Xếp hạng tín nhiệm tại các ngân hàng thƣơng mại:

Một phần của tài liệu Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 26)

2.3.1 Tại ngân hàng Việt Nam Thƣơng Tín

Nhằm phục vụ cho việc hoàn chỉnh hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, thì ngân hàng Việt Nam Thƣơng Tín sau đây gọi tắt là Vietbank cũng xây dựng mô hình chấm điểm tín nhiệm bao gồm xếp hạng tín nhiệm cá nhân và xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp chính thức từ ngày 08/02/2010. Hệ thống xếp hạng này vừa dựa trên những chỉ tiêu tài chính đƣợc thống kê từ báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong vòng 2 năm gần nhất để tính toán lên những chỉ tiêu nhƣ chỉ tiêu thanh khoản (khả năng thanh toán ngắn hạn và dài hạn), chỉ tiêu hoạt động (vòng quay hàng tồn kho kỳ thu tiền bình quân, hiệu quả sử dụng tài sản), chỉ tiêu nợ (nợ phải trả/tổng tài sản, nợ phải trả/vốn chủ sở hữu, nợ không đủ tiêu chuẩn/tổng dƣ nợ của ngân hàng)và chỉ tiêu thu nhập (lợi nhuận sau thuế/doanh thu, lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản). Ngoài những chỉ tiêu tài chính mô hình còn đề cao những chỉ tiêu phi tài chính nhƣ số lƣợng lao động, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh của khách hàng (đƣợc thống kê trong 12 tháng).

Theo tìm hiểu thực tế tại phòng giao dịch Cộng Hòa thuộc hệ thống phòng giao dịch của Vietbank tại thành phố Hồ Chí Minh thì hệ thống xếp hạng tín nhiệm không đƣợc áp dụng thƣờng xuyên trong quá trình thẩm định khách hàng và ra quyết định vay. Cụ thể là công việc phân loại và đánh giá mức độ tín nhiệm doanh nghiệp đƣợc thực hiện theo từng quý vào thời điểm cuối mỗi quý. Đối với mỗi khách hàng vay dù là cá nhân hay doanh nghiệp thì tiêu chí quan trọng nhất làm căn cứ cho vay là thu nhập hàng tháng của khách hàng xem có đủ nguồn trả nợ ở hiện tại và sau khi vay vốn tại Vietbank hay không, do vậy mà các nguồn thu nhập đƣợc

phân tích khá chi tiết bởi các nhân viên tín dụng, ngoài thu nhập ra thì Vietbank còn dựa vào những thông tin tín dụng của khách hàng lấy từ trung tâm thông tin tín dụng CIC của ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam về tính hình diễn biến dƣ nợ, lịch sử thanh toán các nghĩa vụ nợ của khách hàng tại Vietbank và tại các ngân hàng khác nếu có tính tại thời điểm đƣợc thống kê. Chính vì vậy, tôi có thể nói rằng ở Vietbank chƣa thực sự đi sâu vào ứng dụng mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp để làm căn cứ cho vay. Điều này có thể dẫn đến rủi ro rất cao cho Vietbank. Với mỗi ngân hàng khác nhau thì sẽ đƣa ra một hệ thống xếp hạng tín nhiệm khác nhau tùy theo vào mục đích, cơ cầu tổ chức và quản lý đồng thời mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi ngân hàng. Trên cơ sở đó, các ngân hàng sẽ đƣa ra hệ thống xếp hạng tín nhiệm phù hợp nhất. (Nguồn theo công văn gửi sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch của Vietbank số 05/NVCV-QLTD.10 ngày 10/02/2010).

2.3.2 Hệ thông xếp hạng tín nhiệm của Vietinbank

Ngân hàng công thƣơng Việt Nam (Vietinbank) xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp theo nguyên tắc kết hợp song song hai chỉ tiêu tài chính và phi tài chính nhằm hạn chế sự chủ quan trong việc đánh giá đồng thời đƣa ra kết quả chính xác hơn trong quá trình đánh giá. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá xếp hạng này đƣợc xây dựng dựa trên 11 chỉ tiêu tài chính do Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam ban hành trong quyết định 57/2001/QĐ-NHNN về đánh giá xếp hạng tín nhiệm, trong đó Vietinbank đã điều chỉnh một số khoản mục cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của Vietinbank.

