Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam (Trang 46 - 48)

Bài học từ sự sụp đổ của Lehman Brothers

Thứ nhất, hệ thống tài chính phức tạp lại rất mỏng manh. Để Lehman Brothers phá sản được coi là sai lầm lớn nhất của chính phủ Mỹ, điều này đã gây ra phản ứng dây chuyền. Các quỹ thị trường tiền tệ hỗn loạn sau khi một quỹ lớn cơng bố đang sở hữu nhiều mĩn nợ đã trở thành vơ giá trị của Lehman Brothers. Các quỹ tài chính tại London phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư từ ngân hàng này khơng thể tiếp tục hoạt động bởi các tài khoản tại chi nhánh của Lehman Brothers tại Anh đã bị phong tỏa. Nhiều vấn đề tương tự đã xảy ra trên khắp thế giới. Hơn nữa, các thể chế tài chính bị tê liệt vì tâm lý sợ hãi. Các ngân hàng khơng cịn tin tưởng lẫn nhau, và khơng muốn cho vay lẫn nhau nữa. Hệ thống tài chính tỏ ra quá yếu kém để giải quyết khĩ khăn.

Thứ hai, sự can thiệp của chính phủ cĩ thể giữ cho khủng hoảng tài chính khơng lan rộng thành một thảm họa kinh tế như vừa qua. Đầu thập kỷ 30, nhiều tiếng nĩi cĩ trọng lượng tại Bộ Tài chính và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lên tiếng cho rằng những hy sinh trong khủng hoảng tài chính là cần thiết để cải tổ kinh tế, “loại bỏ những sâu mục ra khỏi hệ thống” như Bộ trưởng Tài chính Andrew Mellon nĩi với Tổng thống Mỹ Herbert Hoover. Cuối năm ngối, vẫn cịn một vài người lên tiếng bảo vệ luận điểm này. Tuy nhiêu, sau khi Lehman Brothers sụp đổ, khơng ai

tại Bộ Tài chính hay Fed cịn nhắc tới điều này. Quan điểm chung của mọi nhà lãnh đạo tại Mỹ cũng như trên thế giới là khủng hoảng phải được ngăn chặn bằng bất cứ giá nào.

Và cái giá phải trả là các kế hoạch cứu trợ tài chính mạo hiểm với hàng nghìn tỷ đơla cơng quỹ. Cách này rất tốn kém, hỗn độn, khơng cơng bằng, nhưng cĩ hiệu quả. “Tơi đã từ bỏ nguyên tắc thị trường tự do để cứu hệ thống thị trường tự do”, Tổng thống Mỹ George W. Bush tuyên bố vào tháng 12/2008.

Nhiệm vụ tới thời điểm này đã được thực hiện tốt. Sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ đã tránh được một cuộc Đại Suy thối thứ hai. Mặc dù đây vẫn là đợt khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới II, đã cĩ nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế khắp nơi trên thế giới đang dần hồi phục, và điều này là nhờ những quyết định của những người điều hành chính phủ.

Cũng phải nĩi đến rằng chính những quyết định của Quốc hội, của chính quyền Bush và Clinton nhiều năm trước khủng hoảng là một trong những nguyên nhân chính gây ra thảm họa. Từ chính sách nới lỏng thiếu cân nhắc trong sự quản lý hệ thống ngân hàng và tài chính phái sinh đến việc khuyến khích mua nhà quá mức. Gần như đã khơng cĩ điều gì được tiến hành để sửa chữa những sai lầm này, hoặc hạn chế bớt những hoạt động quá giới hạn của hệ thống tài chính.

Thứ ba, Chính phủ sẽ gặp rất nhiều khĩ khăn để tạo sự thay đổi nếu khơng cĩ khủng hoảng. Trong một bài phát biểu tại Wall Street, Tổng thống Obama tuyên bố rằng khơng thể để sự ổn định dẫn tới thỏa mãn. Nhưng trên thực tế, ổn định đang dẫn tới thỏa mãn, bởi vì thỏa mãn là bình thường trong tình hình ổn định. Những cải cách mà chính quyền Obama đang muốn Quốc hội Mỹ thơng qua bao gồm lập ra một Cơ quan Bảo hộ Tài chính Tiêu dùng, tăng quyền hạn của Fed với tư cánh là cơ quản quản lý rủi ro hệ thống và đưa ra một chế độ nhằm giám sát các thể chế chính trị cũng như các ngân hàng cổ phần liên hợp. Đây liệu cĩ phải là hành động đúng? Cĩ thể, nhưng hầu như khơng phải là cải tổ lớn.

