0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tách công tác thẩm định độc lập với công tác cho vay và quản

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN (Trang 55 -56 )

dụng

Như đã trình bày trong phần cơ sở lý luận, một trong những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng chính là đạo đức cán bộ (riêng SCB 20% nợ xấu là do nguyên nhân này). Đây là một loại rủi ro rất khó đo lường, khó kiểm soát mà hậu quả thì rất nặng nề. Nhìn lại lịch sử hoạt động của ngành ngân hàng, tuy có nhiều rủi ro gây thiệt hại cho hoạt động của ngân hàng nhưng rủi ro đạo đức cán bộ mới chính là rủi ro gây ra các vụ án thật sự nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nặng nề đến hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính tiền tệ quốc gia. Một trong những vụ án điển hình đối với ngành ngân hàng do đạo đức cán bộ đó là Tamexco và Epco – Minh Phụng.

Theo tôi, một trong những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro đạo đức cán bộ đó là tách công tác thẩm định độc lập với công tác cho vay và quản lý tín dụng. Bởi vì, khi cán bộ tín dụng vừa thẩm định, vừa trình cho vay và quản lý luôn khoản vay thì sẽ có điều kiện thuận lợi phối hợp với khách hàng vay để rút tiền ngân hàng. Khi tách chức năng thẩm định ra khỏi chức năng cho vay và quản lý tín dụng thì các bộ phận này sẽ kiểm soát lẫn nhau và sẽ hạn chế được rủi ro.

Đối với SCB, tôi đề xuất mô hình tổ chức này như sau:

Tại Hội sở chính: Phòng tín dụng và đầu tư trực tiếp nên tách thành 02 phòng

- Phòng thẩm định: chức năng chính của Phòng này là tái thẩm định các khoản vay vượt mức ủy quyền phán quyết của Sở Giao Dịch và các chi nhánh.

- Phòng quản lý tín dụng: chức năng chính của Phòng này là quản lý hoạt động tín dụng chung của toàn ngân hàng; xây dựng quy trình, quy chế cho hoạt động tín dụng; xây dựng chính sách, định hướng tín dụng.

Tại Sở Giao dịch và các chi nhánh: tách phòng tín dụng thành 02 phòng - Phòng thẩm định: chức năng chính là phân tích, thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng tại chi nhánh (kể cả các khách hàng của các phòng giao dịch trực thuộc).

- Phòng tín dụng: dựa vào kết quả thẩm định của phòng thẩm định, Phòng tín dụng sẽ đề xuất tín dụng và quản lý, theo dõi các dự án đã cho vay.

Tuy nhiên, do xuất phát từ một Ngân hàng nhỏ, quy mô hoạt động của một số chi nhánh chưa lớn nên đối với một số chi nhánh cùng địa bàn hoạt động có thể chọn ra một chi nhánh có quy mô hoạt động lớn nhất tách phòng tín dụng ra hai phòng như đề xuất trên. Phòng thẩm định của chi nhánh này làm chức năng thẩm định chung cho tất cả các chi nhánh trên cùng một địa bàn.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN (Trang 55 -56 )

×