- Cần tiếp tục xem xét điều chỉnh một số quy định cho phù hợp hơn với thực tế hoạt động của các NHTM như: Quy định về phân loại nợ (theo Quyết
định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/05 và Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN).
- Ngân hàng Nhà nước cần chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan (Bộ Tư Pháp, Bộ tài nguyên môi trường, Bộ xây dựng) ban hành Thông tư liên tịch quy định về thủ tục thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo đối với bất động sản hình thành từ vốn vay, bất động sản hình thành trong tương lai.
- Xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nước ngoài, trong đó tập trung vào cơ chế giám sát cho vay và vay bằng ngoại tệ của các NHTM để tránh rủi ro về tỷ giá, ngoại hoái kỳ hạn, qua đó có những cảnh báo sớm cho các NHTM.
- Ngân hàng Nhà nước cần có giải pháp hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các Ngân hàng. Bởi vì, áp lực cạnh tranh có thể làm cho các ngân hàng sẽ giảm thấp các tiêu chuẩn tín dụng để mở rộng kinh doanh.
- Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu giải pháp để các Ngân hàng thương mại thống nhất tẩy chai đối với các khách hàng có nợ xấu tại một tổ chức tín dụng. Điều này sẽ giúp cho các nhà đầu tư vay vốn có trách nhiệm hơn trong việc trả nợ ngân hàng và sẽ hạn chế rủi ro cho các ngân hàng khi cho vay.
- Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu để có giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin tín dụng cung cấp cho các ngân hàng thương mại vì hiện giờ các thông tin cung cấp chưa được chính xác, không cập nhật kịp thời. Mặt khác, khối lượng thông tin cung cấp chưa phong phú, đa dạng, chưa đáp ứng được yêu cầu của các Ngân hàng thương mại.
- Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc cho các nghiệp vụ phái sinh; đặc biệt là trong công tác tín dụng. Ban hành các quy định nhằm đảm bảo tính an toàn cho các NHTM hoạt động đồng thời cũng giám sát và có các cảnh báo đối với các hoạt động này.