Tuy nhiên, cịn cĩ một rủi ro rất lớn mà các ngân hàng đầu tư cĩ thể phải đối mặt và được xem là bài học xương máu cho tất cả những nhà kinh doanh ngân hàng đầu tư, đăc biệt là ngân hàng đầu tư “thuần”. Giả sử cĩ một ngân hàng đầu tư A, cĩ cùng mơ hình với Lehman Brothers, ngân hàng đầu tư đã tự xố sổ trên bản đồ tài chính nước Mỹ năn 2008. Nếu tổng vốn của A là 34 (trong đĩ, vốn chủ sở hữu là 1, vốn vay từ ngân hàng và phát hành trái phiếu là 33) thì tài sản tương ứng là 34. Giả sử khi giá cổ phiếu của A giảm 50% (do tác động bất lợi của thị trường) thì phần tài sản chỉ cịn 17, trong khi vốn vay quá lớn (33) đến hạn phải trả thì ngân hàng đầu tư cĩ thể mắc phải 2 rủi ro lớn. Rủi ro đầu tiên là ngân hàng đầu tư này khơng tạo được lợi nhuận kế tốn. Nhưng rủi ro lớn hơn nhiều là A khơng cĩ tiền mặt (cĩ thể mở rộng là vàng, kim cương, trái phiếu chính phủ cĩ thể mua bán ngay lập tức để tạo ra tiền mặt) và cũng khơng thể

huy động tiền mặt ngắn hạn (do khơng phải là ngân hàng thương mại), dẫn đến việc A cĩ thể sụp đổ ngay lập tức. Đĩ chính là tình cảnh của nhiều ngân hàng đầu tư Mỹ trong cơn bão tài chính năm 2008. Và bài học rút ra ở đây cho mơ hình ngân hàng đầu tư cũng là bài học cơ bản nhất, là “vay quá nhiều thì một là thắng trước, hai là thua trước”. Đây cũng chính là lý do nhiều ngân hàng đầu tư quốc tế ngày nay đang hướng đến mơ hình ngân hàng đa năng. Một vấn đề khác cũng khá quan trọng đối với ngân hàng đầu tư (mà các ngân hàng đầu tư thường ít kể ra) là câu hỏi: “Khi nào tơi cĩ thể rút khỏi các khoản đầu tư với mức lợi nhuận mong đợi?”. Với các ngân hàng đầu tư, ngồi câu hỏi nên đầu tư ở đâu, đầu tư như thế nào thì quan trọng là làm thế nào để đầu tư. Đầu tư cĩ lãi sổ sách mà khơng bán được cho ai thì cũng coi như thất bại, cho nên các ngân hàng đầu tư phải tự tìm lời giải tốt nhất cho lối thốt sau này. Và nếu một khoản đầu tư khơng được cân nhắc kỹ lưỡng thì lối thốt ấy cĩ thể sẽ mang lại nhiều rủi ro khơng thể lường trước. Nĩi về rủi ro xấu nhất, nhiều chuyên gia ngân hàng đầu tư cho rằng, mơ hình ngân hàng đầu tư Việt Nam sẽ khĩ lâm vào tình cảnh phá sản như các ngân hàng đầu tư độc lập tại Mỹ. Vì nhiều ngân hàng đầu tư tại Việt Nam, dù được xem là “pháp nhân độc lập”, nhưng vẫn phải cĩ một định chế tài chính “chống lưng” về mặt thanh khoản (vì các ngân hàng đầu tư nằm trong cơng ty chứng khốn, ngân hàng đa năng). Ngân hàng đầu tư Việt Nam rõ ràng khơng tự bơi. Tính thanh khoản của thị trường vốn Việt Nam khơng cao và nguy cơ từ việc mất thanh khoản dẫn đến phá sản sẽ khơng cao như các thị trường phát triển như Mỹ.

Song xét cho cùng hai bài học lớn nhất được rút ra từ sự sụp đổ của các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới trong thời gian vừa qua đĩ chính là chiến lược kinh doanh quá rủi ro và cách thức giải quyết khủng hoảng cịn nhiều sơ suất.

Một phần của tài liệu Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)