Hoạt động dịch vụ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM giai đoạn 2007 – 2015 (Trang 36 - 39)

Trong giai đoạn 03 năm 2003-2005, ý thức được tầm quan trọng của công tác dịch vụ nên bên cạnh việc củng cố và hoàn thiện chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM

cũng đã quan tâm đầu tư triển khai một loạt các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại như Mobilebanking, Phonebanking, Homebanking. Ngoài ra, một số các tiện ích mới cũng đã được nghiên cứu bổ sung cho thẻ ATM như yêu cầu in sao kê tài khoản, phát hành cheque,…. Với những nỗ lực đó, doanh thu từ hoạt động dịch vụ trong năm tài chính 2005 đạt 34,04 tỷ Đồng, tăng trưởng 9,6% so với năm tài chính 2004 và chiếm 5,5% tổng nguồn thu của Chi nhánh.

– Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối:

9 Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2005 là 913 triệu USD quy đổi, tăng 51% so với năm 2004, trong đó doanh số mua bán riêng loại ngoại tệ USD là 500 triệu. Xét về đối tác giao dịch ngoại hối, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM chủ yếu giao dịch với các đối tác là tổ chức kinh tế hoặc cá nhân, chưa tham gia thị trường ngoại hối liên ngân hàng. Các giao dịch hối đoái chủ yếu là giao ngay; doanh số giao dịch kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi chiếm tỷ lệ rất thấp.

Hình 2.3: Tương quan giữa doanh số giao dịch và lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ USD và ngoại tệ khác USD

0%20% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Lợi nhuận Doanh số Ngoại tệ khác USD

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM - Báo cáo tổng kết năm 2005

9 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2005 đạt 4,34 tỷ Đồng, giảm 0,67 tỷ Đồng (tương ứng 14%) so với năm 2004. Nguyên nhân chính của việc sụt giảm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối là do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam không cho phép các Chi nhánh kinh doanh trên thị trường liên

ngân hàng. Điều đáng quan tâm là trong tổng lợi nhuận từ hoạt động ngoại hối, lợi nhuận từ việc kinh doanh các ngoại tệ khác USD chiếm tỷ lệ áp đảo so với lợi nhuận có được từ kinh doanh USD.

– Dịch vụ thanh toán: thu từ dịch vụ thanh toán đạt 12,99 tỷ Đồng, giảm 3% so năm 2004; lợi nhuận hoạt động thanh toán đạt 12,62 tỷ đồng, cũng giảm 3% so năm 2004. Nguyên nhân chính của việc sụt giảm phí dịch vụ thanh toán là do chính sách miễn phí chuyển tiền giữa các tài khoản trong cùng hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

– Dịch vụ thẻ:

9 Thẻ Power: đây là sản phẩm mới cho phép người sử dụng có được đầy đủ các tiện ích như đối với thẻ ATM đồng thời có thêm được chức năng thấu chi. Do mới triển khai vào cuối năm 2005 nên đến thời điểm 31/12/2005, Chi nhánh hiện chỉ mới phát hành được 80 thẻ. Tuy nhiên, sản phẩm này được đánh giá sẽ là mũi nhọn trong năm 2006.

9 Tính đến thời điểm 31/12/2005, số lượng thẻ ATM do Chi nhánh phát hành mới trong năm đạt 16.042 thẻ, lũy kế số lượng thẻ ATM phát hành đến thời điểm này đạt 26.803 thẻ. Song song với việc phát hành thẻ, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM còn quan tâm nghiên cứu tìm kiếm địa điểm, lắp đặt và đưa vào sử dụng được 15 máy ATM trong năm 2005, nâng tổng số máy hiện hành lên 23 máy và trong đó có 09 máy họat động liên tục 24/24. Tuy vậy, so với địa bàn thì số lượng máy ATM của Chi nhánh khá khiêm tốn (23/417 máy). Nghiên cứu tình hình kinh doanh thẻ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn ta dễ dàng nhận ra được xu thế liên kết thẻ để sử dụng chung các thiết bị đầu cuối. Xu thế này vừa giúp các ngân hàng tiết kiệm được chi phí cho việc xây dựng và lắp đặt các máy rút tiền đồng thời giúp người sử dụng có thể lựa chọn các máy rút tiền thuận lợi nhất để giao dịch.

– Dịch vụ kiều hối: Năm 2005, lượng kiều hối chuyển về địa bàn TPHCM đạt gần 4 tỷ USD (chuyển qua các ngân hàng thương mại là 2,2 tỷ USD), trong đó,

riêng Ngân hàng Đông Á có doanh số chi trả kiều hối đạt gần 0,7 tỷ USD. Tuy vậy, lượng kiều hối được chuyển và chi trả thông qua Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM là con số cực nhỏ (chỉ gần 200.000 USD) mặc dù Chi nhánh đã quan tâm và đầu tư cho dịch vụ này khá lớn.

– Đánh giá chung về hoạt động dịch vụ: Mặc dù được nhìn nhận là mũi nhọn chiến lược nhưng mảng dịch vụ ngân hàng vẫn chưa có những bước tiến có ý nghĩa đối với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM. Các nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của hoạt động dịch vụ có thể kể đến như sau:

9 Chưa triệt để ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác nghiên cứu, triển khai sản phẩm dịch vụ. Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng chưa tạo được sự khác biệt, các dịch vụ tiện ích ngân hàng còn đơn điệu, vẫn là những sản phẩm truyền thống, chất lượng sản phẩm ít được đổi mới để tăng tính hấp dẫn đối với khách hàng.

9 Do cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, công tác dịch vụ mang tính hỗ trợ cho huy động vốn nên phí dịch vụ thường thu mang tính tượng trưng hoặc được miễn phí hoàn toàn.

9 Hoạt động dịch vụ vẫn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng. Dịch vụ chưa thực sự tự phát triển là một kênh thu nhập độc lập của ngân hàng.

9 Một số dịch vụ ngân hàng hiện đại như Phonebanking, Homebanking,… hoạt động không ổn định do chất lượng đường truyền kém, tính năng chưa nổi bật. Như vậy, mặc dù vẫn duy trì được vị thế dẫn đầu trong toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đồng thời cũng được đánh giá khá cao về năng lực cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM nhưng dường như vị thế cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM thiếu cơ sở vững chắc và chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM giai đoạn 2007 – 2015 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)