại hoặc là mất đi của một công ty trên toàn bộ đời sống của nó. Khoản mục này cũng đƣợc đƣa ra nhƣ là thu nhập thặng dƣ.

X3 : Chỉ số này dùng để đo lƣờng tính hiệu quả của tài sản doanh nghiệp, độc lập với thuế hoặc tác dụng của nhân tố đòn bẩy vào đây. Chỉ số này liên tục đo lƣờng lợi nhuận tốt hơn những cái khác, bao gồm cả dòng tiền.

X4 : Vốn cung cấp cho doanh nghiệp thông qua việc bán cổ phiếu thƣờng đƣợc đo lƣờng bởi giá trị thị trƣờng của các cổ phiếu của các công ty hoạt động kinh doanh cùng ngành. Nghĩa là giá trị cổ phiếu của công ty đƣợc định giá theo thị trƣờng dựa trên sự ƣa chuộng và sự đồng hành của cổ đông. Trong khi đó, tổng nợ phải trả bao gồm cả nợ hiện hành và nợ trong thời gian dài sắp tới. Tỷ số này cho biết khả năng chịu đựng của doanh nghiệp khi có sự sụt giảm giá trị vốn hóa thị trƣờng.

X5 : Chỉ số vòng quay vốn là chỉ số tài chính tiêu chuẩn điển hình đo lƣờng khả năng tạo ra doanh thu của tổng tài sản của công ty. Nó là thƣớc đo của quản trị vốn trong việc xem xét giải quyết các điều kiện cạnh tranh. Đây là chỉ số tài chính không quan trọng nhiều lắm bởi vì nó là chỉ số có ý nghĩa ít nhất trong một nền tảng riêng lẽ. Tuy nhiên, bởi mối quan hệ độc lập với các biến số khác của mô hình, nên chỉ số doanh thu/ tổng tài sản có vị trí thứ hai trong sự đóng góp đến khả năng của tất cả các biệt số của mô hình.

Sau khi tính đƣợc hệ số Z, các nhà đầu tƣ sẽ xem xét có nên đầu tƣ vào doanh nghiệp này không, dựa vào các chỉ số đánh giá mà Altman đƣa ra: Nếu Z ≤ 1.81 thì doanh nghiệp này đang có vấn đề trầm trọng về tài chính; nếu 1.81 ≤ Z ≤ 2.99 thì doanh nghiệp trong ngắn hạn vẫn đang ở mức an toàn, nhƣng thuộc khu vực cảnh

báo có thể vỡ nợ; và trƣờng hợp cuối cùng là nếu Z ≥ 2.99 thì doanh nghiệp đang có tài chính tốt, an toàn cho chúng ta đầu tƣ.

Khi duyệt lại mô hình Z-score, thay X4 bằng biến số mới, X4 lúc này sẽ là giá trị sổ sách/Tổng nợ, thì kết quả mô hình Z-score sẽ là:

Z’ = 0.717*X1 + 0.847*X2 + 3.107*X3 + 0.42*X4 + 0.998*X5

Trong đó chỉ có X4 là thay đổi, còn các biến số kia vẫn nhƣ trên. Phƣơng trình bây giờ nhìn thấy khác hơn so với mô hình ban đầu,. Chú ý trong trƣờng hợp, hệ số của X1 từ 1.2 còn lại 0.7. Nhƣng mô hình nhìn không giống lắm khi sử dụng một giá trị thị trƣờng. Biến số hiện tại đã thay đổi đó là X4, hệ số của nó đã thay đổi còn 0.42 thay cho 0.6 trƣớc đây; điều đó cho thấy nó bây giờ ít ảnh hƣởng trong mô hình Z-score. Và các hệ số của X3 và X5 hầu nhƣ là không đổi. Khi ta áp dụng mô hình Z’ này thì các chỉ số đƣợc đƣa ra để đánh giá đó là: Z’ ≤ 1.23 thì doanh nghiệp này có nguy cơ phá sản cao; nếu 1.23 ≤ Z’ ≤ 2.9 thì thuộc tình trạng đang báo động, cảnh báo các nhà đấu tƣ nên xem xét cẩn thận khi đầu tƣ vào đây; và cuối cùng Z’ ≥ 2.9 thì có thể an tâm đối với doanh nghiệp này, tình hình tài chính rất tốt. Đặc biệt hơn, Altman, Hatzell và Peck (1995) đã ứng dụng nâng cao mô hình thành mô hình Z”-score dành cho thị trƣờng của những tập đoàn mới nổi, đặc biệt những công ty Mexican đã đƣa ra trái phiếu Châu Âu và đặt tên là U.S dollars. Trong trƣờng hợp này, X4 vẫn mang giá trị vốn thị trƣờng/Tổng nợ. Kết quả của mô hình Z” đã loại bỏ hoàn toàn biến số X5 trong Z-score. Kết quả của mô hình nhƣ sau:

Z” = 6.56*X1 + 3.26*X2 + 6.72*X3 + 1.05*X4

Tất cả các hệ số của các biến số từ X1 cho tới X4 đều thay đổi. Mô hình đƣợc thiết lập dành cho các công ty không thuộc ngành sản xuất nhƣng trong thực tế mô hình này cũng đƣợc sử dụng trong phạm vi của các ngành công nghiệp. Chỉ số đƣợc đƣa ra để đánh giá Z” là: nếu Z” ≤ 1.1 thì doanh nghiệp đang ở khu vực nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao; nếu 1.1 ≤ Z” ≤ 2.6 thì doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo; nếu Z” ≥ 2.6 thì rất an toàn, tình hình hoạt động của doanh nghiệp đang rất tốt.

Trong mô hình thị trƣờng mới nổi, chúng ta thêm vào hằng số +3.25 nhƣ là tiêu chuẩn hóa cho những tỷ số với 1 tỷ số là 0 tƣơng đồng đến 1 chỉ số đƣợc xác lập mặc định là lãi suất trái phiếu và đƣợc gọi là mô hình Z” điều chỉnh.

Mô hình xếp hạng tín nhiệm của Standard & Poor’s:

Phƣơng pháp xếp hạng tín nhiệm của S&P chủ yếu dựa vào phân tích dòng tiền và khả năng thanh toán. S&P chủ yếu phân loại theo rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.

Xếp hạng tín nhiệm trong dài hạn:

AAA là mức cao nhất trong bảng xếp hạng của S&P. Nếu đạt ở mức này, doanh nghiệp này đang hoạt động tốt, đáng tin cậy, khả năng tài chính của doanh nghiệp này mạnh vô cùng, cực mạnh.

AA là chỉ số khác của mức xếp hạng cao, chỉ nhỏ hơn chỉ số trên một tí; nghĩa là doanh nghiệp hoạt động tốt nhƣng nguy cơ cao hơn một chút so với doanh nghiệp xếp hạng AAA., khả năng tài chính của doanh nghiệp này rất mạnh.

Phân loại mức độ A chỉ doanh nghiệp dễ chịu ảnh hƣởng, tác động mạnh bởi những cái bất lợi của sự thay đổi điều kiện kinh tế và hoàn cảnh. Do vậy cần xem xét kĩ về sự dễ ảnh hƣởng của ình hình tài chính của doanh nghiệp.

BBB: mức phân loại này thể hiện giới hạn tham số đƣa ra. Tuy nhiên, ảnh hƣởng của điều kiện kinh tế và sự thay đổi hoàn cảnh lại càng thích hợp đứng đầu trong việc làm yếu đi khả năng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Ở mức BB nghĩa là doanh nghiệp không đƣợc bảo vệ tốt để chống chọi mọi ảnh hƣởng có thể xảy ra, tình hình tài chính dễ bị lung lây. Tuy nhiên, mặc chính của nó là những việc đang xảy ra đều không chắc chắn hoặc phơi bày quảng cáo về tình hình kinh doanh, tình hình tài chính hoặc điều kiện kinh tế có thể đƣa đến nhận định sai lầm cho nhà đầu tƣ. Những ngƣời có trách nhiệm thì không cố gắng vì lợi ích chung của công ty, để thấy đó chỉ sự giao phó tài chính trong nghĩa vụ bổn phận

Một phần của tài liệu XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 81 -90 )

×