Mỗi nhóm chỉ tiêu tài chính đánh giá theo 3 quy mô (quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ). Việc phân chia quy mô theo từng doanh nghiệp đƣợc căn cứ trên một bảng chấm điểm quy mô doanh nghiệp đƣợc ngân hàng đƣa ra bao gồm các tiêu chí đƣợc đánh giá nhƣ: nguồn vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và nộp ngân sách nhà nƣớc:

STT Tiêu chí Trị số Điểm 1 Nguồn vốn kinh doanh Từ 50 tỷ đồng trở lên 30 Từ 40 tỷ đồng đến dƣới 50 tỷ đồng 25 Từ 30 tỷ đồng đến dƣới 40 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đồng đến dƣới 30 tỷ đồng 15 Từ 10 tỷ đồng đến dƣới 20 tỷ đồng 10 Dƣới 10 tỷ đồng 5

2 Lao động Từ 1.500 ngƣời trở lên 15 Từ 1.000 ngƣời đến dƣới 1.500 ngƣời 12 Từ 500 ngƣời đến dƣới 1.000 ngƣời 9 Từ 100 ngƣời đến dƣới 500 ngƣời 6 Từ 50 ngƣời đến 100 ngƣời 3 Dƣới 50 ngƣời 1 3 Doanh thu thuần Từ 200 tỷ đồng trở lên 40 Từ 100 tỷ đồng đến dƣới 200 tỷ đồng 30 Từ 50 tỷ đồng đến dƣới 100 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đồng đến dƣới 50 tỷ đồng 10 Từ 5 tỷ đồng đến dƣới 20 tỷ đồng 5 Dƣới 5 tỷ đồng 2 4 Nộp ngân sách Từ 10 tỷ đồng trở lên 15 Từ 7 tỷ đồng đến dƣới 10 tỷ đồng 12 Từ 5 tỷ đồng đến dƣới 7 tỷ đồng 9 Từ 3 tỷ đồng đến dƣới 5 tỷ đồng 6 Từ 1 tỷ đồng đến dƣới 3 tỷ đồng 3 Dƣới 1 tỷ đồng 1

(Nguồn: Tài liệu bài giảng môn xếp hạng tín nhiệm của th.s Trần Chí Linh_ giảng viên Đại học Ngân hàng, TPHCM)

Căn cứ trên thanh điểm thì kết quả xếp hạng theo quy mô của doanh nghiệp nhƣ sau:

Bảng 2.5 xếp loại doanh nghiệp theo quy mô

Điểm Quy mô

Từ 70 – 100 điểm Lớn Từ 30 – 69 điểm Vừa Dƣới 30 điểm Nhỏ

(Nguồn: Tài liệu bài giảng môn xếp hạng tín nhiệm của th.s Trần Chí Linh_ giảng viên Đại học Ngân hàng, TPHCM)

Đối với từng quy mô khác nhau, việc chấm điểm đƣợc phân chia thành 5 mức điểm 100, 80, 60, 40 và 20 cho từng quy mô khác nhau; trong đó đánh giá xếp hạng đƣợc phân thành 4 nhóm ngành lớn nhƣ ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp; thƣơng mại dịch vụ; công nghiệp và xây dựng (xem phụ lục III đính kèm). Và mỗi nhóm chỉ tiêu phi tài chính cũng đƣợc phân thành năm mức nhƣ trên, nhƣng trong từng nhóm chỉ tiêu phi tài chính lại bao gồm năm chỉ tiêu chi tiết với mức điểm 4, 8, 12, 16, 20. Tổng điểm đạt đƣợc sau khi đã nhân điểm ban đầu với trọng số sẽ là kết quả để xếp hạng. Các nhóm chỉ tiêu phi tài chính đƣợc đƣa ra khá chi tiết trong mô hình đánh giá gồm: Lƣu chuyển tiền tệ, năng lực kinh nghiệm quản lý, uy tín giao dịch với ngân hàng, môi trƣờng kinh doanh và các đặc điểm hoạt động khác. (xem phụ lục II đính kèm)

Trong các chỉ tiêu phi tài chính này, Vietinbank phân chia doanh nghiệp theo 3 nhóm: doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, từ đó đƣa ra các mức trọng số đối với từng chỉ tiêu và từng nhóm doanh nghiệp phù hợp với hoạt động của Vietinbank.

