Hoàn thiện các văn bản pháp quy điều tiết hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM giai đoạn 2007 – 2015 (Trang 83 - 86)

4 Phòng Giao dịch và Quỹ tiết kiệm

3.5.1.1Hoàn thiện các văn bản pháp quy điều tiết hoạt động ngân hàng

V loi hình t chc tín dng và phm vi hot động ca mi loi hình ngân hàng

Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, ngân hàng bao gồm các loại hình như ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác. Tuy vậy, tất cả các ngân hàng này đều không có sự khác biệt cơ bản nào trong tổ chức hoạt động và đều cùng cung cấp các loại hình sản phẩm dịch vụ như nhau. Điều này không phù hợp với thông lệ quốc tế và chắc chắn sẽ gây ra những trở ngại và hiểu lầm không cần thiết khi có sự tham gia của các ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Hơn nữa, chúng tôi cũng kiến nghị Chính phủ tách bạch hẳn chức năng quản lý cho ngân hàng nhà nước, chức năng thực hiện chính sách cho các ngân hàng hợp tác và ngân hàng chính sách và chỉ tập trung chức năng kinh doanh cho các ngân hàng thương mại.

Trong thực tế, Chính phủ vẫn dành một số ưu đãi nhất định cho các ngân hàng thương mại quốc doanh và điều này thể hiện rất rõ trong Luật các tổ chức tín dụng và một số văn bản dưới luật khác. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, với yêu cầu về sự bình đẳng, minh bạch trong chính sách, các ưu đãi này nhất thiết phải được bãi bỏ. Chính do vậy, để có thể chủ động hơn, đề nghị Chính phủ nên xây dựng lộ trình loại bỏ các ưu đãi này một cách thận trọng, có cân nhắc để không gây nên những xáo trộn không cần thiết.

V các loi hình dch v t chc tín dng được cung cp

Theo các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng được quy định tại các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam ký kết, các ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện gần như hầu hết các phân ngành dịch vụ có liên quan đến tài chính ngân hàng. Tuy vậy, đối với các tổ chức tín dụng trong nước, cho đến tận thời điểm này, một loạt các dịch vụ như môi giới tiền tệ, kinh doanh các công cụ ngoại hối phái sinh,… vẫn còn bị hạn chế bởi các giấy phép con từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Điều này hoàn toàn không bình đẳng đối với các ngân hàng thương mại trong nước. Đối với vấn đề này, chúng tôi đề nghị Chính phủ nên cho phép các ngân hàng thương mại được chủ động quyết định các loại hình dịch vụ mình cung cấp đồng thời ban hành quy chế giám sát, điều hành từ xa để hỗ trợ cảnh báo khi cần thiết.

V phm vi điu chnh ca Lut các t chc tín dng

Theo quy định hiện hành, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho các tổ chức tín dụng và cấp giấp phép hoạt động ngân hàng cho các tổ chức khác (Tiết kiệm bưu điện,…). Tuy nhiên, đến hiện nay vẫn có nhiều các tổ chức khác hoạt động chuyên doanh trong lĩnh vực ngân hàng nhưng vẫn chưa được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động và chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước như đối với các ngân hàng thương mại. Để khắc phục vấn đề này, chúng tôi kiến nghị chỉ có các ngân hàng thương mại mới được phép cung cấp toàn bộ các dịch vụ ngân hàng; các tổ chức tín dụng phi ngân

hàng bị giới hạn trong hoạt động thanh toán, không được phép huy động tiền gửi ngắn hạn,…

3.5.1.2 Xây dựng chính sách hỗ trợ các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam phát triển thành các tập đoàn tài chính-ngân hàng đa năng

Tính tất yếu của việc hình thành các tập đoàn tài chính-ngân hàng:

– Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế mà cụ thể là sự tham gia của những ngân hàng nước ngoài vào thị trường tài chính Việt Nam trong một tương lai không xa với những lợi thế vượt trội về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý.

– Sự hình thành các tập đoàn tài chính sẽ là tiền đề hỗ trợ cần thiết cho việc hình thành các tập đoàn kinh tế trong nước vươn ra thị trường thế giới.

– Tập đoàn tài chính có nhiều các ưu điểm như kiểm soát tốt rủi ro, có được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, nhờ phạm vi hoạt động,… mà một ngân hàng đơn lẻ không thể có được.

– Xu thế liên kết giữa hai lĩnh vực tài chính quan trọng là ngân hàng và bảo hiểm (Bancassurance) đang trở nên phổ biến trên thế giới. Việc xây dựng các ngân hàng thương mại quốc doanh thành những tập đoàn tài chính bao gồm cả nội dung kết hợp lĩnh vực bảo hiểm vào các ngân hàng.

Tuy vậy, để hình thành những tập đoàn tài chính, vấn đề không đơn giản là chỉ dựa vào ý muốn chủ quan của các ngân hàng mà phụ thuộc vào những điều kiện khách quan nhất định, trong đó có sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Các kiến nghị có thể được trình bày như sau:

– Cần sớm xây dựng và ban hành những quy định pháp lý liên quan đến việc tổ chức, hoạt động, thanh tra giám sát đối với tập đoàn tài chính – ngân hàng.

– Chuẩn mực hoá các bộ luật khác có liên quan đến hoạt động tài chính ngân hàng theo hướng tiến dần đến các chuẩn mực quốc tế, phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.

– Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và thông qua đó sẽ thúc đẩy luôn tiến trình cổ phần hoá các ngân hàng thương mại quốc doanh.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM giai đoạn 2007 – 2015 (Trang 83 - 86)