Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam (Trang 58 - 59)

Một là, tình hình sản xuất kinh doanh trong nước gặp khĩ khăn, sụt giảm. Năm 2008, một

số ngành kinh tế phải giảm sản lượng, như khai thác than (giảm 8,5%), dệt may (giảm 5%), thép trịn (giảm hơn 40%)... Thị trường xuất khẩu hàng hĩa thu hẹp do những thị trường lớn tiêu thụ hàng hĩa của Việt Nam là Mỹ và châu Âu (chiếm tới gần 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, riêng Mỹ là gần 20%) và một số thị trường châu Á bị khủng hoảng kinh tế. Từ đĩ, dẫn đến giảm nguồn thu ngoại tệ, kìm hãm sức sản xuất trong nước. Mặt khác, giá cả hàng xuất khẩu giảm do thị trường xuất khẩu thu hẹp cùng với nĩ là lượng tiền kiều hối giảm theo. Một số doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, dự kiến hàng triệu lao động mất việc làm.

Hai là, khả năng tài chính của các tập đồn kinh tế đa quốc gia bị giảm sút gây khĩ khăn

trong thu hút, triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi. Năm 2009 là một năm đầy thách thức đối với thu hút FDI vào Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam vừa vượt qua những khĩ khăn của năm 2008 như lạm phát cao, thâm hụt thương mại lớn, thị trường chứng khốn sụt giảm mạnh… lại phải đối mặt với cơn bão khủng hoảng tài chính tồn cầu khiến cho dịng FDI tồn cầu tiếp tục suy giảm đáng kể. FDI đầu tư ra tại 47 quốc gia (chiếm 60% tổng dịng FDI ra tồn cầu, trong đĩ cĩ các nhà đầu tư lớn như Nhật Bản, Đức, Pháp và Hoa Kỳ) đã giảm 57% trong năm 2009. Dịng FDI vào 57 nền kinh tế (chiếm 60% tổng FDI tồn cầu, trong đĩ các quốc gia tiếp nhận lớn nhất như Trung Quốc, Bra-xin và Nga) cũng sụt giảm tới 54% trong năm 2009. Giá trị các thương vụ mua lại và sáp nhập (M&A) qua biên giới cũng sụt giảm tới 77% trong năm 2009. Khả năng và ý định đầu tư ra nước ngồi của các tập đồn đa quốc gia (TNCs) một nguồn FDI lớn đã bị ảnh hưởng đáng kể do tác động của suy thối kinh tế dẫn tới các chính sách thắt chặt tín dụng tại nước đầu tư, giảm kỳ vọng thị trường, giảm giá trị tài sản do thị trường chứng khốn đi xuống và giảm lợi nhuận của các tập đồn. Thêm vào đĩ, các TNCs cịn

phải đối mặt với những thay đổi khĩ lường trong chính sách của các nền kinh tế để ứng phĩ với khủng hoảng.

Trong bối cảnh khĩ khăn chung của nền kinh tế tồn cầu cũng như của nền kinh tế trong nước, đầu tư nước ngồi vào Việt Nam trong năm 2009 cũng suy giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2008. Các số liệu sơ bộ tính đến 15-12-2009 cho thấy, Việt Nam thu hút được 839 dự án FDI với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 21,48 tỉ USD, chỉ bằng 53,9% về số dự án mới và 30% vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ 2008. Vốn đầu tư thực hiện ước đạt 10 tỉ USD, bằng 87% so với cùng kỳ năm 2008. Xuất khẩu của khu vực ĐTNN, kể cả dầu khí, năm 2009 ước đạt 29,9 tỉ USD, bằng 86,6% so với năm 2008 và chiếm 52,7% tổng xuất khẩu cả nước. Nếu khơng tính dầu thơ, khu vực ĐTNN xuất khẩu 23,6 tỉ USD, chiếm 41,7% tổng xuất khẩu và bằng 98% so với năm 2008. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN năm 2009 ước đạt 24,8 tỉ USD, bằng 89,2% so với năm 2008 và chiếm 36,1% tổng nhập khẩu cả nước. Như vậy, khu vực FDI xuất siêu 5,03 tỉ USD trong khi mức thâm hụt thương mại của các khu vực kinh tế lên tới 12 tỉ USD năm 2009.

Ba là, thị trường chứng khốn sụt giảm, thị trường bất động sản "đĩng băng". Chỉ số VN -

Index giảm mạnh từ trên 900 điểm (đầu năm 2008) xuống mức thấp nhất 235,5 điểm (ngày 24- 2-2009). Giá cổ phiếu, nhất là cổ phiếu của một số ngân hàng thương mại giảm mạnh, mức vốn hĩa thị trường của các cơng ty niêm yết năm 2007 là 40% GDP, năm 2008 giảm cịn 17,5% GDP, việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra cơng chúng (IPO) của một số doanh nghiệp khĩ khăn, thậm chí phải tạm hỗn. Số lượng các cơng ty chứng khốn hoạt động kinh doanh thua lỗ trong năm 2008 chiếm 50%, số lượng lao động mất việc làm gia tăng, dự kiến năm 2009 khoảng 400 - 500 ngàn lao động trong các doanh nghiệp mất việc làm, khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cĩ xu hướng giảm, nợ xấu cĩ xu hướng tăng.

Bốn là, tăng trưởng kinh tế giảm. Trước diễn biến của khủng hoảng kinh tế thế giới và diễn

biến tình hình kinh tế trong nước, Quốc hội đã xem xét điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2009 xuống cịn 5%. Đến nay, đã cĩ nhiều dấu hiệu khả quan hơn để cho phép đạt mức tăng trưởng trên 5%. Tuy nhiên, theo dự báo của các tổ chức tài chính quốc tế, tăng trưởng kinh tế năm 2009 của Việt Nam sẽ thấp hơn. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo GDP Việt Nam 2009 tăng trưởng tương ứng là 3,3% - 5,5%. Ngân hàng Châu Á (ADB) dự báo GDP của Việt Nam năm 2009 chỉ vào khoảng 4,5%.

Một phần của tài liệu Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam (Trang 58 - 59)