Sự cần thiết có một tổ chức xếp hạng độc lập

Một phần của tài liệu Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 44)

Từ những diễn biến của thị trƣờng chứng khoán hay những phân tích về rủi ro khi tham gia thị trƣờng ta thấy rằng cần có những công cụ bổ trợ khác giúp các nhà đầu tƣ có thể giảm thiểu rủi ro khi tham gia trên thị trƣờng. Một trong những công cụ mà tôi đề cập là xếp hạng tín nhiệm đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết từ đó tạo điều kiện vừa thu hút nguồn vốn cho doanh nghiệp trong việc hoạt động kinh doanh mà còn tạo điều kiện cho thị trƣờng phát triển trong có thị trƣờng chứng khoán.

Hiện nay ở nƣớc ta cũng có một vài công ty hay ngân hàng đƣợc các tổ chức xếp hạng trên thế giới xếp hạng tín dụng nhƣ A.M.Best hay Fitch, kết quả từ các báo cáo xếp hạng này thì hầu hết các công ty nƣớc ta đều chỉ đạt mức tối đa là B, mức xếp hạng này đối với các công ty nƣớc ngoài thì khá thấp mặc dù hầu hết các doanh nghiệp đƣợc xếp hạng ở Việt Nam là những doanh nghiệp lớn có tiềm lực trong nƣớc. Mới đây, tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam đã đƣợc A.M.Best _ tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới_ đánh giá hạng mức tín nhiệm tài chính của PVI đạt mức B+ (năng lực tài chính vững mạnh) và chỉ số tín nhiệm cho nhà phát hành đạt mức BBB – (công ty duy trì đƣợc khả năng thực hiện các cam kết tài chính tốt). Nguyên nhân là do mô hình xếp hạng tín dụng là của nƣớc ngoài nên đƣa vào đánh giá cho Việt Nam nhiều khi không xác thực và không đánh giá đúng tình hình vì ở Việt Nam môi trƣờng kinh doanh, hoạt động khác biệt rõ rệt so với nƣớc ngoài.

ngày càng tăng trƣởng mạnh, nhu cầu của nhà đầu tƣ ngày một tăng lên kéo theo sự đòi hỏi thông tin minh bạch của các công ty, do đó ngoài những báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán thì các doanh nghiệp cần phải có những đánh giá xếp hạng tín nhiệm một cách khách quan của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thực sự để các nhà đầu tƣ có thể an tâm hơn trong những quyết định đầu tƣ của mình vào những công cụ nợ.

Các doanh nghiệp nƣớc ta hiện nay có thể nói là đang hoạt động trong một môi trƣờng kinh doanh luôn luôn biến động và sự cạnh tranh diễn ra hằng ngày. Sự cạnh tranh này không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia, mà cùng với xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra từng giờ, áp lực cạnh tranh quốc tế cũng đè nặng lên vai các doanh nghiệp của chúng ta khi mà Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO thì sự cạnh tranh ngày một gây gắt hơn khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp có thế mạnh hàng đầu trên thế giới. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến, nổ lực nâng cao vị thế cạnh tranh thì mới có thể tồn tại và phát triển. Việc xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều lợi thế hơn trong việc cạnh tranh trên thƣơng trƣờng. Doanh nghiệp có thể thu hút đƣợc tối đa nguồn vốn cần có trong việc phát hành chứng khoán ra thị trƣờng.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang có những thuận lợi và khó khăn để phát triển hiệu quả hoạt động kinh doanh của chính họ. Tuy nhiên một trong những vấn đề kiềm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp đó là nguồn lực tài chính, đây là vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp nƣớc ta đang phải đối mặt. Có vài doanh nghiệp lớn, những tập đoàn kinh tế, hay những tổng công ty của nhà nƣớc đã có uy tín trên thƣơng trƣờng thì việc huy động vốn có đƣợc thuận lợi hơn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp nƣớc ta thƣờng thuộc loại vừa và nhỏ nên việc tiếp cận nguồn vốn hết sức khó khăn. Thị trƣờng chứng khoán cũng là một trong những kênh huy động vốn nhanh và hiệu quả cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề các doanh

nghiệp đối mặt đó là bằng cách nào để tạo ra tâm lý tin tƣởng đối với các nhà đầu tƣ. Ở đây, chúng ta lại thấy tầm quan trọng của đánh giá, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp đƣợc một tổ chức xếp hạng có uy tín xếp hạng tốt thì tất nhiên các nhà đầu tƣ sẽ an tâm hơn trong quyết định đầu tƣ. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay tiếp cận nguồn vốn thƣờng bằng vốn vay các tổ chức tín dụng và ngân hàng hoặc phát hành cổ phiếu ra thị trƣờng. Một hình thức tiếp cận nguồn vốn khác là phát hành trái phiếu và các chứng từ có giá thị các doanh nghiệp thƣờng ít thực hiện và nếu có thì hầu nhƣ không thành công. Nguyên nhân này có thể đến từ kết quả hoạt động của doanh nghiệp, từ việc định hƣớng phát hành trái phiếu, mặt khác cũng chính là do chƣa có cơ sở để tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tƣ nếu đầu tƣ vào công cụ nợ của doanh nghiệp phát hành. Trong hoàn cảnh này, việc xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp có thể nói là cơ sở, là nút gỡ quan trọng đối với các doanh nghiệp để khẳng định uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Đặc biệt khi một doanh nghiệp có nhu cầu phát hành chứng khoán ra công chúng thì hạng mức tín nhiệm sẽ là cơ sở để xác định giá phát hành, và là công cụ để nhà đầu tƣ so sánh mức độ rủi ro giữa các chứng khoán trƣớc khi đƣa ra các quyết định đầu tƣ. Vì vậy, doanh nghiệp trƣớc khi đi huy động vốn bằng phát hành chứng khoán thì nên chủ động trong việc đề nghị các tổ chức xếp hạng có uy tín đánh giá để có thể đạt đƣợc kết quả huy động tốt nhất.

Qua đó chúng ta có thể dễ dàng nhận ra mối liên hệ qua lại rất mật thiết, tƣơng tác lẫn nhau giữa sự phát triển của thị trƣờng vốn và việc hình thành tổ chức xếp hạng tín nhiệm: thị trƣờng vốn phát triển, hàng hóa đa dạng sẽ thúc đẩy quá trình hình thành các trung gian tài chính trong đó có tổ chức xếp hạng tín nhiệm; ngƣợc lại, có tổ chức xếp hạng tín nhiệm ra đời sẽ làm cho thị trƣờng vốn năng động hơn, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn nhiều hơn qua các đƣờng phát hành chứng khoán.

đã phân tích ở phần một: cơ sở lý luận chung có thể thấy việc thành lập một tổ chức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp ở Việt Nam là một nhu cầu cấp bách.

Chƣơng III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 44)