Xu hƣớng hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam (Trang 53)

3.1.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đang trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ nhì Châu Á Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế luơn ở mức cao, trung bình 7.26% trong vịng 10 năm từ 2000 – 2009 .

Biểu đồ 3.1 GDP bình quân qua các năm

Nguồn: Tổng cục thống kê.

Trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính tồn cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, từ đầu năm 2009, chính phủ đã đưa ra gĩi kích thích kinh tế. Tuy chưa được đánh giá một cách sâu sắc và tồn diện về hiệu quả của gĩi kích thích kinh tế, nhưng về cơ bản nĩ đã đạt được mục tiêu đề ra là ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế. Cần khẳng định rằng dưới tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế tồn cầu, quá trình suy giảm kinh tế của Việt Nam đã khơng kéo dài và sự phục hồi tốc độ tăng trưởng đến nhanh. Biểu đồ dưới cho thấy nền kinh tế chạm đáy suy giảm tăng trưởng trong quý I/2009 sau đĩ liên tục cải tiến tốc độ ở các quý sau. Tốc độ tăng GDP quý II đạt 4,5%, quý III đạt 5,8% và quý IV đạt 6,8%. Trong quý I năm 2010 con số này là 5.83% tuy chưa đạt được mục tiêu đặt ra song đã tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2009.

5689 6122 6736 7623 8783 10185 11694 13579 17445 19278 0 5000 10000 15000 20000 25000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

GDP bình quân đầu ngƣời (nghìn đồng) 6.79 6.89 7.087.34 7.798.44 8.23 8.46 6.31 5.32 0 2 4 6 8 10 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 GDP qua các năm(%)

Biểu đồ 3.2 GDP qua các quý

Nhìn chung, khu vực dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng trong quý I là 5,1%, trong quý II, 5,7% và 6,8% trong quý III, tốc độ tăng trưởng giá trị khu vực dịch vụ thực hiện cả năm 2009 đạt 6,5%. Như vậy xu hướng phục hồi tăng trưởng là khá vững chắc và đạt được ngay từ trước khi các gĩi kích cầu được triển khai trên thực tế. Với mức tăng trưởng GDP cả năm 2009 đạt 5,32%, cao hơn so với mức tăng trưởng đáy trong 20 năm qua ở mức 4,77% của năm 1999. Đây là một thành tựu kinh tế nổi bật trong năm 2009 nếu đặt trong bối cảnh Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế trong khu vực và thế giới vẫn đạt mức tăng trưởng dương. Tổng đầu tư tồn xã hội năm 2009 đạt 708,5 nghìn tỷ đồng, bằng 42,2% GDP, tăng 16% so với năm 2008 . Trong đĩ, nguồn vốn đầu tư nhà nước (gồm đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước và nguồn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước) là 321 nghìn tỷ đồng, tăng 43,3% so với năm 2008; nguồn vốn đầu tư của tư nhân và của dân cư là 220,5 nghìn tỷ, tăng 22,5%. Những kết quả này cho thấy các nguồn lực trong nước được huy động tích cực hơn.

Nếu như năm 2008 là năm chứng kiến một tốc độ lạm phát cao kỷ lục trong vịng hơn một thập kỷ qua thì năm 2009 lại chứng kiến một mức lạm phát ở mức dưới hai con số. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước năm 2009 chỉ tăng 4,49% so với tháng 12/2008. Đây là mức tăng chỉ số giá tiêu dùng khá thấp so với những năm gần đây và là mức tăng hợp lý, khơng gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân.

Biểu đồ 3.3 Diễn biến lạm phát hàng tháng năm 2009

Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) kiên trì chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đơ la Mỹ. Diễn biến tỷ giá trong năm 2009 là tương đối phức tạp. Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng và biên độ từ + 3% lên + 5% vào tháng 4/2009, trên thị trường tự do giá ngoại tệ nhanh chĩng áp sát mức 18.300 đồng/đơ la Mỹ và đến tháng 11 đã lên trên 19.000 đồng/đơ la Mỹ

