Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM giai đoạn 2007 – 2015 (Trang 86 - 87)

4 Phòng Giao dịch và Quỹ tiết kiệm

3.5.2.1Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát

Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại, hoạt động thanh tra giám sát của các cơ quan chức năng luôn luôn cần thiết, một mặt để đảm bảo rằng các hoạt động của ngân hàng được diễn ra một cách an toàn và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật; mặt khác hoạt động thanh tra giám sát còn được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị chiến lược trong khâu tổ chức đánh giá chiến lược. Đặc biệt hơn, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để đảm bảo được sự minh bạch, ổn định cho môi trường đầu tư cũng như để đảm bảo rằng các ngân hàng thương mại trong nước lẫn nước ngoài cùng cạnh tranh một cách bình đẳng, chúng tôi xin được đưa ra một số kiến nghị cần thiết nhằm vào các mục đích kiện toàn hoạt động thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại như sau:

– Kiện toàn, sắp xếp, đào tạo lại bộ máy tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó có hệ thống Thanh tra ngân hàng theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả, hiệu lực và đáp ứng thông lệ quốc tế.

– Phát huy hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát từ xa nhằm phát hiện và cảnh báo sớm các bất ổn đối với từng mỗi ngân hàng thương mại nói riêng và cho toàn bộ hệ thống tài chính ngân hàng nói chung. Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát tại chỗ bằng cách xây dựng các chuẩn mực trong hoạt động thanh kiểm tra, xây dựng quy trình thanh kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức tín dụng đồng thời kiên quyết xử lý các vi phạm phát hiện trong quá trình thanh tra.

3.5.2.2 Các kiến nghị khác

– Tự do hoá tài chính phải được thực hiện dựa trên một kế hoạch cụ thể và hết sức thận trọng để đảm bảo rằng các ngân hàng thương mại trong nước có đủ thời gian và cả sự chuẩn bị cần thiết nhằm ổn định hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tự do hoá tài chính không có nghĩa là chấm dứt toàn bộ các quy

định và quy chế giám sát mà ngược lại tự do hoá tài chính đòi hỏi phải có sự tăng cường về giám sát của các cơ quan quản lý đối với các hoạt động tài chính ngân hàng.

– Tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ đối ngoại như thanh toán quốc tế, bảo lãnh nước ngoài, bao thanh toán trong hoạt động ngoại thương, kinh doanh ngoại hối (đặc biệt là kinh doanh các công cụ phái sinh) nhằm tăng nhanh tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng nguồn thu của ngân hàng.

– Cung cấp các thông tin liên quan đến tình hình phát triển, các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng thương mại trong khu vực và trên thế giới để các ngân hàng thương mại trong nước nắm bắt được xu thế phát triển cũng như xác định được vị thế của mình trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

– Nghiên cứu trình Chính phủ triển khai quy chế thanh toán không dùng tiền mặt, đưa nội dung mở và sử dụng tài khoản thành quy định bắt buộc trong mọi hoạt động thanh toán, quy định mức tối đa được phép thanh toán tiền mặt, quy định các tổ chức kinh tế phải thanh toán qua ngân hàng.

– Xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật giao dịch điện tử, đảm bảo các giao dịch thanh toán điện tử của các ngân hàng thương mại được tổ chức thực hiện trong hành làng pháp lý hoàn chỉnh, an toàn.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM giai đoạn 2007 – 2015 (Trang 86 - 87)