Bảng 2.6: Bảng trọng số áp dụng cho các chỉ tiêu phi tài chính

( Nguồn: Tài liệu bài giảng môn xếp hạng tín nhiệm của th.s Trần Chí Linh_ giảng viên Đại học Ngân hàng, TPHCM)

Dựa vào các trọng số đƣợc đƣa ra, hệ thống sẽ tính toán tổng điểm cho các chỉ tiêu phi tài chính. Sau đó, sẽ kết hợp với mức điểm ở các chỉ tiêu tài chính để đƣa ra mức chấm điểm cuối cùng. Tuy nhiên, để thông tin thu thập có mức độ phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của ngân hàng và sự phù hợp của thông tin thu thấp, thì Vietinbank chia các thông tin theo dạng đã đƣợc kiểm toán và chƣa đƣợc kiểm toán nhƣ sau:

ST T Tiêu chí Doanh nghiệp nhà nƣớc Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (trong nƣớc) Doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài

1 Lƣu chuyển tiền tệ 20% 20% 27%

2 Năng lực và kinh nghiệm quản lý 27% 33% 27%

3 Tình hình & uy tín giao dịch với ngân hàng

33% 33% 31%

4 Môi trƣờng kinh doanh 7% 7% 7%

5 Các đặc điểm hoạt động khác 13% 7% 8%

Bảng 2.7: Tổng hợp điểm tín nhiệm

Thông tin tài chính không đƣợc kiểm

Thông tin tài chính đƣợc kiểm toán Các chi tiêu phi tài chính

Các chỉ tiêu tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

60% 40%

45% 55%

Sau quá trình chấm điểm doanh nghiệp, Ngân hàng sẽ tổng kết mức điểm của các doanh nghiệp và phân chia doanh nghiệp theo các mức khác nhau đối với từng mức điểm đạt đƣợc và từ đó đƣa ra quyết định cho nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp. Bảng 2.8: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng Loại Số điểm đạt đƣợc AA+ >=401 AA 351 – 400 AA- 301 – 350 BB+ 251 – 300 BB 201 – 250 BB- 151 – 200 CC+ 101 – 150 CC 51 – 100 CC- 0 – 50 C <0

Bảng 2.9: Ứng dụng kết quả chấm điểm tín nhiệm và xếp hạng khách hàng Loại Cấp tín dụng Loại Cấp tín dụng

AA+ Đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng tùy thuộc vào phƣơng án bảo đảm cho khoản tín dụng

án bảo đảm cho khoản tín dụng

AA- Đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng tùy thuộc vào phƣơng án bảo đảm cho khoản tín dụng

BB+ Cấp tín dụng với hạn mức tùy thuộc vào phƣơng án bảo đảm tiền vay

BB Có thể cấp tín dụng nhƣng phải xem xét kỹ lƣỡng hiệu quả phƣơng án vay vốn và bảo đảm tiền vay

BB- Không khuyến khích mở rộng tín dụng mà tập trung thu nợ

CC+ Từ chối cấp tín dụng hoặc ngừng cấp tín dụng CC Từ chối cấp tín dụng hoặc ngừng cấp tín dụng CC- Từ chối cấp tín dụng hoặc ngừng cấp tín dụng C Từ chối cấp tín dụng hoặc ngừng cấp tín dụng

(Nguồn: Tài liệu bài giảng môn xếp hạng tín nhiệm của th.s Trần Chí Linh_ giảng viên Đại học Ngân hàng, TPHCM)

2.3.3 Hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long

Mô hình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng đƣợc xây dựng dựa trên mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ban hành theo quyết định số 57/2005/QĐ-NHNN tuy nhiên trong đó cũng có một vài thay đổi để phù hợp với hoạt động của ngân hàng.

Có đôi nét khác biệt đối với mô hình xếp hạng tín nhiệm của Vietinbank, mô hình xếp hạng của NHPTN – ĐBSCL phân loại quy mô doanh nghiệp theo 6 nhóm với cùng các tiêu thức nhƣ vốn kinh doanh, doanh thu thuần, nộp ngân sách và lao động. Bảng chấm điểm theo quy mô này tƣơng tự nhƣ bảng chấm điểm của Vietinbank nhƣ đã trình bày ở trên.

Cũng giống nhƣ mô hình xếp hạng của Vietinbank hay của các tổ chức khác, Ngân hàng PTN – ĐBSCL cũng đƣa ra mô hình đánh giá xếp hạng doanh nghiệp theo từng quy mô khác nhau với các chỉ tiêu tài chính đƣợc đƣa ra. Tuy nhiên, theo tham khảo mô hình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của NHPTN – ĐBSCL thì mô hình xếp hạng này khá giống với mô hình xếp hạng mà Ngân hàng nhà nƣớc đƣa ra trong quyết định 57/2001/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002 về việc việc triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp từ những chỉ tiêu cho đến đánh giá điểm, và đƣa ra các kết quả xếp hạng. ( xem thêm ở mục phụ lục III)

2.4 Sự cần thiết của một tổ chức xếp hạng độc lập: 2.4.1 Tổng quan thị trƣờng vốn Việt Nam: 2.4.1 Tổng quan thị trƣờng vốn Việt Nam:

Nhìn chung, thị trƣờng vốn Việt Nam trong những năm gần đây phát triển khá vƣợt bậc thể hiện qua khối lƣợng hàng hóa trên thị trƣờng ngày càng tăng lên và các loại hình công cụ nợ trên thị trƣờng ngày càng nhiều. Đặc biệt, việc thị trƣờng chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển thị trƣờng Việt Nam trong việc giao dịch các công cụ nợ và tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm một kênh huy động vốn nhanh và hiệu quả. Thị trƣờng chứng khoán phát triển mạnh ngoài việc thu hút vốn nhàn rỗi trong nƣớc còn lôi kéo nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài hiệu quả. Trên thị trƣờng chứng khoán, các doanh nghiệp có thể dễ dàng huy động vốn thông qua việc phát hành chứng khoán gồm cổ phiếu hay trái phiếu. Tuy nhiên, tính đến nay trải qua 10 năm phát triển thì thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hiện còn khá non trẻ và chƣa thực sự đi vào quá trình phát triển bền vững tạo nên sự bất ổn trong quá trình phát triển. Đây sự bất ổn trong các chỉ số VN Index trong thời gian qua khi mà có những giai đoạn thị trƣờng hoặc tăng lên nóng, hoặc giảm sâu khiến các nhà đầu tƣ không thể đƣa ra những quyết định hợp lý. Có nhiều lúc thị trƣờng chứng khoán giảm điểm liên tục trong khi nền kinh tế không có nhiều biến động và sự sụt giảm này không phải là kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết hay là tình hình phát triển kinh tế của đất nƣớc. Điều này cho chúng ta thấy rằng thị trƣờng chứng

khoán nƣớc ta phát triển không ổn định và có nhiều biến động hay nói rằng thị trƣờng chứng khoán phát triển không bền vững. Hai nguyên nhân chính đƣợc đƣa ra để lý giải cho điều này:

- Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam là thị trƣờng mới, hình thành hơn 10 năm nên chƣa có tính ổn định lâu dài, chƣa có những doanh nghiệp thực sự lãnh đạo thị trƣờng.

- Các nhà đầu tƣ tham gia thị trƣờng còn thiếu kinh nghiệm, vì là thị trƣờng mới nên các nhà đầu tƣ trong nƣớc chƣa có nhiều kinh nghiệm trong các quyết định đầu tƣ và đặc biệt là nhiều nhà đầu tƣ tham gia trên thị trƣờng vẫn chƣa có những hiểu biết chuyên sâu về thị trƣờng, cũng nhƣ là phân tích các tình hình doanh nghiệp, tình hình nền kinh tế. Mặt khác, các thông tin cung cấp cho các nhà đầu tƣ chậm trể gây nên sự bất cân xứng thông tin và không minh bạch thông tin làm các nhà đầu tƣ không có nhiều khả năng để phân tích tình hình. Chính vì thế mà hầu nhƣ các nhà đầu tƣ tham gia trên thị trƣờng mang tâm lý bày đàn (xem thêm phụ lục IV).

Ngân hàng hiện nay cũng là một kênh cung cấp nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp khá phát triển. Hoạt động của các ngân hàng ở nƣớc ta có nhiều phát triển vƣợt bật với sự mở rộng của các ngân hàng khi nhiều chi nhánh phòng giao dịch đƣợc thành lập. Không những mở rộng hoạt động về chiều rộng, các ngân hàng còn ra sức trang bị các phần mền hiện đại giúp cho hoạt động của ngân hàng gắn kết với nhau và nhanh chóng. Các ngân hàng không còn là những tổ chức riêng lẽ nữa mà kết hợp với nhau thành một quần thể thống nhất trong quá trình hoạt động. Sự kết nối của các ngân hàng với nhau tạo điều kiện khá thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mà các doanh nghiệp này hiện chƣa đủ điều kiện để huy động vốn trên thị trƣờng chứng khoán. Với sự phát triển các nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng nhƣ chiết khấu các giấy tờ có giá, bảo lãnh thanh toán, bao thanh toán, và hoạt động cho vay để hỗ trợ sản xuất trong thời gian

vừa qua đã giúp ích rất nhiều trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy thị trƣờng tài chính Việt Nam hiện nay có những sự tiến bộ tích cực nhƣng vẫn chƣa thực sự hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất, phát triển kinh tế đặc biệt là thị trƣờng chứng khoán Việt Nam với những bất ổn đã phân tích ở trên.

Về phía các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mặc dù có nhiều kênh giúp các doanh nghiệp huy động vốn mở rộng sản xuất kinh doanh nhƣng nhiều doanh nghiệp chƣa thể tiếp cận đƣợc với những kênh huy động trên thị trƣờng chứng

Một phần của tài liệu Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 26)