Biểu đồ 3.4 Diễn biến tỷ giá USD/VND 2008-2009

Hình trên cho thấy càng về cuối năm tỷ giá càng biến động và mất giá mạnh, thị trường ngoại hối luơn cĩ biểu hiện căng thẳng, đồng thời USD tín dụng thì thừa, USD thương mại thì thiếu. Các ngân hàng khơng cĩ ngoại tệ để bán cho doanh nghiệp và nếu cĩ bán thì mức tỷ giá cũng

cao hơn mức tỷ giá trần do NHNN quy định. Những bất ổn trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đối đã tiếp tục gây ra những khĩ khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hơn nữa, đồng tiền mất giá cịn ảnh hưởng đến lạm phát trong nước do giá hàng nhập khẩu tăng mạnh. Trong bối cảnh lạm phát cĩ xu hướng gia tăng và tính khơng ổn định trên thị trường tiền tệ, địi hỏi cần phải cĩ sự lựa chọn linh hoạt cơ chế điều hành tỷ giá để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ.

Năm 2009, các giải pháp miễn, giảm, giãn thuế kết hợp với giảm thu từ dầu thơ và giảm thu do suy giảm kinh tế đã làm cho nguồn thu ngân sách bị giảm mạnh. Ước tính tổng thu ngân sách cả năm đạt 390,65 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ so với mức dự tốn (389,9 nghìn tỷ) và giảm 6,3% so với thực hiện năm 2008. Điểm sáng duy nhất trong hoạt động thu ngân sách năm nay là chỉ cĩ thu nội địa (khơng kể thu từ dầu thơ) tăng so với năm 2008 (tăng 9,8 nghìn tỷ) cịn các khoản thu khác đều sụt giảm. Mặt khác, nhu cầu và áp lực chi tăng lên cho kích thích tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội. Tổng chi ngân sách ước đạt trên 533 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với dự tốn và 7,5% so với năm 2008. Tổng bội chi ngân sách ước khoảng 115,9 nghìn tỷ đồng, bằng 6,9% GDP, cao hơn nhiều so với mức 4,95% của năm 2008 và kế hoạch đề ra (4,82%). Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tồn cầu, tình trạng khĩ khăn trong nước và áp lực phải tăng chi để phục hồi kinh tế và ổn định đời sống nhân dân, tăng bội chi ngân sách là điều khơng tránh khỏi. Tuy nhiên, bội chi ngân sách tăng trong bối cảnh chính sách tiền tệ nới lỏng luơn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại. Điều này cũng cảnh báo độ an tồn của ngân sách trong các năm tiếp theo nếu như khơng chủ động cĩ các biện pháp cải cách để tạo nền tảng tăng nguồn thu cũng như tăng cường kỷ luật tài chính cho ngân sách.

Tình hình xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam gặp nhiều khĩ khăn do khủng hoảng kinh tế tồn cầu dẫn đến sự đình trệ sản xuất và hạn chế tiêu dùng ở những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU... Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 ước đạt khoảng 56,5 tỷ USD, giảm 9,9% so với năm 2008. Tình hình xuất khẩu như vậy khơng đến nỗi quá xấu nếu chúng ta nhìn vào nguyên nhân của nĩ. Kim ngạch xuất khẩu giảm là do giá cả thế giới giảm (riêng yếu tố giảm giá trong 9 tháng đầu năm làm kim ngạch xuất khẩu giảm trên 6 tỷ USD) - một yếu tố ngồi tầm kiểm sốt của chúng ta; trong khi đĩ khối lượng hàng hố xuất khẩu cĩ sự tăng đáng kể giúp chúng ta giảm thiểu được đáng kể đến tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và xa hơn là giảm thiểu được tác động tiêu cực đến việc làm và thu nhập của người lao động. Vấn đề tồn tại lớn nhất của xuất khẩu bộc lộ trong nhiều năm qua là việc vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khống sản, nơng, lâm, thuỷ, hải sản. Các mặt hàng cơng nghiệp chế biến vẫn mang tính chất gia cơng. Như vậy, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn cĩ mà chưa xây dựng được các ngành cơng nghiệp cĩ mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu. Trong thời gian tới, xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu thách thức lớn hơn, nhất là trong bối cảnh tác động của khủng hoảng những rào cản thương mại mới ngày càng nhiều với các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn sẽ dành cho các mặt hàng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như khống sản, nơng, lâm, hải sản.

Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 đạt 67,5 tỷ USD, giảm 16,4% so với năm 2008. Điều này phản ánh những khĩ khăn của sản xuất trong nước do suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, trong các tháng cuối năm, nhu cầu nhập khẩu cĩ thể tăng lên khi các biện pháp hỗ trợ sản xuất phát huy tác dụng. Mặc dù cả kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều giảm sút, nhưng do tốc độ giảm kim ngạch xuất khẩu chậm hơn tốc độ giảm kim ngạch nhập khẩu, nên nhập siêu năm 2009 giảm xuống chỉ cịn khoảng 11 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, so với những năm gần đây cán cân thương mại đã cĩ sự cải thiện đáng kể, thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc kiềm chế nhập khẩu những mặt hàng khơng cần thiết. Song mức nhập siêu vẫn cịn cao thể hiện việc phát triển các ngành cơng nghiệp phụ trợ và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn cịn chậm.

Năm 2009 tổng số chi cho an sinh xã hội ước khoảng 22.470 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2008, trong đĩ chi điều chỉnh tiền lương, trợ cấp, phụ cấp khoảng 36.700 tỷ đồng; trợ cấp cứu đĩi giáp hạt và khắc phục thiên tai 41.580 tấn gạo (riêng số gạo cứu trợ đợt đầu khắc phục hậu quả bão số 9 là 10.300 tấn). Tổng dư nợ của 18 chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện ước đến cuối năm đạt 76 nghìn tỷ đồng,

tăng 45,3% so với năm 2008. Các doanh nghiệp đã hỗ trợ 62 huyện nghèo trên 1.600 tỷ đồng. Kết quả các nỗ lực chung đĩ đã gĩp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, các đối tượng chính sách, gĩp phần xĩa đĩi, giảm nghèo, giải quyết việc làm và giữ vững ổn định chính trị, xã hội.đặc biệt là đối với người nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2009 giảm cịn khoảng 11%. Tuy nhiên, tình hình suy giảm kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giải quyết việc làm cho người lao động. Dự kiến đến cuối năm 2009, cĩ khoảng 1,51 triệu lượt lao động được giải quyết việc làm, đạt 88,5% kế hoạch năm và bằng 93,2% so với thực hiện năm 2008. Số lao động đi làm việc ở nước ngồi năm 2009 ước đạt 7 vạn người, giảm đáng kể so với con số 8,5 vạn người của năm 2008.

3.1.2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đối với Việt Nam.

Một là, tình hình sản xuất kinh doanh trong nước gặp khĩ khăn, sụt giảm. Năm 2008, một

số ngành kinh tế phải giảm sản lượng, như khai thác than (giảm 8,5%), dệt may (giảm 5%), thép trịn (giảm hơn 40%)... Thị trường xuất khẩu hàng hĩa thu hẹp do những thị trường lớn tiêu thụ hàng hĩa của Việt Nam là Mỹ và châu Âu (chiếm tới gần 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, riêng Mỹ là gần 20%) và một số thị trường châu Á bị khủng hoảng kinh tế. Từ đĩ, dẫn đến giảm nguồn thu ngoại tệ, kìm hãm sức sản xuất trong nước. Mặt khác, giá cả hàng xuất khẩu giảm do thị trường xuất khẩu thu hẹp cùng với nĩ là lượng tiền kiều hối giảm theo. Một số doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, dự kiến hàng triệu lao động mất việc làm.

Hai là, khả năng tài chính của các tập đồn kinh tế đa quốc gia bị giảm sút gây khĩ khăn

trong thu hút, triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi. Năm 2009 là một năm đầy thách thức đối với thu hút FDI vào Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam vừa vượt qua những khĩ khăn của năm 2008 như lạm phát cao, thâm hụt thương mại lớn, thị trường chứng khốn sụt giảm mạnh… lại phải đối mặt với cơn bão khủng hoảng tài chính tồn cầu khiến cho dịng FDI tồn cầu tiếp tục suy giảm đáng kể. FDI đầu tư ra tại 47 quốc gia (chiếm 60% tổng dịng FDI ra tồn cầu, trong đĩ cĩ các nhà đầu tư lớn như Nhật Bản, Đức, Pháp và Hoa Kỳ) đã giảm 57% trong năm 2009. Dịng FDI vào 57 nền kinh tế (chiếm 60% tổng FDI tồn cầu, trong đĩ các quốc gia tiếp nhận lớn nhất như Trung Quốc, Bra-xin và Nga) cũng sụt giảm tới 54% trong năm 2009. Giá trị các thương vụ mua lại và sáp nhập (M&A) qua biên giới cũng sụt giảm tới 77% trong năm 2009. Khả năng và ý định đầu tư ra nước ngồi của các tập đồn đa quốc gia (TNCs) một nguồn FDI lớn đã bị ảnh hưởng đáng kể do tác động của suy thối kinh tế dẫn tới các chính sách thắt chặt tín dụng tại nước đầu tư, giảm kỳ vọng thị trường, giảm giá trị tài sản do thị trường chứng khốn đi xuống và giảm lợi nhuận của các tập đồn. Thêm vào đĩ, các TNCs cịn

phải đối mặt với những thay đổi khĩ lường trong chính sách của các nền kinh tế để ứng phĩ với khủng hoảng.

Trong bối cảnh khĩ khăn chung của nền kinh tế tồn cầu cũng như của nền kinh tế trong nước, đầu tư nước ngồi vào Việt Nam trong năm 2009 cũng suy giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2008. Các số liệu sơ bộ tính đến 15-12-2009 cho thấy, Việt Nam thu hút được 839 dự án FDI với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 21,48 tỉ USD, chỉ bằng 53,9% về số dự án mới và 30% vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ 2008. Vốn đầu tư thực hiện ước đạt 10 tỉ USD, bằng 87% so với cùng kỳ năm 2008. Xuất khẩu của khu vực ĐTNN, kể cả dầu khí, năm 2009 ước đạt 29,9 tỉ USD, bằng 86,6% so với năm 2008 và chiếm 52,7% tổng xuất khẩu cả nước. Nếu khơng tính dầu thơ, khu vực ĐTNN xuất khẩu 23,6 tỉ USD, chiếm 41,7% tổng xuất khẩu và bằng 98% so với năm 2008. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN năm 2009 ước đạt 24,8 tỉ USD, bằng 89,2% so với năm 2008 và chiếm 36,1% tổng nhập khẩu cả nước. Như vậy, khu vực FDI xuất siêu 5,03 tỉ USD trong khi mức thâm hụt thương mại của các khu vực kinh tế lên tới 12 tỉ USD năm 2009.

Ba là, thị trường chứng khốn sụt giảm, thị trường bất động sản "đĩng băng". Chỉ số VN -

Index giảm mạnh từ trên 900 điểm (đầu năm 2008) xuống mức thấp nhất 235,5 điểm (ngày 24- 2-2009). Giá cổ phiếu, nhất là cổ phiếu của một số ngân hàng thương mại giảm mạnh, mức vốn hĩa thị trường của các cơng ty niêm yết năm 2007 là 40% GDP, năm 2008 giảm cịn 17,5% GDP, việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra cơng chúng (IPO) của một số doanh nghiệp khĩ khăn, thậm chí phải tạm hỗn. Số lượng các cơng ty chứng khốn hoạt động kinh doanh thua lỗ trong năm 2008 chiếm 50%, số lượng lao động mất việc làm gia tăng, dự kiến năm 2009 khoảng 400 - 500 ngàn lao động trong các doanh nghiệp mất việc làm, khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cĩ xu hướng giảm, nợ xấu cĩ xu hướng tăng.

Bốn là, tăng trưởng kinh tế giảm. Trước diễn biến của khủng hoảng kinh tế thế giới và diễn

biến tình hình kinh tế trong nước, Quốc hội đã xem xét điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2009 xuống cịn 5%. Đến nay, đã cĩ nhiều dấu hiệu khả quan hơn để cho phép đạt mức tăng trưởng trên 5%. Tuy nhiên, theo dự báo của các tổ chức tài chính quốc tế, tăng trưởng kinh tế năm 2009 của Việt Nam sẽ thấp hơn. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo GDP Việt Nam 2009 tăng trưởng tương ứng là 3,3% - 5,5%. Ngân hàng Châu Á

Một phần của tài liệu Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)